Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 ❤️️ 32+ Bài Văn Ngắn Gọn Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Với Những Thông Tin Phong Phú Và Sinh Động.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Bài Thuyết Minh Về Cây Chuối
  • Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối – Mẫu 1
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối – Mẫu 2
  • Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối Hay Nhất – Mẫu 3
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Ngắn Gọn – Mẫu 4
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Ngắn Nhất – Mẫu 5
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Siêu Ngắn – Mẫu 6
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Có Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật – Mẫu 7
  • Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Chuối Có Sử Dụng Nghệ Thuật – Mẫu 8
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Bằng Phương Pháp Tự Thuật – Mẫu 9
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Ngự Đại Hoàng – Mẫu 10
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 8 – Mẫu 11
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 – Mẫu 12
  • Bài Viết Ngữ Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối 9 Đạt Điểm Cao – Mẫu 13
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 Ngắn Gọn – Mẫu 14
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 10 – Mẫu 15
  • Thuyết Minh Về Cây Chuối Bằng Tiếng Anh – Mẫu 16

Dàn Bài Thuyết Minh Về Cây Chuối

Lập dàn bài thuyết minh về cây chuối là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình làm bài. Thuyết minh về cây chuối dàn ý sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và nội dung cụ thể để triển khai bài viết của mình. Tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh về cây chuối chi tiết dưới đây:

I. Mở bài: Giới thiệu về cây chuối

Ví dụ: Cây chuối là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Đi khắp vùng quê trên đất nước đều thấy chuối một loại cây mang lại một cảm giác thân thiện và dân dã.

II. Thân bài:

1.Đặc điểm:

a. Hình dạng:

  • Cây chuối thân mềm, hình trụ, tán lá dài mỏng, xanh và mượt.
  • Gốc chuối tròn, rễ chùm ăn sâu dưới đất, và rễ lớn dần theo thời gian.
  • Buồng chuối: Tùy theo mỗi cây mà buồng chuối to nhỏ khác nhau, có những cây chuối trăm quả, nghìn quả và có cả những buồng chuối dài đến tận gốc.
  • Cây chuối rất ưa ẩm nên thường sống bên cạnh ao hồ, hay sông suối
  • Chuối phát triển rất nhanh và mọc thành từng khóm, từng bụi chen chúc.

b. Nơi sinh sống:

  • Cây chuối từng sống nơi ẩm ướt, nên thường mọc bên sông suối, ao hồ.
  • Cây chuối thích nghi với môi trường nhiệt đới
  • Chuối thường không bám chặt trên đất nên thường rất dễ ngã

2.Các loại chuối:

  • Chuối sứ: Chuối sứ to tròn, chín màu vàng tươi
  • Chuối ngự: Chuối ngự to, thơm và ngon
  • Chuối cau: Nhỏ như quả cau, vàng tươi khi chín
  • Chuối tiêu: Nhỏ vừa, chín rất ngọt và thơm
  • Chuối lùn: Quả to dài, thơm và ngon
  • Chuối hột: Quả to, bên trong hạt chi chít như hạt tiêu
  • Chuối kiểng: Là cây dùng kiểng, không trái

3. Công dụng:

  • Tất cả bộ phận của cây chuối có thể sử dụng được
  • Lá: Gói bánh, làm thức ăn cho thực vật,…
  • Thân: Thức ăn
  • Quả: Thức ăn
  • Gốc: Thức ăn
  • Chuối góp phần tạo nên các món ăn ngon
  • Quả chuối là một thực phẩm bổ dưỡng và bổ ích
  • Chuối có thể chữa bệnh
  • Làm mặt nạ dưỡng da

4.Ý nghĩa của cây chuối:

  • Trong thơ ca: Chuối đi vào thơ ca một cách thân thuộc và dân dã
  • Trong thi ca: Trong các bức họa đồng quê bên cạnh các con sông luôn gắn với cây chuối
  • Cây chuối rất hữu ích với người dân

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây chuối

Ví dụ: Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam. Bên cạnh tre, nứa thì chuối cũng một hình ảnh dân dã, thể hiện sự bất khuất của người dân.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cây Dừa 🌟 15 Bài Thuyết Minh Hay

Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối – Mẫu 1

Hướng dẫn viết đoạn văn thuyết minh về cây chuối với đoạn văn mẫu đầy đủ bố cục mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn như sau:

Đối với mỗi người dân Việt Nam thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn.

Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh.

Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,… Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,…Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân Việt Nam, bên cạnh tre nứa.

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Cây Tre 🌜 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối – Mẫu 2

Tham khảo bài văn thuyết minh về cây chuối giúp các em học sinh có thêm những gợi ý hay để bắt đầu bài viết của mình.

Trong những hoa thơm trái ngọt mà thiên nhiên tạo hóa diệu kỳ đã ban tặng cho đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta không thể thiếu đi chuối – một loại quả thơm ngon dẻo ngọt và rất được ưa dùng.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và là một loài cây ưa nước nên khi đến thăm những vùng quê ta sẽ bắt gặp những bụi chuối mọc hàng ngàn bên cạnh bờ ao, suối. Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy trái, và ở mức độ ít hơn là lấy thân và để trang trí. Chuối có gốc tròn, rễ chùm nằm ở bên dưới. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì, từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối xanh, mọc thành từng tàu, to bản.

Mỗi cây chuối có một buồng chuối, mọc ở tít phần cao nhất của thân cây, bên dưới mặt những tán lá to rộng. Mỗi buồng phải có tới trăm quả chi chít nhau hoặc hơn thế nữa. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới hai mươi quả quả, và mỗi buồng có ba đến hai mươi nải như thế. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Bên cạnh đó còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường… vô cùng phong phú, đa dạng.

Cây chuối trong đời sống thường ngày, từ thân, lá quả đều có giá trị, công dụng riêng. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn rất tốt. Lá chuối để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi, sạch sẽ và dễ kiếm. Lá chuối khô có thế dùng làm chất đốt, để cuốn bánh gai hoặc quấn nhỏ làm nút chai rượu. Hoa chuối mà để làm món nộm hoa chuối thì ngon còn gì bằng, không những dễ làm mà còn thơm ngon và rẻ.

Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Nó là một loại trái cây rất bổ dưỡng, hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Trong chuối có chứa nhiều chất vitamin, ăn vào rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Ở nông thôn, chuối còn là một phần thu nhập của người nông dân, người nông dân trồng chuối, bán những nải chuối kiểm lấy tiền để cải thiện đời sống tốt hơn.

Không chỉ có ích trong đời sống vật chất mà còn mang giá trị tinh thần rất cao. Từ lâu, cây chuối đã trở thành một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam. Hình ảnh nải chuối như đôi tay ngửa nâng đỡ, ôm ấp, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc, không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Cây chuối chính là biểu tượng cho tâm hồn mỗi con dân đất Việt. Bổ ích và ý nghĩa như vậy, ở Việt Nam, chuối được trồng và bán rộng rãi, giá thành rất rẻ so với những loại hoa quả khác, hầu như mọi gia đình đều có khả năng mua để ăn hàng ngày.

Cây chuối từ lâu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Nhắc đến cây chuối là như nhắc đến cả hồn cốt của tâm hồn người Việt.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn thuyết minh về cây chuối hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Trong đời sống của những người nông dân nơi làng quê, hình ảnh cây chuối đã trở nên hết sức quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa. Cùng với cây tre, cây chuối có lẽ chính là người bạn thân thiết nhất đối với tất cả những người con.

Chuối là một loại cây thường mọc thành bụi và được trồng rất nhiều trong vườn. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng những cây chuối bởi rất nhiều những lợi ích của nó. Thân cây chuối có hình trụ và được tạo thành bởi rất nhiều những bẹ lá hình vòng cung có màu trắng xanh.

Nhìn thân cây chuối cao to như vậy, thế nhưng kết cấu bên trong của cây chuối thì rất rỗng và xốp. Thân chuối thường bao giờ cũng có lớp bẹ ngoài có màu đậm hơn nhiều so với những lớp bên trong. Do tác động của thời tiết, lớp bẹ ngoài ấy thường có màu ngả nâu như lớp áo bảo vệ cả thân cây. Lá chuối rất to. Hai mặt của lá chuối có màu không đều nhau cho lắm. Mặt trên của lá có màu đậm hơn so với mặt trên có tác dụng nhận lấy ánh mặt trời để tạo thành chất diệp lục.

