53 Bệnh Lý Là Nguyên Nhân Khiến Cho Chó Bị Nôn Mửa - Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Chó bị nôn là một triệu chứng và biểu hiện của vô số các loại bệnh mà chó sẽ gặp phải. Chó nhà bạn đang gặp vấn đề? Hãy tham khảo ngay những bệnh có liên quan đến việc chó bị nôn mà Pet Mart tổng hợp dưới đây, sau đó bạn sẽ có những các chữa chó bị nôn phù hợp nhất.
MỤC LỤC ẩn 1. Chó bị nôn mửa do ăn quá nhanh 2. Chó bị nôn mửa là do hóc xương 3. Chó bị nôn mửa là do biểu hiện của nhiều bệnh lý 3.1. Viêm dạ dày và cả bộ máy tiêu hoá 3.2. Có ngoại vật ở dạ dày, cổ họng hay ống tiêu hoá 3.3. Rối loạn thần kinh ở trung khu nôn 3.4. Trúng độc 3.5. Liệt do ve đốt 3.6. Viêm gan do nhiễm khuẩn 3.7. Bệnh do xoắn khuẩn 3.8. Viêm thận 3.9. Apxe thận hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu 3.10. Viêm não, tuỷ dạng hạt 3.11. Viêm tử cung và nhiễm khuẩn đường sinh dục 3.12. Viêm nhiễm ở bất kỳ một cơ quan chính nào trong cơ thể 3.13. Ăn phải phân của súc vật 3.14. Ốm do vận chuyển 3.15. Ăn phải chất kích thích 3.16. Ăn phải lông, da 3.17. Nhạy cảm với thuốc 3.18. Ung thư dạ dầy 3.19. Thiếu vitamin B1 3.20. Thiếu axit Niconitic 3.21. Bị rắn cắn 3.22. Viêm tụy 3.23. Nhiễm khuẩn 3.24. Nhiễm Histoplasma 3.25. Bệnh lao 3.26. Nhiễm Salmonella 3.27. Viêm phổi 3.28. Hạ gluco huyết (chứng xeton huyết) 3.29. Viêm vú 3.30. Bệnh do Monilia (hay gọi là bệnh Candidia hay “Thrush”) 3.31. Bệnh do vi sinh vật Norcardia gây ra 3.32. Viêm phế quản 3.33. Cổ trướng 3.34. Sỏi (sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu) 3.35. Đái tháo đường 3.36. Viêm amidan, có khối u hay những tổn thương khác ở khu vực họng 3.37. Nhiễm Spirocerca lupi (giun dạ dầy) 3.38. Nhiễm lê dạng trùng 3.39. Cơ thực quản mất khả năng giãn và chứng co thắt tâm vị 3.40. Co thắt môn vị và chứng hẹp môn vị 3.41. Dị tật vòng mạch một cách dai dẳng 3.42. Có túi thừa ở thực quản 3.43. Viêm thực quản 3.44. Tắc dạ dày, ruột 3.45. Viêm phúc mạc 3.46. Thiểu năng vỏ tuyến thượng thận (bệnh addison) 3.47. Dùng thuốc quá liều 3.48. Nôn do tâm thần 3.49. Sun (chuyển hướng) hệ thống quãng cửa 3.50. Tai giữa bị nhiễm khuẩn 3.51. Bệnh nhược cơ năng 3.52. Thiếu vitamin B3 (Niacin, Nicotrenic axit) 3.53. Nhiễm Parvovirus ở chó con 3.54. Bệnh nấm tảo 3.55. Do thiếu kẽm 3.56. Viêm tuyến tiền liệt 4. Chẩn đoán cho chó bị nôn 5. Điều trị cho chó bị nôn mửaChó bị nôn mửa do ăn quá nhanh
Có nhiều chú chó được gọi là “kẻ tham ăn”, sức ăn của chúng rất lớn. Chó không hiểu được phải ăn chậm nhai kỹ, do đó chúng thường nuốt chửng thức ăn. Kết quả của việc ăn như hổ đói tất nhiên là chướng bụng, khó tiêu. Dạ dày sẽ co bóp mạnh khiến chó bị nôn ra thức ăn ngay sau khi ăn xong.
