6 Bài Thuyết Minh Về Cây Chuối SIÊU HAY
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh về cây chuối
- I. Dàn ý Thuyết minh về cây chuối
- Dàn ý Thuyết minh về cây chuối - Mẫu 1
- Dàn ý Thuyết minh về cây chuối - Mẫu 2
- II. Văn mẫu Thuyết minh cây chuối
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 1
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 2
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 3
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 4
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 5
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 6
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 7
- Thuyết minh cây chuối - Mẫu 8
Mời các bạn học sinh lớp 8 tham khảo dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về cây chuối trong đời sống Việt Nam. Tài liệu tổng hợp những bài văn mẫu lớp 8 hay giúp các em có thêm nhiều ý tưởng xây dựng cho mình những bài viết hay, hoàn chỉnh, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Văn 8 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
I. Dàn ý Thuyết minh về cây chuối
Dàn ý Thuyết minh về cây chuối - Mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu cây chuối: trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về cây chuối
- Cây chuối rất phổ biến ở Việt Nam, gắn bó với nhân dân ta từ bao đời nay.
- Chuối có nhiều công dụng khác nhau và không bỏ phí bất cứ bộ phận nào.
- Chuối được trồng nhiều ở những miền quê với nhiều giống loài khác nhau.
b. Thuyết minh chi tiết
- Trung bình cây chuối có độ cao từ 150cm trở lên tùy giống, màu xanh là những bẹ chuối chụm chặt lại với nhau tạo thành, bên trong bẹ chuối có những ô vuông nhỏ rỗng xen kẽ nhau màu trắng ngà; mọc thành bụi, thân mềm, trơn, trên ngọn tỏa ra những tàu lá to.
- Rễ chuối thuộc họ rễ chùm, không cắm quá sâu xuống lòng đất, bên trong chùm rễ là củ chuối có tác dụng chắt lọc chất dinh dưỡng và nâng đỡ thân chuối.
- Lá chuối mọc ở phần ngọn, tàu lá khá dài (thường từ 1m trở lên), có màu xanh từ xanh nõn đến xanh đậm tùy vào độ non - già của lá, khá giòn. Những chiếc lá già héo chuyển thành màu vàng nâu rủ xuống phía dưới và dai hơn lá xanh.
- Hoa chuối màu đỏ thẫm được mọc ra từ chính giữa ngọn cây bở chiếc cuống màu xanh cứng cáp và chúi đầu dần xuống một bên. Hoa chuối được tạo nên từ nhiều cánh chụm lại với nhau. Những cánh hoa đó bung nở dần ra từ ngoài vào trong, khi hoa nở để lộ ra những nải chuối non mơn mởn màu vàng. Những nải chuối đó lớn dần lên, nhiêu nải chuối tạo thành buồng chuối. Trung bình một buồng chuối ra từ 6 - 10 nải người ta sẽ tiến hành cắt bỏ hoa chuối để buồng chuối đó phát triển tốt nhất.
- Quả chuối ban đầu rất nhỏ, sau đó lớn dần lên, khi còn xanh có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, có mùi thơm dễ chịu, đặc trưng. Khi buồng chuối điểm quả chín, người ta sẽ cắt buồng chuối đó mang về để dấm cho chuối chín đều, đẹp và thơm, ngọt.
c. Công dụng của chuối
Cây chuối có nhiều công dụng khác nhau vô cùng hữu ích:
- Củ chuối có vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Thân chuối non cũng được chế biến thành món ăn, thân chuối già làm thức ăn cho gia cầm, gia súc.
- Lá chuối dù non hay già cũng có công dụng dùng để gói bánh. Từ lâu, những món bánh truyền thống được gói từ lá chuối đã gắn bó với tuổi thơ nhiều người.
- Hoa chuối được chế biến thành món nộm,…
- Quả chuối non cũng được nấu thành nhiều món ăn khác nhau: chuối nấu ốc,… hoặc thái thành lát ăn kèm với các món ăn khác. Ngoài ra, một số loại chuối còn có công dụng chữa bệnh: chuối tiêu, chuối hạt. Quả chuối chín mang giá trị dinh dưỡng cao có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành: sữa chuối, các món ăn khác.