Còn mặt dưới thì nhạt màu hơn. Trên tàu lá, những đường gân mọc chi chít theo thứ tự nhất định, đều tăm tắp. Những tàu lá chuối không hề mọc cùng một phía mà mọc theo nhiều hướng khác nhau, vươn ra khắp mọi nơi như bàn tay để hứng lấy nắng, lấy gió thiên nhiên. Chuối là một loại cây ăn quả phát triển khá nhanh. Do vậy, chỉ sau khoảng 2 – 3 tháng, cây chuối đã bắt đầu trổ hoa.

Hoa chuối có hình thoi, cũng được tạo thành bởi rất nhiều những lớp áo có màu đỏ tía. Mỗi lớp đều ôm ấp những đài họa bé tí xíu chỉ bằng ngón tay út của chúng ta mà thôi. Chính những đài hoa bé nhỏ này sau này sẽ trở thành những nải chuối thơm ngon. Chuối cũng là loại cây có khả năng thích nghi rất cao, lại nhanh có quả ăn. Do đó, cây chuối cũng được rất nhiều người trồng trong những khu vườn của từng gia đình.

Chuối cũng là một loại cây có rất nhiều những công dụng to lớn. Hầu như các bộ phận ở trên cây chuối đều có thể sử dụng được. Quả chuối là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng cả với chuối xanh và chuối chín. Chuối xanh dùng để ăn cắt lát với những món như thịt ếch, dê, bò… chuối chín có rất nhiều những chất dinh dưỡng năm trong nó. Lõi thân cây chuối và hoa chuối có thể dùng để làm rau sống ăn rất ngon và mát. Lá chuối có thể dùng để gói và bọc thực phẩm. Với những người chăm làm đẹp, hẳn chúng ta đã từng có ít nhất một lần dùng chuối xay nhuyễn để đắp mặt nạ, dưỡng da.

Tất cả những bộ phận trên cây chuối hầu như chúng ta đều có thể sử dụng chúng được. Đó chính là những đặc điểm mà không phải loại cây nào cũng có thể làm được. Thế mới biết, giá trị của cây chuối lớn như thế nào.

Trong đời sống văn hóa, cây chuối cũng được so sánh, liên tưởng tới rất nhiều những hình ảnh. “mẹ già như chuối chín cây”. Hình ảnh của những cây chuối đang có quả chín được so sánh với người mẹ phải hy sinh rất nhiều để chăm lo cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp. Những buồng chuối chín dần thì thân cây lại càng thêm khô héo cũng như người mẹ nuôi con, cho tới khi con cái được lớn khôn trưởng thành thì cũng là lúc mẹ đã già đi, không còn được như ngày nào nữa. Đó chính là sự liên tưởng tương đồng của những người mẹ và cây chuối. Hay như trong những bức tranh của các danh hoa thì hình ảnh của cây chuối luôn được người họa sĩ ưu ái để đưa vào trong những đứa con của mình.

Tóm lại, cây chuối là một loại cây vô cùng hữu dụng và có rất nhiều những giá trị trong nó. Không chỉ giúp cho chúng ta có được thu nhập mà chúng còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người chúng ta để chúng ta biết thêm nhiều hơn về cuộc sống.

Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Cây Mai 💕 15 Mẫu Về Hoa Mai Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cây Chuối Ngắn Gọn – Mẫu 4

Bài văn mẫu thuyết minh về cây chuối ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra trên lớp.

Nhắc đến những loài cây được trồng phổ biến trong vườn nhà người dân Việt Nam ta, không thể không kể đến cây chuối – loài cây nổi tiếng với công dụng triệt để của nó.

Chuối bắt nguồn từ Đông Nam Á và Úc. Nay, chuối được trồng rộng rãi hơn và hiện là loài cây ăn quả được trồng phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. Chuối thường được trồng ở nông thôn và các vùng miền núi, thường được trồng cạnh bờ sông bờ suối để cung cấp đủ nước cho đặc tính ưa nước của cây. Thân chuối là thân giả với dáng thẳng đứng và lớp ngoài nhẵn bóng, được tạo thành từng nhiều bẹ xếp lớp vào nhau, bẹ ở ngoài có màu sẫm hơn màu của bẹ ở trong. Lá chuối to, gân lá dày, khi còn non sẽ có màu xanh nõn ăm ắp nước đến khi về già lá sẽ chuyển thành màu nâu và khô lại.