Lúc này người nuôi không cần quá lo lắng. Chú chó của bạn sẽ nôn một phần thức ăn vừa ăn. Nếu không muốn chó ăn lại những thức ăn đó, bạn phải lau dọn sạch ngay lập tức. Sau khoảng vài giờ, chó cưng tiêu hóa hết những thứ vừa ăn xong sẽ không có vấn đề gì nữa. Hoặc có thể cho chó uống một ít men tiêu hóa có lợi cho đường ruột.
Chó bị nôn mửa là do hóc xương
Khi chú chó của bạn không cẩn thận bị hóc xương cá, xương gà, chúng sẽ bị nôn mửa. Lúc này chúng sẽ có biểu hiện không thoải mái, dùng móng cào miệng và răng. Mục đích là để nôn ra những dị vật khiến chúng khó chịu.
Nếu cún cưng không may bị hóc xương thật, người nuôi không nên tự cho tay vào miệng chúng để nhổ xương ra. Bạn nên đưa chúng đến bệnh viện ngay, nhờ bác sĩ thú y can thiệp và giúp đỡ. Đồng thời, cũng phải kiểm tra xem cổ họng, dạ dày của chúng có còn xương cá, xương gà hay không. Sau đó mới tiến hành chữa trị.
Chó bị nôn mửa là do biểu hiện của nhiều bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân khiến chó cưng bị nôn ở trên, một số bệnh ở chó như sài chó, bệnh dại, ngộ độc thực phẩm,… cũng đều dẫn đến tình trạng chó nôn mửa. Người nuôi chó nếu thấy ngoài nôn mửa còn có những triệu chứng bệnh khác như động kinh, chảy nước mũi, chó bị nôn ra máu, nôn ra bọt trắng, cắn lung tung,… có nghĩa là chúng đang mắc bệnh.
Lúc này phải ngay lập tức khống chế chú chó của bạn. Sau đó đưa nó đến bệnh viện chữa trị. Không được cố ý kéo dài thời gian hoặc tự chữa ở nhà, tạo thành kết quả không thể cứu vãn. Dưới đây là các triệu chứng chó bị nôn đi kèm với bệnh lý mà bạn nên tham khảo:
Viêm dạ dày và cả bộ máy tiêu hoá
Con vật sau khi ăn hoặc uống nước thì bị nôn ngay lập tức. Khi ấn lên vùng dạ dày con vật có phản xạ. Bụng trũng xuống, bề mặt của bụng lạnh và kéo căng ra. Sau khi chó bị nôn xong, bạn phải xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp. Đầu tiên cần quan sát cẩn thận những thứ mà chú chó của bạn nôn ra.
Nếu là nước màu vàng có bọt, còn có mùi, vậy có khả năng chú chó đã mắc phải viêm dạ dày. Đối với dấu hiệu như vậy, nên lập tức dừng cho ăn để quan sát. Bạn có thể cho chó cưng uống một lượng nước vừa phải. Viêm dạ dày không phải một bệnh nhỏ, phụ huynh chỉ cần đưa cún cưng đến gặp bác sĩ thú y để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Trước đó con vật có dùng Aspirin hay kim loại nặng hoặc các loại thuốc chống viêm nhiễm, urê huyết mãn tính, thiếu máu – ăn kém – cơ thể bị trụy – chết. Nên dùng dụng cụ soi để soi dạ dày. Khi chó bị nôn lâu, kéo dài – có phản xạ đau khi sờ nắn.
Có ngoại vật ở dạ dày, cổ họng hay ống tiêu hoá
Chó bị nôn kéo dài có thể có máu, bụng đau. Khi chụp X quang thấy có ngại vật, yếu ớt, sốc.
Rối loạn thần kinh ở trung khu nôn
Chó bị nôn kéo dài – do dùng thuốc giảm đau ở dạ dầy không thấy đỡ. Khi não bị tổn thương do có khối u ở trung khu nôn hoặc do tai giữa và tai trong bị ảnh hưởng đều có thể dẫn đến nôn.
Trúng độc
Mắt và mũi chảy ra chất dịch – con vật bị liệt – run rẩy – miệng sùi bọt và sủa không ngừng. Co giật – động kinh – đau bụng – nôn – ỉa chảy (có thể như màu màu). Con vật có dấu hiệu thờ ơ, lơ đãng – hốc hác – mù – tính tình thay đổi – dạ dày và ruột non bị viêm. Có trường hợp chết đột ngột – ta có thể chẩn đoán chắc chắn bằng cách phân tích.