→ Không một bộ phận nào của cây chuối là bỏ đi. Tất cả đều có công dụng riêng biệt và hữu ích với con người.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của cây chuối đối với đời sống con người.
Dàn ý Thuyết minh về cây chuối - Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu chuối là cây trồng thân thuộc với người dân Việt Nam.
2. Thân bài
Hiện nay Việt Nam có các loại chuối như chuối tiêu, chuối ngự, chuối cau, chuối hột, chuối ba hương (chuối lùn).
Đặc điểm của chuối: sinh trưởng tốt ở những nơi ẩm ướt; rễ thuộc loại rễ chùm cho nên không ăn sâu vào mặt đất; chuối tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.
Chuối thường mọc từng bụi từ, nhưng để chuối sinh trưởng tốt người dùng trồng mỗi bụi từ 1 - 3 cây. Những cây nhỏ, yếu sẽ được loại bỏ. Nếu bụi chuối quá nhiều cây, có thể đào chuối và trồng ở chỗ khác.
Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thín như những chiếc cột nhà bóng loáng. Thân của chuối được cấu tạo từ những bẹ gộp vào nhau, bên trong bẹ chuối có những lỗ hình vuông nhỏ chạy song song với cây chuối. Bẹ càng ở phía ngoài thì màu sắc càng thẫm và bẹ nằm ở chính giữa thì có màu trắng. Thân chuối có những công dụng sau:
- Sau khi lấy quả chuối, thân chuối được dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng cách cắt mịn ra từng lớp.
- Ngoài ra có thể dùng thân chuối để làm dây trói cua bằng cách tách từng bẹ chuối và phơi dưới nắng mặt trời. Khi khô bẹ chuối rất dẻo và dai nên có thể dùng làm dây buộc.
Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản. Mặt trên của lá chuối có màu xanh thẫm, mặt dưới của lá chuối có màu xanh nhạt và có phấn trắng. Công dụng của lá chuối:
- Dùng để gói bánh.
- Làm thức ăn cho gia cầm.
- Lá chuối khô có thể được dùng làm nguyên liệu đốt.
Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần dần thành màu nâu nhạt. Để loại bỏ lá chuối khô, người ta dùng dao cắt đứt lá. Phần xương chạy theo lá chuối khô rất bền, có thể dùng nó để buộc rau ra chợ bán.
Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.
Bắp chuối: có màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược. Khi nải trong bắp đã nở hết, người dân cắt bắp chuối để xào hoặc làm nộm rất ngon.
Buồng chuối: để chuối to, đẹp và đều. Mỗi buồng tối đa người nông dân để lại khoảng 10 buồng.
Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. Chuối xanh có thể xắt lát mỏng và dùng để cuốn ăn với thịt, bún.... Chuối chín thơm ngon và có nhiều dinh dưỡng. Có thể ăn ngay hoặc dùng chuối chín để làm bánh kẹo.
3. Kết bài
Chuối rất gần gũi với con người Việt Nam và món ăn bổ dưỡng trong đời sống hàng ngày.
Tham khảo thêm: Lập dàn ý Thuyết minh về cây Chuối
II. Văn mẫu Thuyết minh cây chuối
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 1
“Trẻ trồng na, già trồng chuối”, “Trước trồng cau, sau trồng chuối” là một số câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc của nhân dân ta. Quả thực, cây chuối là một loại cây gắn bó với đời sống con người. Đằng sau loại quả dân dã này là biết bao thông tin thú vị.
Cây chuối có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines. Đây là một trong những cây trồng đầu tiên được thuần hóa trên thế giới, có tuổi đời lên đến hàng ngàn năm. Thậm chí, có nhiều tài liệu lịch sử cho thấy chuối đã xuất hiện ở Đông Nam Á vào những năm 2000 trước Công nguyên. Từ đó, loại quả này được phổ biến rộng rãi sang các nơi khác trên thế giới, bao gồm châu Phi và châu Mỹ Latinh. Ở bất kì nền văn hóa nào mà chuối du nhập đến, nó cũng trở thành cây trồng được ưa chuộng và mang lại nhiều giá trị cho con người. Hiện nay, chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia trên toàn thế giới. Những cây chuối hoang trong rừng trước kia thường có vỏ dày và dai, hạt to và cứng hơn các loại chuối hiện nay. Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người đã tạo ra những giống chuối mới có độ ngọt hấp dẫn hơn, vỏ dễ bóc hơn. Cây chuối vì thế mà ngày càng có giá trị thương mại cao.