Hoa chuối mới ra thì hướng lên trời, sau thì càng ngày càng trĩu xuống đất, sau khi rụng hết bẹ thì phát triển trở thành buồng quả. Một buồng chuối thường có 10 nải, vô cùng sai quả, trĩu nặng cả thân cây, thậm chí người trồng phải lấy gậy đẻ cố định thân chuối tránh cho vì buồng chuối quá nặng mà làm đổ cây. Quả chuối là loại quả có hột, khi còn non có màu xanh, sau khi chính thì chuyển thành màu vàng, cong cong như miệng cười duyên của người thiếu nữ. Tuy chuối có nhiều loại những đều mang những đặc điểm chung như trên.

Như đã nói, ta có thể tận dụng triệt để mọi bộ phận của cây chuối. Thân chuối nhiều nước, khi đi rừng, người ta thường lấy nước từ thân chuối đẻ uống thay nước ngọt khi gặp phải tình trạng hết nước dự trữ. Vì có nhiều nước nên thân chuối có thể nổi dễ dàng trên mặt nước, trẻ con vùng nông thôn ngày trước hay dùng thân chuối để thay phao tập bơi ở ao hồ sông suối. Lá chuối cả tươi cả già đều có thể dùng gói bánh, khi tươi có thể đem rửa sạch và bọc nhiều lớp quanh đặc sản nem chua còn khi già thì được khéo léo bọc lấy bánh gai đen, vừa tạo mùi thơm lại vừa bảo vệ môi trường.

Hoa chuối khi chưa kết buồng có thể dùng làm nộm, sau khi kết buồng thành từng nải chuối chín vàng thì lại trở thành món loại quả bổ dưỡng đối với cơ thể. Không chỉ hữu ích trong đời sống sinh hoạt đời thương, chuối còn là loài cây mang ý những ý nghĩa trang trọng. Chuối ở vùng Nam Định xưa từng được vua yêu thích không thôi, là thứ quả ngự dụng của nhà vua và sau cũng đổi tên thành chuối ngự. Còn ngày nay, nải chuối vẫn không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày tết vừa với hàm ý về sự đủ đầy và đoàn kết vừa là sự tưởng nhớ và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên trong dịp tết đến xuân về.

Đến ngày nay, chuối xuất hiện với nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống con người Việt Nam: từ chuối sấy khô đến những món bánh chuối, kem chuối. Và dù đất nước có hiện đại đến đâu, chuối vẫn là thức quả dinh dưỡng được nhân dân ta ưa chuộng và cây chuối vẫn sẽ không ngừng mọc lên ở những vùng nông thôn và vùng núi cao, vừa đem lại kinh tế cho người nông dân vừa là sự lưu giữ một loài cây mang đậm màu sắc văn hóa nước Việt.

Mời bạn tham khảo 🌠 Tả Quả Chuối 🌠 15 Bài Hay Tả Thân, Lá, Hoa, Rễ, Buồng Chuối

Thuyết Minh Về Cây Chuối Ngắn Nhất – Mẫu 5

Tham khảo cách hành văn súc tích mà vẫn giàu hình ảnh trong bài văn thuyết minh về cây chuối ngắn nhất dưới đây.

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong.

Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường…

Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng… và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa.

Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,… vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Cây Chuối Siêu Ngắn – Mẫu 6

Bài văn thuyết minh về cây chuối siêu ngắn với những câu văn đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản nhất.

Đất nước Việt Nam ta có truyền thống nông nghiệp, trồng cây ăn quả lâu năm. Với đất đai màu mỡ và thiên nhiên phù hợp, rất nhiều loại quả ngon ra đời, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong đó, loại quả quen thuộc nhất, loài cây hữu ích nhất chính là cây chuối.