Hoặc trước đó con vật ăn hoặc uống phải phopho hữu cơ (Lucijet, Fench lorphos, Task, Ectoral, Diazonone, Atgard). Hoặc một trong các loại photphat hữu cơ được dùng làm thuốc trừ sâu,… Con vật ỉa chảy, bị nôn – run rẩy – chảy nước bọt – bị co thắt – bị kiết lị có chất như kiểu đông nhầy. Còn đồng tử co lại thành điểm, cơ co cứng lại thành từng cục.
Con chó bị nôn cùng với những triệu chứng đặc trưng do từng loại chất độc. Chó bị nôn – suy nhược nặng – có dấu hiệu trúng độc nói chung.
Liệt do ve đốt
Tiếng sủa thay đổi, chó bị nôn rồi liệt dần dần. Lúc đầu hai chân yếu sau đó đến hai chân trước rồi đến cổ, liệt dần đến cơ hô hấp. Dẫn đến việc con vật chết. Khi thân nhiệt giảm, khó nuốt, mắt chảy ra dịch mủ, giác mạc khô thì có vài trường hợp chết rất nhanh.
Viêm gan do nhiễm khuẩn
Con vật sốt cao, rồi suy nhược, bị viêm kết mạc, miệng viêm, hạch amidan sưng. Trong các trường hợp cấp tính con vật chết đột ngột, bụng đau sờ vào vùng gan có phản ứng đau. Chó bị nôn, tiêu chảy rồi cơ thể bị ho. Đây là một trong ba trường hợp bị bệnh giác mạc bị mờ – hoàng đản – gan sưng, vàng, có đốm – túi mật bị phù – cổ trướng xuất huyết – viêm ruột (có thể chảy máu).
Chó bị nôn, thường có màu như màu dịch mật. Đôi khi có dấu hiệu hoàng đản – rối loạn tiêu hoá nặng – gan sưng. Sờ vào có phản ứng đau.
Bệnh do xoắn khuẩn
Có thể chết đột ngột – thân nhiệt khác nhau tuỳ lúc – mắt trũng – đau dùng thắt lưng – hơi thở mùi hôi thối – răng có bựa màu đỏ – miệng, lưỡi, lợi bị thối loét (lưỡi đen) – chảy nhiều nước bọt, màu nâu, mùi ngọt gây chó bị nôn – lưỡi tróc ra từng mảng – có liên quan đến dạ dày, ruột – ỉa chảy mùi hôi thối.
Viêm thận
Các dấu hiệu lúc đầu là âm ỉ nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột – chó bị nôn từng cơn – khát nước – mệt lả – urê huyết – co giật – chết – yếu ớt – có phản xạ tránh né khi sờ lên vùng thắt lưng – bề mặt thận ráp – mặt lộ vẻ lo lắng – ỉa chảy từng cơn – yếu ớt – ngủ lơ mơ – có mùi nước tiểu – miệng và lưỡi bị thốt loét – răng chuyển thành màu nâu – eczema (chàm da). Phân tích nước tiểu thấy có albumin, trụ niệu già nhanh. Đôi khi (hiếm) có các trường hợp cấp tính thấy có máu trong nước tiểu.
Apxe thận hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu
chó bị nôn – sốt – albumin niệu hay các dấu hiệu thay đổi khác trong nước tiểu như (tế bào thượng bì thận, mủ, trụ niệu).
Viêm não, tuỷ dạng hạt
Đây là bệnh gây ra do ấu trùng của Angiostrongylus cantonensis gây ra – con vật liệt dần dần – mất khả năng điều hoà vận động của cơ ở phần sau cơ thể – liệt bàng quang – liệt đuôi – đại tiện khó khăn. Chó bị nôn – bị chứng tăng cảm đau – đại tiện mất chủ động – lúc đầu là bí tiểu sau đó cũng mất khả năng chủ động.
Viêm tử cung và nhiễm khuẩn đường sinh dục
Con chó bị nôn – từ âm hộ có dịch chảy ra – sốt – có thể kiểm tra bằng cách sờ nắn.