Về mặt phân loại, chuối là cây thuộc họ Chuối (tên khoa học là Musaceae) - một họ thực vật một lá mầm. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, cũng được chia thành nhiều chủng loại rất đa dạng như chuối tây, chuối tiêu, chuối bom, chuối ngực,...Trong đó, chuối tiêu có năng suất cao, mùi vị thơm ngon, phù hợp với những vùng khí hậu có mùa đông lạnh. Chuối tây thì được trồng phổ biến vì không kén đất, chịu hạn nóng tốt, quả mập và có vị ngọt đậm. Chuối bom thì được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, do thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ số sản xuất cao. Chuối ngự thì có quả nhỏ màu sáng đẹp, thịt quả chắc, có vị thơm đặc biệt nhưng năng suất thấp nên không được bày bán rộng như ba loại trên. Ngoài ra nước ta còn có chuối ngốp, chuối mắn, chuối lá, chuối hột,...
Cây chuối là loài cây có cấu tạo đơn giản, gồm rễ, thân, lá, hoa và quả. Rễ chuối thuộc loại rễ chùm, có hai loại rễ là rễ ngang và rễ thẳng. Rễ ngang sẽ mọc xung quanh củ chuối, và phân bố ở lớp đất mặt, có chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Rễ thẳng thì mọc ở phía dưới củ chuối để giúp cây đứng vững. Bộ phận thứ hai – thân chuối, gồm thân thật và thân giả. Là loài cây thân thảo lớn nhất nên chuối có thân hình tròn dẹp, khi phát triển đầy đủ có thể rất rộng. Phần bên ngoài xung quanh thân chuối được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá. Thân chuối đóng vai trò làm cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng và là nơi để rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra. Nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy xung quanh thân chuối có nhiều mầm ngủ, sau này phát triển thành cây con. Phần thân giả thì có chiều dài lên tới 6 – 7m, mọc lên từ một thân ngầm, thường gọi là củ chuối. Thân giả có hình trụ, do nhiều bẹ lá lồng vào nhau tạo thành. Bộ phận thứ ba của chuối là lá. Lá chuối được cấu thành từ ba bộ phận chính gồm: bẹ, cuống và phiến. Lúc mới mọc, chúng khá mỏng và có màu xanh nhạt. Khi lớn, chúng có thể kéo dài tới 2m và rộng tới 60cm, chuyển sang màu xanh đậm và có độ bóng. Tiếp đến là hoa chuối, hay còn gọi là bắp chuối.Hoa chuối có nhiều lớp cánh màu tím, mỗi lớp cánh bảo vệ một lớp hoa chuối nhỏ bên trong. Về sau, chúng phát triển thành buồng chuối xum xuê quả. Quả chuối khi chưa chín sẽ có màu xanh, vị chát, thịt cứng. Khi chín, vỏ chuối ngả vàng, thịt mềm và vị ngọt thơm.
Không phải ngẫu nhiên mà cây chuối lại trở nên phổ biến và gắn bó với con người lâu đến vậy. Bất kì bộ phận nào của cây chuối cũng mang lại những tác dụng nhất định. Ở Việt Nam ta, cây chuối được tận dụng trên nhiều lĩnh vực. Lá chuối gói bánh, gói xôi tạo nên mùi thơm phức. Quả chuối có hương vị ngon ngọt, tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng để chế biến nhiều loại chè, bánh. Kể cả khi chuối xanh, nhân dân ta cũng có món ốc om chuối đậu. Bắp chuối làm gỏi, nộm,... ăn rất thanh mát. Thậm chí, có nhiều loại thuốc dân gian được làm nên từ chuối. Về giá trị tinh thần, cây chuối xuất hiện nhiều trong văn hóa Việt, gợi nhắc đến hình ảnh làng quê. Dân gian có câu đố:
“Cây gì chỉ có một hoa
Quanh năm kết trái nõn nà vàng thơm
Lá to che rợp bóng sân
Sum suê con cháu quây quần bên nhau?”
