52 Bài Toán Về Cặp đại Lượng Vuông Pha – Công Thức độc Lập Thời Gian
Có thể bạn quan tâm
52 BÀI TOÁN VỀ CẶP ĐẠI LƯỢNG VUÔNG PHA – CÔNG THỨC ĐỘC LẬP THỜI GIAN
Câu 1: Trong dao động điều hoà, ly độ biến đổi
A. cùng pha với vận tốc. B. trễ pha 900 so với vận tốc.
C. vuông pha với gia tốc. D. cùng pha với gia tốc.
Câu 2: Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi
A. ngược pha với gia tốc. B. cùng pha với ly độ.
C. ngược pha với gia tốc. D. sớm pha 900 so với ly độ.
Câu 3: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với vận tốc. B. sớm pha 900 so với vận tốc.
C. ngược pha với vận tốc. D. trễ pha 900 so với vận tốc.
Câu 4: Đồ thị quan hệ giữa ly độ, vận tốc, gia tốc với thời gian là đường
A. thẳng B. elip
C. parabol D. hình sin
Câu 5: Đồ thị quan hệ giữa ly độ và vận tốc là đường
A. thẳng B. elip
C. parabol D. hình sin
Câu 6: Đồ thị quan hệ giữa vận tốc và gia tốc là đường
A. thẳng B. elip
C. parabol D. hình sin
Câu 7: Đồ thị quan hệ giữa ly độ và gia tốc là
A. đoạn thẳng qua gốc tọa độ B. đường hình sin
C. đường elip D. đường thẳng qua gốc tọa độ
Câu 8: Cho vật dao động điều hòa. Gọi v là tốc độ dao động tức thời, vm là tốc độ dao động cực đại; a là gia tốc tức thời, am là gia tốc cực đại. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A. \(\frac{{{v^{}}}}{{v_m^{}}} + \frac{{{a^{}}}}{{a_m^{}}} = 1\) B. \(\frac{{{v^2}}}{{v_m^2}} + \frac{{{a^2}}}{{a_m^2}} = 1\)
C. \(\frac{{{v^{}}}}{{v_m^{}}} + \frac{{{a^{}}}}{{a_m^{}}} = 2\) D. \(\frac{{{v^2}}}{{v_m^2}} + \frac{{{a^2}}}{{a_m^2}} = 2\)
Câu 9: Một vật dao điều hòa với ly độ cực đại là X, tốc độ cực đại là V. Khi ly độ là x thì tốc độ là v. Biểu thức nào sau đây là đúng
A. \(\frac{{{x^2}}}{{{X^2}}} + \frac{{{v^2}}}{{{V^2}}} = 1\) B. \(\frac{x}{X} + \frac{v}{V} = 2\)
C. \(\frac{{{x^2}}}{{{X^2}}} + \frac{{{v^2}}}{{{V^2}}} = 2\) D. \(\frac{x}{X} + \frac{v}{V} = 1\)
Câu 10: Cho vật dao động điều hòa. Gọi x là ly độ dao động tức thời, xm là biên độ dao động; a là gia tốc tức thời, am là gia tốc cực đại. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A. \(\frac{{{x^2}}}{{x_m^2}} + \frac{{{a^2}}}{{a_m^2}} = 1\) B. \(\frac{{{x^{}}}}{{x_m^{}}} + \frac{{{a^{}}}}{{a_m^{}}} = 1\)
C. \(\frac{a}{x}\,\,{\rm{ = }}\,\,{\rm{const}}\) D. \(a.x\,\,{\rm{ = }}\,\,{\rm{const}}\)
Câu 11: Chất điểm dao động điều hòa với biên độ \(10\sqrt 5 \,cm\) . Ban đầu, chất điểm có ly độ là x0 thì tốc độ của chất điểm là v0. Khi ly độ của chất điểm là 0,5x0 thì tốc độ của chất điểm là 2v0. Ly độ x0 bằng
A. \(5\sqrt 5 \,cm\) B. 10cm
C. \(15\sqrt 5 \,cm\) D. 20cm
Câu 12: Một chất điểm dao động điều hòa. Khi tốc độ dao động là 2cm/s thì độ lớn gia tốc là a. Khi tốc độ dao động là 8cm/s thì độ lớn gia tốc là a/4. Tốc độ dao động cực đại của chất điểm là
A. \(4\sqrt {5} \) cm/s B. \(2\sqrt {17} \) cm/s C. \(3\sqrt {6} \)cm/s D. \(4\sqrt {13} \)cm/s
Câu 13: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tốc độ cực đại là V. Khi ly độ \(x = \pm \frac{A}{2}\) thì vận tốc v được tính bằng biểu thức
A. \(v = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}V\) B. \(v = \pm \frac{1}{2}V\)