Viêm nhiễm ở bất kỳ một cơ quan chính nào trong cơ thể
Ta có thể dựa vào triệu chứng lúc sờ nắn và các dấu hiệu trước đó.
Ăn phải phân của súc vật
Con chó bị nôn ra phân (thường do chó ăn phân của ngựa hoặc của gia cầm).
Ốm do vận chuyển
Gặp khi con vật trên đường vận chuyển (do bị Stress hay cảm nắng, cảm nóng)
Ăn phải chất kích thích
Chó bị nôn – ta nên kiểm tra thức ăn mà con vật ăn phải. Ví dụ khi chó ăn cỏ. Chó bị nôn ra có bọt bao gồm cả cỏ – đây là thói quen bẩm sinh của tất cả các loài chó.
Ăn phải lông, da
Con chó bị nôn sau khi ăn phải thức ăn có lông và da (hay gặp ở mèo du chúng có thói quen ăn toàn bộ con chuột).
Nhạy cảm với thuốc
Con vật nôn – trước đó con vật được cho dùng các loại thuốc phức hợp.
Ung thư dạ dầy
Không phổ biến hay ít gặp – con chó bị nôn – suy yếu – không ăn hoặc ăn linh tinh – ta có thể chắc chắn bằng cách chụp X quang hoặc nội soi dạ dầy – sau khi chết mổ khám thấy có caximon, ung thư tuyến – dạ dầy giống như “một bình bằng da” hoặc có cấu trúc u – có tổn thương dạng polip.
Thiếu vitamin B1
Nguyên nhân là do khẩu phần thức ăn. Con vật hốc hác – yếu ớt – táo bón – liệt – co giật – cơ bị co cứng – nôn – điều trị bằng vitamin B1.
Thiếu axit Niconitic
Chó bị nôn – chán ăn – yếu ớt – thần kinh co giật – niêm mạc miệng màu đỏ. Có hiện tượng thối loét và hoại tử (lưỡi đen). Nước bọt chảy ra nhiều, màu nâu, có mùi ngọt gây buồn nôn. Lưỡi tróc ra từng mảng – có liên quan đến dạ dầy, ruột – ỉa chảy mùi hôi thối.
Bị rắn cắn
Dấu hiệu khác nhau tuỳ loại rắn. Hiện tượng là con vật suy nhược – yếu cơ. Cơ thể bị liệt mềm nhũn – liệt tứ chi – đồng tử giãn. Chó bị nôn – miệng chảy nước bọt – thở nhanh, khó và không thở được – thân nhiệt lúc tăng, lúc giảm. Phần lớn các trường hợp bị mất phản xạ với ánh sáng, một vài trường hợp có phản xạ nhưng chậm.
Chỉ một số ít là còn duy trì được phản xạ. Một số ít có hiện tượng xanh tím ở niêm mạc. Và một số ít hơn nữa là hiện tượng ỉa chảy. Con vật chết theo nhiều kiểu khác nhau tuỳ thuộc từng loại rắn cắn. Số lượng nọc độc và vị trí cắn ví dụ như nọc độc của rắn hổ mang vào mạch máu thì gần như chết tức khắc. Còn độc của rắn đem vào mô mỡ hay mô liên kết thì con vật có thể chết sau vài ngày. Có thể điều trị bằng huyết thanh chống nọc độc của rắn.
Viêm tụy
Con vật hao gầy – sinh trưởng phát triển chậm. Phân có những chỗ giống như đất sét, chó bị nôn – suy nhược – cơ thể có cảm giác khó chịu. Trong các trường hợp cấp tính con vật bị đau bụng, vùng bụng rất nhạy cảm. Dẫn đến con vật sốc.
Nhiễm khuẩn
Thân nhiệt 40,6 – 41,10C. Mắt và mũi chảy ra nhiều chất dịch màu vàng, ho ,ỉa chảy, viêm amidan (không nghiêm trọng như ở viêm gan). Mắt đỏ – bỏ ăn – ôn – gan bàn chân và mũi cứng. Ở thời kỳ cuối con vật bị co giật. Mà co giật cơ thái dương là triệu chứng điển hình nhất (không phải lúc nào cũng xảy ra) liệt, viêm dạ dày, ruột và phổi.