Ta có thể bắt gặp hình ảnh những thân chuối già đã bị đốn lấy buồng chuối, đóng thành chiếc bè chuối cho đám trẻ tập bơi ở thôn quê xưa kia. Hay trong những đám cưới, thân chuối và cả những bộ phận khác còn được dùng làm cổng với nhiều hình dáng trang trí đẹp mắt. Về giá trị kinh tế, chuối là loại quả có thể xuất khẩu, mang lại lợi ích kinh tế cho nước nhà. Không chỉ nước ta mà trên thế giới có nhiều nước xuất khẩu chuối.
Như vậy, chuối là loại cây có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Trong tương lai, chúng ta nên bảo vệ và trân trọng loại cây này hơn nữa.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 2
Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến quê hương của những loài cây ăn quả phong phú và độc đáo. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho những loài cây này phát triển nhanh chóng. Một trong số những loài cây dễ trồng và nhanh cho thu trái là cây chuối.
Chuối ở Việt Nam hiện nay được biến đến là một loại cây tương đối phổ biến gồm một số loại thông dụng như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối hột hay chuối lùn,…, ngoài ra còn một số loại chuối rừng…Là một loại cây dễ sống, chuối thích hợp khi được trồng ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Về đặc điểm sinh trưởng, chuối có thể tự sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Chuối thường mọc theo bụi, tuy nhiên để chuối có sự phát triển đầy đủ nhất, người ta thường trồng chuối thành những bụi từ một cho tới bốn cây. Nếu như một bụi chuối quá nhiều, thông thường, người trồng chuối sẽ đánh ra những bụi khác nhau.
Chuối là một loại cây thuộc dạng rễ chùm, chính bởi vậy, người ta sẽ thấy rễ của chuối không ăn quá sâu vào lòng đất nhưng những loại cây ăn quả có rễ cọc khác. Tuy nhiên với đặc điểm rễ mọc thành từng chùm nên chuối vẫn có thể sinh trưởng tốt từ các chất dinh dưỡng và muối khoáng mà các nhánh rễ thu nhận được.
Thân chuối có dạng hình trụ thẳng đứng. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây chỉ được gọi là thân giả. Chiếc thân giả này sẽ tùy từng loại cây mà có chiều cao khác nhau, thông thường khoảng từ 1,5 cho tới 2,5 m. Từ mỗi chiếc thân này, có thể mọc ra một một buồng chuối trước khi nó được thay thế bởi một chiếc thân giả khác. Đặc điểm tiêu biểu của thân chuối là bề mặt nhẵn mịn và bóng từ ghép lại thành các lớp chồng lên nhau. Thân chuối có nhiều công dụng, trước hết thân chuối có thể được dùng làm thức ăn cho gia súc gia cầm để bổ sung nước và chất xơ.. ngoài ra thân chuối non còn được sử dụng thái lát mỏng thành một món rau sống ưa thích của con người.
Lá chuối rộng bản và to, có màu xanh non đẹp mắt. Một thân chuối sẽ có nhiều lá chuối mọc xòe ra xung quanh và bên trên ngọn. Hai mặt của lá chuối sẽ có hai màu khác nhau. Mặt bên trên được đón nhận nhiều ánh nắng mặt trời nên sẽ có màu xanh thẫm, mặt bên dưới, do nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn nên sẽ có màu xanh nhạt và kèm theo phấn trắng. Lá chuối cũng có rất nhiều công dụng đối với đời sống con người. Người ta sẽ thường sử dụng lá chuối để gói các loại thức ăn như xôi, cốm,... vì rất sạch và thân thiện với môi trường. Đặc biệt hơn, lá chuối khi nhai dập có thể cầm máu. Ngoài ra, lá chuối khô sẽ thường dùng để gói các loại bánh như bánh gai,…. Phần cuống của lá chuối khô rất chắc và dai, vì vậy, những người dân thường sẽ dùng để bó rau. Lá chuối khô cũng có thể dùng làm chất đốt,...
