6 Bài Tập Sau Phẫu Thuật đứt Dây Chằng Chéo Trước - Tâm Anh Hospital
Có thể bạn quan tâm
Vật lý trị liệu sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước là biện pháp giúp phục hồi chức năng của các cơ, xương khớp tại khu vực bị đứt dây chằng. Tùy vào mức độ của vết thương và kỹ thuật mổ, mỗi người bệnh sẽ thực hiện những bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước phù hợp.
Giới thiệu phương pháp phẫu thuật đứt dây chằng trước
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật ALL INSIDE là phương pháp xâm lấn tối thiểu khi chữa trị tình trạng đứt dây chằng chéo trước. Phương pháp này sẽ dùng thanh ngang bằng titan và chỉ siêu bền, hỗ trợ cố định phần gân xương chắc chắn, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng, hiệu quả giảm đau trong và sau phẫu thuật tương đối cao. Điểm mạnh của kỹ thuật ALL INSIDE: (1)
- Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên giúp gân xương sớm liền.
- Hỗ trợ cố định phần gân trong đường hầm xương chắc chắn với vật liệu cố định gân – thanh ngang với chất liệu titan và chỉ siêu bền.
- Mang lại cho quá trình phẫu thuật tính chính xác cao và hiệu quả giảm đau vượt trội bằng kỹ thuật giảm đau tiên tiến.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng và số ngày nằm viện sau phẫu thuật.
- Giúp khớp sau mổ vững, hỗ trợ người bệnh sớm tập luyện phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước, nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Cấu tạo và chức năng của dây chằng chéo trước
Khớp gối là khớp kiểu bản lề với các xương kết nối nhau bởi hệ thống dây chằng gồm dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng bên trong (MCL) và dây chằng bên ngoài (LCL).
Trong đó, dây chằng chéo trước là dây chằng chạy theo đường chéo từ trong ra ngoài ở giữa đầu gối. Dây chằng này giúp ngăn xương chày trượt ra phía trước xương đùi và tạo sự ổn định khi quay đầu gối.
Vì sao cần tập luyện sau phẫu thuật dây chằng chéo trước?
1. Bảo vệ dây chằng mới
Dây chằng mới cần một khoảng thời gian nhất định để gắn kết hoàn toàn với phần xương và mạch máu mới đến nuôi. Sau phẫu thuật, lực căng của dây chằng chéo trước sẽ thay đổi trong những cử động khác nhau của khớp gối. Nếu nôn nóng vận động sớm hay thực hiện bài tập sai cách, người bệnh có nguy cơ bị giãn dây chằng, lỏng khớp gối, thậm chí là bong dây chằng mới.
Vì thế, mang nẹp khi vận động là điều người bệnh nào cũng nên tuân thủ. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển với nạng để lên xuống cầu thang, đi vệ sinh cá nhân, di chuyển khỏi giường… Qua mỗi giai đoạn, những bài tập sẽ được tăng tiến dần nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho dây chằng mới. (2)
2. Giảm viêm và đau
Sau phẫu thuật, những mô mềm vùng gối sẽ bị tổn thương. Để giảm sưng tấy, bạn cần thực hiện bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên càng sớm càng tốt. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn áp dụng phương pháp R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, kê cao chân) gồm:
- Nghỉ ngơi (Rest): Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển quá nhiều hay vận động mạnh sau phẫu thuật.
- Chườm lạnh (Ice): Bạn có thể chườm đá lên vùng khớp gối trong 20 phút, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Đá lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm sưng nề vùng gối, giảm đau rất hiệu quả.
- Băng ép (Compression): Bạn nên băng ép đầu gối bằng băng thun.
- Kê cao chân (Elevation): Người bệnh khi nằm cần kê chân phẫu thuật cao hơn tim và thường xuyên vận động cổ chân lên xuống.