Nhiễm Histoplasma
Đây là bệnh ít gặp – con vật ỉa chảy – cơ thể suy yếu – nôn – ho – sốt không theo quy luật – hoàn đản – gan và lách sưng – đôi khi bị viêm phổi.
Bệnh lao
Bệnh này ít gặp. hHiện tượng con vật ho, mắt và mũi có chất dịch chảy ra. Gan, phúc mạc, màng phổi, ngoại tâm mạc và tim có những u hạt nhiều thịt màu trắng hồng. Con chó bị nôn thì hao mòn, hạch lympho sưng, ăn kém. Con vật ở trong trạng thái khó chịu, khó ở, ốm yếu. Kiểm tra chất dịch thấy có vi sinh vật gây bệnh.
Nhiễm Salmonella
Con vật ỉa chảy – chó bị nôn- suy nhược, gầy còm dần
Viêm phổi
Thân nhiệt tăng – khó thở – ho – mắt và mũi chảy ra dịch mủ – nôn – kiểm tra chất dịch chảy ra có vi sinh vật gây bệnh. Ho – không thở được – ốm nặng – hốc hác – ỉa chảy – cổ trướng – nôn. Kiểm tra phát hiện thấy các dạng nấm như Blastomyces, Histoplasma, Aspergillus và Crytococcus.
Hạ gluco huyết (chứng xeton huyết)
Tử cung có dấu hiệu trơ, trì trệ – con vật dáng đi cứng, giật cục – cơ thể bị co thắt – co giật – nôn – có những lúc co giật mạnh những cơn co giật – thân nhiệt lên tới 41,1oC hoặc cao hơn nữa – tim đập rất mạnh – có thể điều trị bằng dung dịch glucoza hay gluco canxi ưu trương – kiểm tra xeton trong nước tiểu cho kết quả dương tính – hơi thở có mùi axeton – chủ yếu xảy ra vào một tuần trước đến một tuần sau khi đẻ.
Viêm vú
Con vật bị sốt – hạch sưng, cứng – sữa có cục máu đông hoặc có dấu hiệu thay đổi – con mẹ bỏ ăn – có thể bỏ con – ốm nặng (có thể).
Bệnh do Monilia (hay gọi là bệnh Candidia hay “Thrush”)
Niêm mạc miệng màu trắng vàng – ỉa chảy – ruột, dạ dày có sự thay đổi – nuôi cấy trên môi trường thạch Sabouraud và kiểm tra trên kính hiển vi thấy có Candida albicans – trước đó con vật có sử dụng thuốc kháng sinh.
Bệnh do vi sinh vật Norcardia gây ra
Dạng toàn thân có sự khác nhau. Đầu tiên màng phổi có u hạt, con vật yếu dần, hốc hác, viêm ngoại tâm mạc, viêm màng phổi, trong phổi có mủ mùi hôi thối. Ở bất kỳ cơ quan nội tạng nào trong cơ thể đều có ổ apxe gây nhiễm mủ huyết. sau đó viêm phúc mạc – viêm phổi – viêm ruột – ho mãn tính – viêm xương, tuỷ – ốm cấp tính – yếu ớt – liệt – ở tim, gan, hạch lâm ba, phổi, thận có những hạt màu trắng giống như hạt kê.
Dạng u có những khối u lớn ở 4 chân. Đôi khi là bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
Viêm phế quản
Chó bị viêm phế quản sẽ có biểu hiện xoang mũi chảy ra chất dịch mủ nhầy – con vật ho – lây lan nhanh từ con này sang con khác – sốt nhẹ – thỉnh thoảng nôn ra chất có bọt – ho rát, ít đờm – nghe phổi có tiếng thô (nghe vùng khí quản, phế quản) – có thể kế phát thành viêm phổi dịch rỉ viêm.
Con vật ho – sốt – suy hô hấp (thở khó). Bệnh này hay gặp ở những con chó già, béo. Những chó sống ở nơi có nhiều bụi bẩn – thường ho lâu.
Cổ trướng
Sườn trũng xuống – bụng phình rộng – sờ vào bụng như có chất dịch – hao gầy dần – tim bị tổn thương.
