Chó Bị Nôn Mửa: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Pety

1. Phân biệt giữa nôn mửa và ợ để xác định cách điều trị thích hợp

Chó cũng có thể ợ và đẩy thức ăn không tiêu hóa được ra ngoài mà không có lực tác động ở bụng cũng như bất kỳ dấu hiệu bệnh nghiêm trọng nào. Khi ợ, chó chỉ cần đưa thức ăn lên cao và dựa vào trọng lực để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp nôn mửa khẩn cấp (nôn mửa cấp tính), chó có thể tống tất cả những thứ trong dạ dày ra ngoài do co cơ bụng. Bạn có thể thấy chó gập cong người lại để nôn và nôn ra mùi hôi khó chịu.

Ợ thường là dấu hiệu bệnh thực quản hoặc vấn đề tiêu hóa ở giai đoạn đầu. Ví dụ, nếu ăn quá nhiều và quá nhanh, thức ăn chó ợ ra thường chưa được tiêu hóa và còn nguyên hình dạng.

Nếu bị ợ thường xuyên, chó có thể đang mắc một bệnh lâu ngày nào đó, vì thế, bạn hãy đặt thức ăn chó lên cao trên ghế và đưa chó đi khám bác sĩ thú y.

2. Cân nhắc nguyên nhân gây nôn

Bạn nên chú ý đến chế độ ăn, hành vi, cảm xúc và điều kiện môi trường gần đây của chó để xác định nguyên nhân gây nôn. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại chuyến đi dạo gần nhất để xác định liệu chó có ăn phải xác thối hay thức ăn hư hỏng nào không. Nôn mửa có thể là triệu chứng phổ biến của "ruột rác", tức là chó ăn phải thứ hư hỏng và không lành mạnh, khiến cơ thể chó buốc phải tống những thứ đó ra ngoài. Tuy nhiên, nôn mửa ở chó còn là do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng khác như:

  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Ký sinh trùng đường ruột (giun sán)
  • Táo bón nặng
  • Suy thận cấp tính
  • Suy gan cấp tính
  • Viêm đại tràng
  • Bệnh Parvo (viêm ruột-dạ dày)
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy
  • Ăn phải chất độc
  • Sốc nhiệt
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Phản ứng thuốc
  • Ung thư
Đọc thêm: Nguyên Nhân Chó Bị Nôn ÓiDownload app pety

3. Đánh giá tần suất nôn

Nếu chó nôn một lần duy nhất, ăn bình thường và nhu động ruột bình thường thì hiện tượng nôn đơn thuần chỉ là một sự cố mà thôi (không do bất kỳ nguyên nhân nào khác). Nếu chó nôn nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn một ngày, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.

Chó nôn mửa liên tục và lặp đi lặp lại cần được kiểm tra tổng quát ở phòng khám thú y. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán bệnh bằng một loạt các xét nghiệm như chụp X-quang, phân tích mẫu máu, xét nghiệm phân, phân tích nước tiểu, siêu âm và/hoặc chụp hình quang tuyến.

4. Kiểm tra bã nôn để xác định nguyên nhân

Bạn nên quan sát bã nôn để tìm xem có giấy bọc, mẫu túi nhựa vụn, mảnh xương (bạn không nên cho chó ăn xương thật vì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nôn mửa) lẫn bên trong hay không.[19] Nếu thấy máu trong bã nôn, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay vì chó có nguy cơ mất máu nhanh, nghiêm trọng và chết.

Nếu không có vật lạ trong bã nôn, bạn có thể nhìn hình dạng và đặc tính của bã nôn. Xác định xem bã nôn giống thức ăn chưa tiêu hóa hay là có dạng lỏng. Bạn nên ghi lại những gì quan sát được để báo với bác sĩ thú y khi chó tiếp tục nôn. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán nếu được bạn cung cấp hình ảnh hoặc mẫu nôn.[20] Hình ảnh có thể giúp bác sĩ thú y định lượng bã nôn và tìm đúng cách điều trị.

tìm hiểu nguyên nhân chó nôn mửa

Đọc thêm: Chó Bị Sốc Nhiệt Phải Làm Sao?

5. Chăm sóc chó khi nôn mửa

Tránh cho chó ăn trong vòng 12 tiếng. Nôn mửa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến chó nôn nhiều hơn nếu được ăn ngay sau đó. Dạ dày cần có thời gian để nghỉ ngơi, và điều này còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây nôn có phải là do thực phẩm hay không. Bạn nên tránh cho chó ăn, dù chó tỏ ra đói vô cùng. Nhịn ăn còn là cơ hội để chó loại bỏ bất kỳ thứ gì gây nôn.

Cho chó uống nước. Cứ cách 1 tiếng, cho chó uống 1 thìa cà phê nước/0,5 kg cân nặng một lần. Bạn nên tiếp tục cho chó uống theo cách này suốt cả ngày lẫn đêm cho đến khi chó uống được nước như bình thường. Uống quá nhiều nước sau khi nôn có thể khiến chó nôn trở lại. Mặt khác, chó có thể bị mất nước nếu không được uống nước. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu chó thậm chí còn không thể uống được một lượng nhỏ nước như trên.

Sau 12 tiếng, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2-3 thìa cà phê thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu. Thịt nạc như thịt gà không xương và bánh hamburger sẽ cung cấp cho chó lượng protein cần thiết. Trong khi đó, khoai tây luộc, phô mai tươi ít béo và cơm đã nấu chín có thể bù đắp đầy đủ lượng cacbon-hydtrat theo nhu cầu của chó. Bạn có thể trộn 1 phần thịt nạc với 5 phần cacbon-hydtrat. Bạn nên đảm bảo cho chó ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không béo và không gia vị để chó dễ tiêu thay vì cho chó ăn thực phẩm thông thường

Sau ngày đầu cho chó ăn nhạt, bạn có thể trộn thực phẩm nhạt với một ít thực phẩm thông thường cho một bữa ăn. Ví dụ: bắt đầu trộn theo tỷ lệ 50/50 cho một bữa ăn, sau đó tăng dần lên 3/4 thực phẩm thông thường với 1/4 thực phẩm nhạt. Bạn có thể cho chó ăn lại bình thường sau đó nếu chó không còn nôn nữa. Luôn nhớ thực hiện theo lời khyên của bác sĩ thú y và đưa chó đi tái khám nếu cần thiết.

Nguồn: Wikihow.vn

Từ khóa » Chó Poodle Bị Nôn Liên Tục