Chuối được trồng ở nhiều nơi với nhiều loại giống khác nhau, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra Bắc đâu đâu cũng có họ hàng nhà chuối sinh sống. Dù là loại chuối nào thì chuối cũng có dáng thẳng, tròn như một cái trụ mọng nước, gồm nhiều bẹ ấp lại mà thành, ở giữa có lõi dẫn chất dinh dưỡng để nuôi sống cây. Phía đầu mỗi bẹ thì có lá mọc xung quanh, mỗi tàu lá có cuống lá dài chạy dọc giữa bản, lá rộng cỡ 40-50cm. Theo thời gian, bộ lá của họ chuối vàng, già, héo quắt đi và nằm rủ khô quanh thân.

Còn củ chuối thì có vỏ đen, sần sùi, khi gọt vỏ ngoài thì để lộ màu ngà đặc trưng. Xung quanh củ có rễ chùm màu nâu hoặc đen, rễ có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Điều không thể không nhắc tới là hoa chuối, hoa có màu phơn phớt hồng giống như bếp lửa của thiên nhiên kỳ diệu. Qua quá trình miệt mài hút chất dinh dưỡng để bồi bổ cho hoa, hoa sẽ phát triển thành buồng chuối, mỗi buồng có từ 8-10 nải, mỗi nải có từ 10-15 quả. Lúc đầu quả còn xanh, lớn dần chín có màu vàng và mùi vị đặc trưng riêng.

Họ chuối cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước, những nải chuối tươi ngon sẽ được thu hoạch về và đóng gói làm hàng xuất khẩu. Còn trong cuộc sống hàng ngày, họ nhà chuối cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người: thân già thì làm phao bè vượt sông; thân non có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát; hoa chuối thì có thể cắt về làm nộm hoặc nấu với ốc, lươn…

Nhưng có một điều rất quan trọng là chuối còn trở thành vật thờ cúng tổ tiên, ngày lễ Tết thì người ta thờ chuối xanh còn ngày giỗ kinh người ta thờ chuối chín. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và dâng hiến tất cả “tuổi xuân” của mình cho con người Việt Nam cả về đời sống vật chất và tinh thần. Nó sẽ luôn là loại cây, loại quả mà mỗi con dân đất Việt luôn tự hào về nhắc về

Cây chuối còn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người không bởi cái hương vị của nó mà là những kí ức không thể phai mờ bên gia đình, bên bạn bè. Hiện nay, tuy chuối vẫn đóng góp một phần không nhỏ trong thu hoạch hằng năm của người nông dân, song cũng đã có rất nhiều những vườn chuối đã bị phá đi do nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy nhưng những kí ức về tuổi thơ chơi trốn tìm trong vườn chuối, lén ba mẹ hái những quả chuối chín sớm hay những hòm đánh trận giả lấy lá chuối làm cờ vẫn mãi là kỉ niệm đẹp nhất không thể phai mờ.

Những thế hệ hôm nay, các em có ít những trải nghiệm ấy, nhưng mỗi khi ăn trái chuối ngọt thơm, hãy nhớ lấy công lao của những người trồng cây đã chăm bón từng ngày để được có quả ngon như ngày hôm nay.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Cây Chuối Hay Nhất 🌼 15 Bài Văn Tả Về Cây Chuối Tiêu

Thuyết Minh Về Cây Chuối Có Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật – Mẫu 7

Để làm bài văn thuyết minh về cây chuối có sử dụng biện pháp nghệ thuật, các em học sinh cần đưa vào bài viết những hình ảnh so sánh, nhân hoá, liên tưởng phong phú.

Việt Nam – một đất nước có khí hậu nhiệt đới, rất thuận tiện cho sự phát triển của các loại cây ăn quả. Cũng chính vì có nhiều loại cây nên chúng thường tranh cãi rất quyết liệt để dành vị trí cao nhất trong sự quan tâm của con người.

Để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng, tại một thành phố nhỏ của Vương quốc Việt Nam đã tổ chức một hội chợ hoa quả mà trong đó có cuộc thi mang tên là “Sắc đẹp thiên nhiên”. Tham gia vào hội thi có tôi là Chuối, chị Vải, cô Mít, chú Sầu Riêng, dì Măng Cụt, cậu Cam và nhiều loại khác nữa. Đồng hành cùng hội chợ hoa quả có sự góp măt của 3 vị giám khảo là Bác Nông Thôn, bà Thành Phố và ông Tiêu Dùng. Trong khuôn viên diễn ra cuộc thi hết sức gây cấn, nóng hổi.