C. \(v = \frac{{\sqrt 3 }}{2}V\) D. \(v = \frac{1}{2}V\)
Câu 14: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tốc độ cực đại là V. Khi ly độ \(x = \pm \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\) thì vận tốc v được tính bằng biểu thức
A. \(v = \pm \frac{{\sqrt 2 }}{2}V\) B. \(v = \pm \frac{1}{2}V\)
C. \(v = \frac{1}{2}V\) D. \(v = \frac{{\sqrt 2 }}{2}V\)
Câu 15: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tốc độ cực đại là V. Khi ly độ \(x = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}A\) thì vận tốc v được tính bằng biểu thức
A. \(v = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}V\) B. \(v = \pm \frac{1}{2}V\)
C. \(v = \frac{{\sqrt 3 }}{2}V\) D. \(v = \frac{1}{2}V\)
Câu 16: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tốc độ cực đại là V. Khi tốc độ \(v = \frac{1}{2}V\) thì ly độ x được tính bằng biểu thức
A. \(x = \pm \sqrt {\frac{3}{2}} A\) B. \(x = \pm \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\)
C. \(x = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}A\) D. \(x = \pm \frac{1}{2}A\)
Câu 17: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, gia tốc cực đại là am. Tại một thời điểm, ly độ là x và gia tốc là a. Kết luận nào sau đây là không đúng:
A. Khi \(x = \pm \frac{1}{2}A\) thì \(a = \pm \frac{1}{2}{a_m}\) B. Khi \(x = \pm \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\) thì \(a = \pm \frac{{\sqrt 2 }}{2}{a_m}\)
C. Khi \(a = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}{a_m}\) thì \(x = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}A\) D. Khi \(x = \pm A\) thì a=0
Câu 18: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm, tốc độ cực đại là 20 cm/s. Khi ly độ là 5 cm thì vận tốc bằng
A. \(\pm 10\sqrt 3 \,\,cm/s\) B. \( \pm 10\,\,cm/s\)
C. \( 10\,\,cm/s\) D. \(10\sqrt 3 \,\,cm/s\)
Câu 19: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 20 cm, tốc độ cực đại là \(10\sqrt 2 \,\,cm/s\) . Khi vận tốc là \( 10\,\,cm/s\) thì ly độ bằng
A. \(10\sqrt 2 \,\,cm/s\) B. \(10\sqrt 3 \,\,cm/s\)
C. \( \pm 10\sqrt 2 \,\,cm\) D. 10 cm
Câu 20: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm, tốc độ cực đại là \(30\,\,cm/s\). Khi vận tốc là thì ly độ bằng
A. \( 5\sqrt 3 \,\,cm\) B. \( \pm 5\sqrt 3 \,\,cm\)
C. -5 cm D. 5 cm
Câu 21: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm, gia tốc cực đại là \(8\,\,m/{s^2}\) . Khi gia tốc là \(-4\,\,m/{s^2}\) thì ly độ bằng
A. -5 cm B. 5 cm
C. \( 5\sqrt 3 \,\,cm\) D. \( \pm 5\sqrt 3 \,\,cm\)
Câu 22: Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm, gia tốc cực đại là \(8\,\,m/{s^2}\) . Khi gia tốc là \(4\sqrt 3 \,\,m/{s^2}\) thì ly độ bằng
A. -5 cm B. 5 cm
C. \( - 5\sqrt 3 \,\,cm\) D. \( 5\sqrt 3 \,\,cm\)
Câu 23: Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc w và biên độ A. Gọi x là ly độ; v là tốc độ tức thời. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A. \(A = v + \frac{x}{\omega }\) B. \(A = x + \frac{v}{\omega }\)
C. \({A^2} = {v^2} + \frac{{{x^2}}}{{\omega _{}^2}}\) D. \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{\omega _{}^2}}\)