Lợi ích của phương pháp R.I.C.E là hỗ trợ máu lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
3. Phục hồi lại tầm hoạt động khớp gối
Biến chứng phổ biến sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước là giảm tầm vận động. Khớp gối phẫu thuật sẽ co hay duỗi ít hơn so với khớp gối bình thường do thiếu cơ chế vận động (ít di chuyển), cử động bất thường của khớp gối, giảm sức mạnh của cơ tại vùng gối và sẹo tại mặt trước gối.
Do đó, để tránh tình trạng giảm tầm vận động của khớp gối, bạn cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bài tập gồm bài gập duỗi gối, kéo giãn cơ tại vùng đùi, cẳng chân. Người bệnh cần lưu ý duỗi thẳng gối hoàn toàn sau phẫu thuật. Cử động gấp gối sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn trong quá trình phục hồi.
4. Gia tăng sức mạnh cơ
Sau khi mổ, vì cử động bị hạn chế, người bệnh dễ bị yếu và teo cơ vùng đùi, cơ mông và cơ tại cẳng chân. Cơ bị yếu sẽ làm giảm sự ổn định của khớp gối. Vì thế, người bệnh nên sớm tập vật lý trị liệu nhằm duy trì và gia tăng sức mạnh của cơ.
Những bài tập này cần được thiết kế phù hợp với mỗi giai đoạn phục hồi, đảm bảo không ảnh hưởng đến dây chằng mới. Người bệnh sẽ bắt đầu làm quen với những bài tập gồng cơ nhẹ nhàng rồi tập nặng dần lên theo sự phục hồi của cơ thể.
5. Trở lại hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao
Khi người bệnh đã đạt những mục tiêu về tầm vận động, lực cơ, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường hay trở lại chơi các môn thể thao. Dây chằng chéo trước giúp ổn định khớp gối khi thực hiện các động tác. Vì thế, để sớm quay trở lại những hoạt động trước đây, người bệnh cần có phản xạ nhanh chóng trong các tình huống bất ngờ như bị trượt, té ngã, va chạm…, đặc biệt là những người chơi thể thao.
Khả năng phản xạ chỉ được phục hồi thông qua việc tập luyện. Ngoài ra, các cơ cũng cần sự linh hoạt như khi bắt đầu hay kết thúc cử động, khi chuyển hướng đột ngột, khi thay đổi tốc độ cử động. Người bệnh chỉ nên vận động mạnh hay quay lại chơi thể thao khi khả năng phản xạ đã được phục hồi hoàn toàn. Nếu không, nguy cơ tái phát tổn thương dây chằng của bạn là rất cao.
Top 6 bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước
Những bài tập phục hồi do choc.org đưa ra, chúng ta cùng tham khảo:
1. Bài tập cho cơ đùi
- Bạn sử dụng miếng vải dài hoặc chiếc khăn để thực hiện hướng dẫn dưới đây:
- Bắt đầu với tư thế ngồi xuống nệm và duỗi thẳng 2 chân.
- Lấy miếng vải hoặc khăn lông dài móc vào mũi bàn chân rồi dùng 2 tay giữ khăn trong khi gập người về phía trước.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây rồi từ từ thả lỏng trở về tư thế bắt đầu.
2. Bài tập cho gân kheo
- Bắt đầu với tư thế ngồi rồi đặt khăn lên chân, đồng thời giữ khăn bằng cả hai tay.
- Nằm ngửa và đưa chân lên cho đến khi bạn cảm thấy phần sau chân căng ra.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Lặp lại 2 lần, mỗi lần 30 giây.
3. Bài tập cho cơ chân
- Nằm ngửa, đặt một cuộn khăn nhỏ sau đầu gối.
- Siết cơ ở phía trước chân.
- Siết cơ chân khoảng 3 – 5 giây rồi thả lỏng, lặp lại 2 hiệp 10 lần.
4. Bài tập cho mắt cá chân
- Nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế.
- Nâng cổ chân và ngón chân lên rồi nhẹ nhàng hướng chúng xuống.