Không thể bỏ qua một bộ phận quan trọng khi nói đến cây chuối, đó là hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối. Bắp chuối có màu đỏ thẫm và trông giống như một giọt nước khổng lồ treo ngược. Bắp chuối ở những miền đồng bằng khác bắp chuối rừng về màu sắc, thông thường những hoa chuối ở đồng bằng sẽ có màu màu tím chứ không đỏ tươi như bắp chuối rừng. Hoa chuối ngon sẽ là hoa chuối khi cầm chắc và nặng tay. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các loại bún nước, làm gỏi, hay nộm cũng rất ngon. Đó đều là những món ăn thanh mát rất được người dân Việt Nam ưa chuộng.
Chuối mọc thành từng buồng. Buồng chuối là tập hợp của nhiều nải chuối. Tùy từng giống chuối khác nhau mà mỗi buồng chuối sẽ có số lượng nải chuối không giống nhau. Có những buồng chuối chỉ có vài nải, nhưng cũng có những buồng chuối có số lượng nải lên đến hàng trăm. Để chuối phát triển tốt, quả đều và đẹp, thông thường người trồng chỉ để lại từ mười cho tới mười hai nải trên một buồng.
Tùy từng loại khác nhau mà quả chuối cũng sẽ có hình dạng và vị khác nhau. Quả chuối thường có màu xanh lúc còn non và màu vàng khi chínvới hình dạng cong như lưỡi liềm. Thông thường mỗi nải chuối sẽ có từ mười hai cho tới hơn hai chục quả. Quả của những cây chuối rừng sẽ thường có hột lớn hơn và cứng hơn những loại chuối được trồng tại các hộ gia đình. Chuối là một loại quả mang lại giá trị kinh tế cho con người, trong những trang trại lớn người ta trồng chuối nhằm mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên có nhiều hộ gia đình cũng trồng chuối với mục đích để tráng miệng hoặc thắp hương mỗi ngày tết ngày rằm. Chuối chín có vị rất ngọt và có mùi rất thơm, người người ta có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho những món ăn mùa hè rất thơm ngon như kem chuối hay chè chuối,...Chuối xanh cũng có thể được sử dụng để làm thành các món như chuối nấu ốc, chuối om đậu hay dùng xắt lát ăn kèm với những món thịt.
Trong đời sống văn hóa của con người, chuối là một loại cây gắn bó với làng quê. Ở đâu ta cũng thấy những cây chuối mọc thành từng bụi xanh tốt. Cây chuối là một loài cây mộc mạc và giản dị, nó cũng tượng trưng cho sự sống của con người dù môi trường khắc nghiệt như thế nào cũng mạnh mẽ vươn lên. Đó là một loại cây có giá trị kinh tế và nhiều công dụng đối với đời sống con người, bởi vậy mỗi người cần yêu quý và trân trọng loài cây hữu ích này.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 3
Đi khắp các miền quê trên đất nước Việt Nam, cũng như cây tre, cây lúa, cây chuối được trống nhiều và trở thành người bạn thân thiết của người dân bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho con người. Có thể nói cây chuối đã trở thành 1 loài cây cung cấp loại quả không thể thiếu trong cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Cây chuối là 1 loài cây dân dã gần gũi quen thuộc với người dân quê. Người ta có thể trống chuối ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa thì càng tốt. Cây chuối trưởng thành từ 2-3m. Thân cây có dáng tròn, thằng màu xanh non trông như 1 cái cột trụ mọng nước, gợi cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Thân chuối được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp. Lá chuối được mọc ra từ các bẹ ở thân chuối và giữa ngọn trở ra. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía. Ở giữa là 1 đường gân lá, 2 bên lá mềm mại rủ xuống khoảng 20cm. Chiều dài của là cũng hơn 1m. Nhìn Những chiếc lá chuối xanh rờn dưới ánh nắng mỗi khi có gió lại vẫy vẫy như những cánh tay trông thật đẹp mắt. Còn lá chuối khô, cành lá đều rủ xuống chuyển nâu thành giòn, còn đường gân giữa dẻo dai như sợi dây. Cây chuối trưởng thành bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả tùy theo từng giống, có giống cho hàng trăm quả 1 buồng, có giống cho đến nghìn quả nhiều cây quả còn trĩu xuống tận gốc. Buồng chuối cũng mọc từ giữa thân ra. Bắp chuối có màu đỏ, còn gọi là hoa chuối. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng, sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn dần hơi cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.