Câu 24: Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc w. Gọi v là tốc độ tức thời; a là gia tốc tức thời; V tốc độ cực đại. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A. \((V - v)\omega = a\) B. \(({V^2} - {v^2}){\omega ^2} = {a^2}\)
C. \(({V^2} + {v^2}){\omega ^2} = {a^2}\) D. \((V + v)\omega = a\)
Câu 25: Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc 10 rad/s và biên độ A. Khi ly độ là 3 cm thì vận tốc là 40 cm/s. Biên độ A bằng:
A. 5 cm B. 25 cm
C. 10 cm D. 50 cm
Câu 26: Ly độ và tốc độ của một vật động điều hòa liên hệ với nhau theo biểu thức \({10^3}{x^2} = {10^5} - {v^2}\)Trong đó x và v lần lượt tính theo đơn vị cm và cm/s. Lấy π2 = 10. Khi gia tốc của vật là 50 m/s2 thì tốc độ của vật là
A. cm/s B. \(50{\rm{\pi }}\sqrt 3 \) cm/s
C. 0 D. 100π cm/s
Câu 27*: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5cm, ở thời điểm \(t + \frac{T}{4}\) vật có tốc độ 50cm/s. Chu kỳ T bằng
A. \(\frac{1}{5}\,\,s\) B. \(\frac{\pi }{10}\,\,s\)
C. \(\frac{1}{15}\,\,s\) D. \(\frac{\pi }{5}\,\,s\)
Câu 28*: Cho 3 vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 5 cm, với tần số lần lượt là f1, f2 và f3. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ và vận tốc của các vật liên hệ với nhau bằng biểu thức \(\frac{{{x_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{x_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{{x_3}}}{{{v_3}}}\) . Tại thời điểm t, các vật cách vị trí cân bằng của chúng những đoạn lần lượt là 3 cm, 2 cm và x0. Giá trị của x0 gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 2 cm B. 1 cm
C. 3 cm D. 4 cm
Câu 29: Một vật dao động điều hòa. Khi ly độ của vật là x1 thì vận tốc của vật là v1, khi ly độ của vật là x2 thì vận tốc của vật là v2. Tần số dao động là
A. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{x_1^2 - x_2^2}}{{v_2^2 - v_1^2}}} \) B. \(f = \sqrt {\frac{{x_1^2 - x_2^2}}{{v_2^2 - v_1^2}}} \)
C. \(f = \sqrt {\frac{{v_2^2 - v_1^2}}{{x_1^2 - x_2^2}}} \) D. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{v_2^2 - v_1^2}}{{x_1^2 - x_2^2}}} \)
...
---Để xem tiếp câu 30-52 trong Chuyên đề 52 Bài toán về cặp đại lượng vuông pha – Công thức độc lập thời gian, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 52 Bài toán về cặp đại lượng vuông pha – Công thức độc lập thời gian có đáp án năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Tổng hợp chuyên đề lý thuyết Dao động cơ học 2018
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !
Từ khóa » Tính Chất Vuông Pha
-
Công Thức Hệ Thức Vuông Pha Giữa Các đại Lượng - Vật Lý 12
-
Hệ Thức Vuông Pha
-
Phương Pháp Giải Nhanh Các Bài Toán Vuông Pha Trong Chương Trình ...
-
Hệ Thức Vuông Pha Giữa Các đại Lượng Là Gì ? - Vật Lý 24/7
-
Hệ Thức Vuông Pha Giữa Các đại Lượng Là Gì ? - Vật Lý 24/7
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Về Công Thức độc Lập Thời Gian Vật Lý 12
-
Lý Thuyết Về Dao động điều Hoà, Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 12 - Baitap123
-
Bài Toán Về 2 Dao động. Tổng Hợp Dao động - Baitap123
-
Hai đoạn Mạch Cùng Pha, Vuông Pha, Lệch Pha - Hoc24
-
Tổng Hợp Dao động
-
[PDF] CHUYÊN ĐỀ: ĐỒ THỊ DAO ĐỘNG CỦA CÁC HÀM ĐIỀU HÒA