Giới Thiệu Một Số Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten - Chennaiexp2013

La Phông Ten là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp. Dưới đây là một số truyện ngụ ngôn La Phông Ten đã rất quen thuộc với biết bao thế hệ bạn đọc.

Vài nét về nhà thơ La Phông Ten

Jean de La Fontaine (phiên âm Tiếng Việt: Giăng đờ La Phông Ten) sinh ngày 08/7/1621 và mất ngày 13/4/1695. Ông là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17.

Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên và gần gũi với những người dân thường đã khiến cho thơ văn của La Phông Ten giàu tính dân gian, giàu chất thơ và vô cùng sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài vật, cỏ cây như con cáo, con cừu, chùm nho, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái đối với người dân nghèo.

La Phông Ten sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau gồm truyện thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch. Đặc biệt, ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666 – 1694) gồm 12 quyển. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683.

Văn phong của La Phông Ten giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật với tài kể chuyện. Các tác phẩm của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp. Bên cạnh đó, truyện ngụ ngôn La Phông Ten tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng.

truyện ngụ ngôn La Phông TenGiới thiệu một số truyện ngụ ngôn La Phông Ten

Một số truyện ngụ ngôn La Phông Ten

Một số truyện ngụ ngôn của La Phông Ten nổi tiếng như: Quạ và cáo, Ve và Kiến, Chó sói và cừu non, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Thần chết và lão tiều phu, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Hội đồng chuột…

Hai con dê qua cầu

Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi được.

Dê Đen thì đi đằng này lại, còn Dê Trắng lại đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước.

Dê trắng nói với con Dê Đen:

– Để tôi qua cầu trước.

– Bạn để tôi qua trước – Con Dê Đen trả lời.

Chúng cãi nhau và chẳng con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, mâu thuẫn không được giải quyết, chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.

Kiến và Ve sầu

Ngày hè đỏ lửa, ve sầu lười biếng nằm duỗi chân dưới tán cây. Thỉnh thoảng ve sầu lại nhấm nháp một giọt mật ong thượng hạng, lim dim hưởng thụ thì bất chợt thấy bác kiến thân thể nhớp nháp mồ hôi hì hục vác một hạt gạo to tướng trên vai chậm chạp lê bước ngang qua.

Buồn miệng, ve sầu cất tiếng:

– Bác kiến ơi, trời nắng vậy mà sao bác không nghỉ tay một chút? Việc gì mà phải đày đoạ bản thân như vậy?

Nghe thấy tiếng ve sầu, bác kiến ngẩng đầu lên, giơ càng quẹt ngang lau vội một giọt mồ hôi trên trán rồi đáp:

– Bác ve đó hả? Tôi cũng muốn nghỉ lắm chứ bác, nhưng mùa đông sắp đến rồi. Nếu bây giờ không lo tích trữ dần lương thực thì mùa đông tới nhà tôi không biết sống sao nữa.

– Ha ha, bác kiến lo xa quá, giờ mới mùa hè, còn mùa thu nữa rồi mới tới mùa đông mà. Bác cứ nghỉ tay, lại đây nếm thử chút mật ong thượng hạng này, tôi dùng số lương thực ăn của 2 ngày mới đổi được giọt mật này đó.

– Cảm ơn bác, mấy thứ cao cấp đó không hợp với tôi đâu. Tôi làm việc đây!

Thấy thế ve sầu chép miệng, khẽ lắc đầu rồi tự nhủ: “Bác kiến này rõ là lẩm cẩm, hè mà không lo vui chơi, sống cực như vậy thì sống làm gì!”. Thế rồi, ve lại lại lười nhác nằm xuống, lim dim hưởng thụ ánh nắng ấm áp của ngày hè.

Thời gian thoi đưa, thu qua rồi đông tới, thoáng chốc ánh nắng bảy màu rực rỡ của ngày hè đã bị những hạt tuyết màu trắng sữa xua đi, và gió lạnh đang thổi tới.

Chậm chạp lê bước trên mặt đất xác xơ không một ngọn cỏ, bộ dạng tiều tuỵ vì đói ăn của ve sầu run lên từng chập.

“Đói quá, giá như lúc này có chút gì để nhấm nháp nhỉ?” – Ve sầu hà hơi, cố sưởi ấm hai bàn tay giá lạnh. Bất chợt, ve sầu bị thu hút bởi một ánh sáng hắt ra từ một nếp nhà thanh nhã bên đường. Liếc mắt qua khe cửa, ve ta chợt nhận ra trong đó một gương mặt quen thuộc: Bác kiến!

Lúc này cả nhà kiến đang quay quần bên bếp lửa ấm, thức ăn nóng sốt đã dọn sẵn đầy đủ trên bàn. Bất giác, ve sầu chợt thấy chạnh lòng, chép miệng than: “Biết vậy mình đã tích trữ lương thực từ mùa hè. Biết vậy mình đã không đổi lương thực lấy mấy giọt mật thượng hạng đó!”.

Chó sói và cừu

Một con chó sói bất chợt nhìn thấy một con cừu non lạc đàn và nó chợt cảm thấy ăn năn về việc cướp đi sinh mạng của một sinh vật không được bảo vệ mà không có lí do chính đáng nào cả. Vì thế nó tìm mọi cách biện minh cho việc này và cuối cùng nói rằng:

– Này nhóc, năm ngoái mi đã xúc phạm ta nặng nề.

– Không thể như thế được thưa ngài!

Chú cừu non kêu be be.

– Năm ngoái tôi còn chưa sinh ra mà.

Chó sói lại vặn vẹo:

– Mi đã ăn cỏ trên cánh đồng của ta.

– Điều đó thật vô lý vì tôi chưa bao giờ nếm mùi cỏ cả??

Chú cừu trả lời.

– Mi đã uống nước suối trong của ta

Chó sói lại tiếp tục nói.

– Thực sự tôi chưa từng uống một thứ gì khác ngoài sữa của mẹ tôi thưa ngài!

Chú cừu tội nghiệp nói.

– Dù gì đi nữa…

Chó sói nói.

– Ta sẽ không đi khi chưa ăn tối đâu.

Rồi nó lao vào con cừu và nhai ngấu nghiến.

truyện ngụ ngôn La Phông TenGiới thiệu một số truyện ngụ ngôn La Phông Ten

Con Cáo và chùm nho

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép.

– Ái chà chà, ngon quá đi mất!

Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được.

– Nào! Cố lên nào. Cố lên!

Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.

– Một, hai, ba. Nhảy nào…

Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình:

– Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!

Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo tự đắc:

– Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên.

– Hai, ba. Nhảy nào!

Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

– Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả.

Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Con quạ thông minh

Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.

Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.

Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào.

Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.

Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.

Tổng hợp

Rate this post

Continue Reading

Previous Tìm hiểu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Rùa và thỏNext Học cao đẳng Điều dưỡng chính quy tại TP HCM

Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn La Phông Ten