Có rất nhiều loại chuối khác nhau, người ta gọi tên theo đặc điểm hoặc nguồn gốc suất sứ hay cũng có khi gắn với giai thoại nào đó. Các loại chuối phổ biến như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với các loại khác, nổi tiếng nhất có lẽ là chuối ngự được trồng ở nam định. Loại chuối này quả nhỏ chín có màu vàng tươi thơm ngon. Ngày xưa được dùng vào cung tiến vua
Cây chuối có ý nghĩa to lớn trong cả đời sống vật chất và tinh thần. Về giá trị vật chất, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Từ người giàu đến người nghèo, từ già tới trẻ đều thích ăn chuối. Ngày xưa chuối là loại quả qúy thường để tiến vua. Ngày nay nó rất thông dụng được bày trong các mâm cỗ. Chuối còn mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phúc vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch. Thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi…lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối dùng để bó rau bó rơm. Hoa chuối có thể dùng làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon.về giá trị tinh thần, quả chuối có giá trị to lớn trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Người ta dùng chuối nguyên nải thắp hương trong các dịp lễ tết hay giỗ để thể hiện lòng tôn kính. Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả để lên tổ tiên, ngày lễ lớn trong tiềm thức mỗi người cây chuối tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.
Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của 1 cây chuối không dài, khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối chỉ 1 làn trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy
Cây chuối từ lâu đã có 1 vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Cho dù cuộc sống có đổi thay hiện đại hơn nhiều, xuất hiện nhiều loại quả ngon nhưng vẫn không thể thay thế được cây chuối quả chuối trong đời sống vật chất tinh thần của con người bở nó có quá trình gắn bó gần gũi thân thiết trong đời sống con người.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 4
Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết. Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam xưa và nay.
Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối mường, chuối tiêu… Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.
Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã "cống hiến" cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn có thể quấn làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã có được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nó cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.
Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 5
(Tham khảo bài làm của bạn Đỗ Thị Nhàn lớp 9A trường THCS Ngô Thì Nhậm)
Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.
Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tùy thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường...
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao để tập bơi, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.
Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 6
Trong đời sống của những người nông dân nơi làng quê, hình ảnh cây chuối đã trở nên hết sức quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa. Cùng với cây tre, cây chuối có lẽ chính là người bạn thân thiết nhất đối với tất cả những người con nơi làng quê.
Chuối là một loại cây thường mọc thành bụi và được trồng rất nhiều trong vườn. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng những cây chuối bởi rất nhiều những lợi ích của nó. Thân cây chuối có hình trụ và được tạo thành bởi rất nhiều những bẹ lá hình vòng cung có màu trắng xanh. Nhìn thân cây chuối cao to như vậy, thế nhưng kết cấu bên trong của cây chuối thì rất rỗng và xốp. Do đó, khi còn về nhà bà nội ở quê, em vẫn thường dùng cây chuối làm phao bơi để bám vào mỗi lần đi học bơi là nhờ đặc điểm ấy. Thân chuối thường bao giờ cũng có lớp bẹ ngoài có màu đậm hơn nhiều so với những lớp bên trong. Do tác động của thời tiết, lớp bẹ ngoài ấy thường có màu ngả nâu như lớp áo bảo vệ cả thân cây. Lá chuối rất to. Hai mặt của lá chuối có màu không đều nhau cho lắm. Mặt trên của lá có màu đậm hơn so với mặt trên có tác dụng nhận lấy ánh mặt trời để tạo thành chất diệp lục.
Còn mặt dưới thì nhạt màu hơn. Trên tàu lá, những đường gân mọc chi chít theo thứ tự nhất định, đều tăm tắp. Những tàu lá chuối không hề mọc cùng một phía mà mọc theo nhiều hướng khác nhau, vươn ra khắp mọi nơi như bàn tay để hứng lấy nắng, lấy gió thiên nhiên. Chuối là một loại cây ăn quả phát triển khá nhanh. Do vậy, chỉ sau khoảng 2 - 3 tháng, cây chuối đã bắt đầu trổ hoa. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã từng được nhìn thấy hoa chuối rồi. Nhìn từ xa, trông chúng như những ngọn lửa thắp sáng trên những thân cây chuối màu xanh. Hoa chuối có hình thoi, cũng được tạo thành bởi rất nhiều những lớp áo có màu đỏ tía. Mỗi lớp đều ôm ấp những đài hoa bé tí xíu chỉ bằng ngón tay út của chúng ta mà thôi. Chính những đài hoa bé nhỏ này sau này sẽ trở thành những nải chuối thơm ngon. Chuối cũng là loại cây có khả năng thích nghi rất cao, lại nhanh có quả ăn. Do đó, cây chuối cũng được rất nhiều người trồng trong những khu vườn của từng gia đình.