Sỏi (sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu)
Con vật có biểu hiện cố gắng để đi tiểu – nếu đi tiểu được thì cũng chỉ nhỏ giọt – dáng đi cứng với lưng uốn cong – có dấu hiệu suy nhược – hay dùng mình – sốt – run rẩy – yếu ớt – trạng thái ở dạng tê tê, sững sờ – urê huyết – chết.
Đái tháo đường
Con vật hay khát nước – phàm ăn – kiểm tra gluco trong nước tiểu cho phản ứng dương tính – con vật suy kiệt dần.
Viêm amidan, có khối u hay những tổn thương khác ở khu vực họng
Chó bị nôn kéo dài – kiểm tra miệng có dấu hiệu bất thường – nên kiểm tra tình trạng trước đó của con vật.
Nhiễm Spirocerca lupi (giun dạ dầy)
ở dạ dày, thực quản có khối u – con vật hao gầy dần – con vật sẽ bị chết đột ngột nếu liên quan với động mạch chủ – con vật bị nôn ra máu – chảy nước bọt – ho – chán ăn – khó nuốt.
Nhiễm lê dạng trùng
Đây là bệnh không phổ biến gây chết ở chó con. Nhưng ít gặp hơn ở chó lớn. Nếu tìm thấy có ve Rhipicephlalus – con vật khát – ỉa chảy – chó bị nôn – trong phân và chất nôn ra có lân dịch mật – táo bón – vàng da – vô niệu – nước bọt có màu như màu máu – suy hô hấp cấp – da và niêm mạc bị xuất huyết – phù – có dấu hiệu thần kinh – sốt – nước tiểu có hemoglobin – phiết kính kiểm tra có Babesia canis.
Cơ thực quản mất khả năng giãn và chứng co thắt tâm vị
Cơ thực quản mất khả năng giãn. Hiện tượng co giật – thực quản giãn – thức ăn tích lại ở trong thực quản – sau khi ăn con vật có hiện tượng ợ, trớ. Thức ăn cùng với nước bọt trào ra khỏi miệng – cho con vật uống bari rồi kiểm tra bằng tia rơn-ghen – cho con vật ăn thức ăn mềm, để nghiêng đầu để dốc thức ăn vào.
Co thắt môn vị và chứng hẹp môn vị
Chó bị nôn theo kiểu các chất bị phóng ra khỏi miệng – cơ thể hốc hác – sốc – phàm ăn – kiểm tra bằng cách chụp X quang.
Dị tật vòng mạch một cách dai dẳng
Đây là khuyết tật bẩm sinh – gặp ở chó con từ 6 đến 12 tuần tuổi – sau khi cho ăn chó bị nôn kéo dài – cho uống bari rồi kiểm tra bằng cách chụp tia rơnghen – có thể giải quyết bằng cách phẫu thuật chuyển rời mạch máu bị tắc.
Có túi thừa ở thực quản
Thức ăn bị tích tụ lại – thường thì thức ăn bị ợ, trớ ngược trở lại – kiểm tra bằng cách chụp tia rơn – ghen đối chiếu – điều trị bằng cách phẫu thuật. 51. Có lỗ Herni Con vật trước đó bị tai nạn hoặc tổn thương – nôn hoặc thức ăn bị trớ ra – kiểm tra bằng cách chụp tia Rơn ghen và chất trung gian đối chiếu – điều trị bằng phẫu thuật.
Viêm thực quản
Con vật nôn, oẹ – xẩy ra sau khi con vật bị nôn kéo dài – kiểm tra bằng cách chụp X quang – cho thức ăn mềm và nhạt.
Tắc dạ dày, ruột
Con chó bị nôn kéo dài – khát nước – sốc – mệt lả – đau vùng bụng – có thể xác định bằng cách chụp X quang. Nguyên nhân gây ra tắc có thể là do ngoại vật, ký sinh trùng, khối u, ổ áp xe, hoặc ruột bị xoắn vặn (xoắn ruột) – con chó bị nôn – đau bụng – mất nước – ở đoạn tắc trên vùng bụng thì co lại – đoạn tắc dưới bụng lại phình ra – con vật sốc và chết – chẩn đoán bằng cách chụp X quang – ta có thể chữa bằng cách phẫu thuật chỉnh lại đoạn tắc.