- Lặp lại động tác này trong 2 hiệp 10 lần.
5. Bài tập cho gót chân
- Ngồi dựa tường rồi quấn khăn ở chân như hình.
- Dùng tay kéo khăn về phía sau, cố gắng uốn cong đầu gối hết mức có thể.
- Giữ nguyên tư thế khoảng 3 – 5 giây rồi từ từ duỗi thẳng đầu gối. Lặp lại động tác 2 hiệp 10 lần.
6. Bài tập cho hông
- Nằm sấp rồi kê đầu trên một chiếc gối.
- Từ từ nhấc chân lên, luôn giữ đầu gối thẳng.
- Tiếp tục động tác này 2 hiệp 10 lần.
Xem thêm: Bài tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng
Một số lưu ý khi thực hiện bài tập vật lý trị liệu
Để đảm bảo hiệu quả của các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây: (3)
- Tập luyện theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu, tránh tập quá sức.
- Chỉ ngưng dùng nạng khi có sự đồng ý của chuyên viên vật lý trị liệu.
- Có thể chườm lạnh trước và sau tập luyện để kiểm soát cơn đau, mỗi lần không quá 20 phút.
- Cần kiểm soát cường độ vận động tùy thuộc vào cơn đau. Người bệnh nên tập luyện những bài tập phù hợp, không gây đau.
- Cải thiện tình trạng sưng tấy bằng cách nghỉ ngơi và kê cao chân khi nằm.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Tham khảo thêm bài viết Sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì để biết thêm thông tin về các thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục. Bài viết được tư vấn chuyên môn từ BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Sự phục hồi của người bệnh sẽ tiến bộ mỗi ngày. Chuyên viên vật lý trị liệu dựa theo quá trình phục hồi chức năng của bạn để thiết kế các bài tập vận động thích hợp. Nếu có bất cứ mối lo ngại nào, bạn cần trao đổi ngay với chuyên viên vật lý trị liệu để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với chuyên viên vật lý trị liệu khi:
- Cảm thấy đau nhiều khi thực hiện chương trình phục hồi chức năng.
- Không tự tin khi vận động khớp gối hoặc cảm thấy mất vững.
- Có nhu cầu điều chỉnh hay tăng cường các bài tập.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Người bệnh sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước cần tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt. Bạn cần tuân thủ chương trình tập luyện theo hướng dẫn của chuyên viên. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi, đảm bảo an toàn cho dây chằng mới, ngăn ngừa biến chứng. Nếu thực hiện tốt các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, người bệnh có thể sớm qua trở lại với những hoạt động bình thường, tập luyện và thi đấu thể thao.
Từ khóa » Bài Tập Sau Phẫu Thuật đứt Dây Chằng Chéo Trước
-
Hướng Dẫn Tập Phục Hồi Sau Mổ Dây Chằng Chéo Trước đúng Cách
-
Bài Tập Sau Phẫu Thuật đứt Dây Chằng Chéo Trước Theo Từng Giai đoạn
-
Hướng Dẫn Tập Phục Hồi đứt Dây Chằng Chéo Trước - YouTube
-
Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo ...
-
Phục Hồi Sau Mổ Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước | Vinmec
-
Các Bài Tập Vận động Cho Người Bệnh Sau Phẫu Thuật Tổn Thương ...
-
Chương Trình Luyện Tập Sau Phẫu Thuật Nội Soi Tái Tạo Dây Chằng ...
-
[PDF] Vật Lý Trị Liệu Cho Người Bệnh đứt Dây Chằng Chéo
-
Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật đứt DCCT Khớp Gối
-
Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước ...
-
Chăm Sóc Sau Mổ Dây Chằng Chéo Trước Khớp Gối | BvNTP
-
Hỏi Về Tập Luyện Sau Mổ Gãy Xương
-
Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Sau ...
-
Phục Hồi Chức Năng Dây Chằng Chéo Sau - Vật Lý Trị Liệu