Chuối cũng là một loại cây có rất nhiều những công dụng to lớn. Hầu như các bộ phận ở trên cây chuối đều có thể sử dụng được. Quả chuối là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng cả với chuối xanh và chuối chín. Chuối xanh dùng để ăn cắt lát với những món như thịt ếch, dê, bò,…chuối chín có rất nhiều những chất dinh dưỡng năm trong nó. Lõi thân cây chuối và hoa chuối có thể dùng để làm rau sống ăn rất ngon và mát. Lá chuối có thể dùng để gói và bọc thực phẩm. Với những người chăm làm đẹp, hẳn chúng ta đã từng có ít nhất một lần dùng chuối xay nhuyễn để đắp mặt nạ, dưỡng da.
Tất cả những bộ phận trên cây chuối hầu như chúng ta đều có thể sử dụng chúng được. Đó chính là những đặc điểm mà không phải loại cây nào cũng có thể làm được. Thế mới biết, giá trị của cây chuối lớn như thế nào.
Trong đời sống văn hóa, cây chuối cũng được so sánh, liên tưởng tới rất nhiều những hình ảnh. “ mẹ già như chuối chín cây”. Hình ảnh của những cây chuối đang có quả chín. Mẹ phải hi sinh rất nhiều để chăm lo cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp. Thế nên, khi những buồng chuối chín dần thì thân cây lại càng thêm khô héo cũng như người mẹ nuôi con, cho tới khi con cái được lớn khôn trưởng thành thì cũng là lúc mẹ đã già đi, không còn được như ngày nào nữa. Đó chính là sự liên tưởng tương đồng của những người mẹ và cây chuối. Hay như trong những bức tranh của các danh hoa thì hình ảnh của cây chuối luôn được người họa sĩ ưu ái để đưa vào trong những đứa con của mình.
Tóm lại, cây chuối là một loại cây vô cùng hữu dụng và có rất nhiều những giá trị trong nó. Không chỉ giúp cho chúng ta có được thu nhập mà chúng còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người chúng ta để chúng ta biết thêm nhiều hơn về cuộc sống.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 7
Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.
Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòe dần, mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có 1 đường gân lá nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả 1 buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng, sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.
Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cái tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột… Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.
Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem rấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người già và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quý thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân dã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.
Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò… lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.
Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Thuyết minh cây chuối - Mẫu 8
Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.
Cây chuối thuộc họ Chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng ba trăm giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Nó được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…
Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho lá tươi. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.
Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi... khi phơi khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Đây còn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển. Một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.
Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.
---------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về cây chuối. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em dễ dàng triển khai bài văn Thuyết minh về cây chuối.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
- Bài văn mẫu: Thuyết minh về con trâu Việt Nam
- Bài văn mẫu: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Cây Chuối ở Quê Em
-
TOP 11 Bài Thuyết Minh Về Cây Chuối - Văn 9
-
TOP 15 Bài Văn Tả Cây Chuối Lớp 4 Ngắn Gọn
-
Top 14 Bài Văn Tả Cây Chuối Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
-
4 Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 Ngắn Gọn Hay Nhất ở Quê Em
-
Top 8 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 Chọn Lọc
-
Biểu Cảm Về Cây Chuối ở Quê Hương Em - Wiki Secret
-
Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối Chi Tiết, đầy đủ Nhất - Thủ Thuật
-
[Sách Giải] Thuyết Minh Về Cây Chuối Năm 2021 (dàn ý - 4 Mẫu)
-
Top 16 Bài Văn Biểu Cảm Về Cây Chuối (lớp 7) Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Cây Chuối Trong đời Sống Người Việt Nam
-
Thuyết Minh Một Loại Cây ở Quê Em - Cây Chuối.
-
Văn Hay 5 – Tả Cây Chuối Quê Em