Viêm phúc mạc
Con vật buồn nôn – đau bụng – sốt – nôn – nhịp tim tăng – áp lực trong máu giảm – chẩn đoán bằng cách chụp tia rơn-ghen và sờ vùng bụng (chọc dò vùng bụng).
Thiểu năng vỏ tuyến thượng thận (bệnh addison)
Rối loạn nội tiết – trước đó việc điều trị bằng corticosteroid bị dừng một cách đột ngột hoặc bệnh đã có những dấu hiệu ban đầu xuất hiện một cách từ từ. Con vật chán ăn, chó bị nôn – ỉa chảy (thường có máu) – sụt cân – kiểm tra thấy natri trong máu giảm, kiềm tăng, bạch cầu ưa eosin tăng, tế bào lympho tăng – điều trị bằng corticosteroid.
Dùng thuốc quá liều
Do dùng Aspirin hay nhiều loại thuốc khác khi dùng quá liều có thể dẫn đến nôn.
Nôn do tâm thần
Bệnh không phổ biến ở chó (phổ biến ở mèo).
Sun (chuyển hướng) hệ thống quãng cửa
Và bệnh não bẩm sinh ở hệ thống quãng cửa. Ít gặp nhưng có thể thấy ở những con chó chăn trâu bò và chó chăn cừu ở vùng nước Anh cũ. Con vật hốc hác – sinh trưởng chậm – gặp chủ yếu ở chó con – con vật suy nhược. Chó bị nôn – mất khả năng tự điều hoà – gặp chủ yếu ở chó con. Con vật đi không định hướng hoặc sự điều nhịp như bị cưỡng bức – co giật – chết.
Tai giữa bị nhiễm khuẩn
Con vật bị nghiêng đầu hoặc quay tròn, mất cân bằng – sốt cao – nôn.
Bệnh nhược cơ năng
Cơ yếu – liệt – bệnh gặp ở chó 8 tuần tuổi hoặc nhỏ hơn trong các trường hợp bẩm sinh. Còn chứng nhược cơ năng do tự mắc là do rối loạn quá trình tự miễn dịch. Gặp ở chó 10 tháng đến 2 năm tuổi – yếu cơ có liên quan đến phì đại thực quản; Chó bị nôn – khó nuốt và khản tiếng cho phản ứng điều trị với neostigmine bromide.
Thiếu vitamin B3 (Niacin, Nicotrenic axit)
Lưỡi đen là do lưỡi và lợi bị viêm và hoại tử. Có thể bị biến chứng bởi Fusobocterium necrophorum hoặc các loại vi khuẩn/xoắn khuẩn khác. Con chó bị nôn, chán ăn, mất nước, yếu ớt, co giật từng nhóm cơ. Nếu niêm mạc miệng màu đỏ sau đó là thối loét, hoại tử, nước bọt chảy nhiều, màu nâu, mùi ngọt rất ghê. Lưỡi thì bị tróc ra từng mảng. Khả năng kháng khuẩn của ruột, dạ dày thấp. có hiện tượng sụt cân, thiếu máu rồi chết (cũng phải mất một thời gian dài).
Nhiễm Parvovirus ở chó con
Ở dạng ruột non: con vật bị suy nhược đột ngột – chán ăn – chó bị nôn – ỉa chảy. Trong các trường hợp chó bị Parvovirus cấp tính con vật bị mất nước nhanh chóng, sốc và chết. Ngoài ra còn có các dạng khác như thiểu năng tim, nhồi máu cơ tim…
Bệnh nấm tảo
Bệnh này ít gặp – có nhiều loại nấm khác nhau ví dụ Hyphomyces destruens. Con vật hao mòn dần – nôn – ỉa chảy – xanh xao – các dấu hiệu biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào cơ quan và hệ thống bị ảnh hưởng.
Do thiếu kẽm
Khẩu phần thức ăn thiếu kẽm hoặc quá nhiều canxi. Con vật hốc hác – chó bị nôn – viêm kết mạc và viêm giác mạc – sinh trưởng kém – da tróc vẩy – đôi khi bị sốt, suy nhược.
Có những tổn thương ở chân, mặt, khớp cá chân, khuỷu tay – chỗ có móng vuốt bị sưng lên – thỉnh thoảng ở cằm, mũi, xung quanh môicó những vẩy tróc ra màu vàng – ta có thể điều trị bằng cách cho 15mg kẽm mỗi ngày (đối với chó lớn).
Viêm tuyến tiền liệt
Gặp ở chó già – đôi khi bị suy nhược – nôn – đường tiết niệu bị đau – đi tiểu nước nhỏ giọt – nước tiểu có máu – khi kiểm tra thấy tuyến tiền liệt sưng.
Chẩn đoán cho chó bị nôn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám miệng chó chó. Để xem có gì lạ dính trong miệng không. Sau đó xem amidan có bị sưng không. Bác sĩ cũng sẽ đo nhiệt độ cơ thể và khám bụng chó. Nếu cả miệng, amidan, nhiệt độ và bụng đều không có gì bất thường, các bác sĩ thường yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn mỗi bữa để bào tử giảm tiết ra chất dịch. Các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu phân để có các xét nghiệm khác. Hoặc bác sĩ thú y sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào mẫu bạn lấy từ những gì chó nôn ra:
- Nếu có chất nhầy thì nguyên nhân thường là viêm ruột.
- Nếu có thức ăn không tiêu, thì có thể chó bị ngộ độc, hoặc ăn quá nhiều.
- Nếu có mật, thì chó đã bị viêm tuyến tụy, hoặc viêm ruột.
- Nếu có máu tươi, thì chó bị loét dạ dày.
- Nếu có máu thâm, thì vết loét ở trong ruột.
- Nếu có mùi nồng nặc đặc trưng của tuyến tiêu hóa, thì chó bị tắc nghẽn đường ruột.
Điều trị cho chó bị nôn mửa
Để chó ngừng ói và khỏe mạnh trở lại, các bác sĩ thường khuyên bạn tuân theo các biện pháp điều trị sau:
- Ăn uống một cách khoa học hơn. Cho cún cưng ăn những thức ăn phù hợp với chúng.
- Uống thuốc chống ói. Nếu như cún bị ói nhiều thì nên cho chúng uống thuốc. Phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Uống kháng sinh nếu bị loét dạ dày do vi khuẩn.
- Uống Corticosteroid nếu bị viêm ruột.
- Phẫu thuật nếu có khối u.
- Uống 1 số loại thuốc đặc biệt nếu chó bị ói do đang uống thuộc điều trị 1 bệnh khác.
Bạn không nên tự mua thuốc cho chó, phải mua đúng theo toa bác sĩ đã kê. Cho uống thuốc đúng liều, đúng giờ. Cần cập nhật tình hình sức khỏe của chó để bác sĩ đưa ra những lời khuyên kịp thời. Hy vọng qua những thông tin trên đây, các bạn sẽ có thể biết được biểu hiện và có những lời giải thích tại sao chó bị nôn một cách hợp lý và chính xác nhất để có những cách chữa trị kịp thời. Chúc các bạn thành công
4/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » Chó Poodle Bị Nôn Liên Tục
-
Tại Sao Chó Bị Nôn (chó Bị ói)? Cách Xử Lý Khi CHÓ CON BỊ ÓI - VuiPet
-
Chó Bị Nôn: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục (2020)
-
Chó Bị Nôn Bỏ ăn Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không?
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Cún Bị Nôn
-
Chó Bỏ ăn Mệt Mỏi Nằm Một Chỗ, Bị Nôn, Mắt đổ Ghèn Là Bị Gì?
-
Chó Bị Nôn Mửa: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Pety
-
Cách để Chăm Sóc Chó Nôn Mửa - WikiHow
-
Chó Bị Nôn Bỏ Ăn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
-
Chó Bị Nôn – điều Trị Tại Nhà Như Thế Nào? - Cityzoo
-
Chó Poodle Bị đi Ngoài Và Nôn - Những điều Cần Biết & Nguyên Tắc ...
-
TẠI SAO CHÓ BỊ NÔN RA BỌT TRẮNG? KIẾN THỨC PETHEALTH
-
Bắt Bệnh Chó Poodle: Bị Nôn, Tiêu Chảy, Ho & Cách Chữa Trị (P1)
-
Chó Bị Nôn Ra Máu? Nguyên Nhân Và Cách Cứu Chó ... - AralePetshop
-
Những Cách Khắc Phục Chó Bị Nôn Hiệu Quả - Gia Đình Pet