-Để cho chương trình diễn ra liên tục, xin mời anh Chuối lên trình bày về bản thân.-Một MC giới thiệu.

Khi bắt đầu cuộc thi tâm trạng tôi rất lo lắng và hồi hộp nhưng khi dược xướng tên tôi lại thấy niềm tự hào trong tôi dâng lên. Tôi bước lên sân khấu và dõng dạc nói:

-Xin chào tất cả mọi người, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Ngự, họ Chuối. Họ hàng nhà tôi rấ nhiều như anh Chuối Sứ, chị Chuối Cau, bạn Chuối Tây, cô Chuối Hột, chú Chuối Tiêu và nhiều người họ Chuối nữa. Không biết họ nhà Chuối chúng tôi ra đời từ khi nào, nhưng chỉ biết chúng tôi là thành quả từ sự lai tạo chuối rừng của loài người.

-Bạn đã kể cho chúng tôi nghe về họ hàng và nguồn gốc nhà bạn thì bây giờ tôi và mọi người muốn nghe về đặc điểm cấu tạo của bạn được không? -Bác Nông Thôn ngắt lời tôi.

-Vâng, thưa quý vị nhìn bề ngoài tôi thế này thôi nhưng bên trong cấu tạo rất phức tạp. Chuối thì có nhiều loại nhưng mang vẻ bề ngoài khá giống nhau. Gốc (rễ chuối) thuộc loại củ, nằm sâu dưới mặt đất ở độ sâu nửa mét. Thân chuối gồm những bẹ mọng nước hình vòng cung, màu trắng xanh, xếp khít vào nhau thành hình trụ cột, tròn, trơn bóng. Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ như hình tổ ong, rỗng và xốp. Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió nên ngả sang màu nâu, mềm giai như chiếc áo bảo vệ thân chuối. Lá chuối tập trung phần lớn ở ngọn cây.

Tàu lá chuối dài từ 1.5 đến 2 mét. Mặt lá tròn có màu xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt theo độ tuổi. Ở giữa lá là gân chính, 2 bên là chi chít những đường gân nhỏ song song, đều tăm tắp. Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay. Lá chuối non mới nhú có màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm. Sau 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tía, mỗi lớp ôm ấp những đài hoa bé nhỏ như ngón tay mà sau này sẽ phát triển thành những nải chuối.

Một buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây phải oằn mình đỡ lấy. Khi những nải chuối lớn dần, người ta sẽ chặt bỏ đi phần bắp chuối. Còn phần cuối cùng là trái chuối.Trái chuối có hình thon dài với nhiều dạng khác nhau tùy theo loại chuối. Chuối còn sống có màu xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng. Mỗi quả chuối vó cách sinh trưởng và tâm hồn riêng.Khi chín mới dễ bóc.

-Woa!Thật tuyệt vời! Nhìn bạn đơn sơ thế này nhưng cấu tạo khá phức tạp đấy nhỉ? Vậy còn đặc điểm và cách sinh trưởng của nó thì như thế nào nhỉ?-Bà Thành phố tỏ lời khen ngợi.

Khi nghe những lời khen ngợi, tâm trạng tôi cảm thấy rất vui, giúp tôi tự tin nói tiếp:

-Cảm ơn lời khen của bà Thành Phố, và thưa Bà họ nhà Chuối chúng tôi rất dễ sống. Nói thật chứ không phải tự đề cao mình chứ cây Chuối chúng tôi rất dễ dàng thích nghi với mọi loại đất. Chúng tôi thích sống ở khí hậu nhiệt đới như ở đất nước Việt Nam này, ưa nước, nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận.

Nhân giống chuối bằng cách để cây mẹ đẻ cây con rồi đào cây con. Từ khi trồng đến khoảng 3 đến 4 tháng thì cây bắt đầu sinh ra buồng chuối. Khi thu hoạch người ta lại chặt thân cây để những cây con có thể phát triển. Việc chăm sóc không cần quá kĩ lưỡng nhưng họ hàng nhà chuối chúng tôi vẫn có thể phát triển quanh năm.

Khi tôi nói đến đây thì ông Tiêu Dùng ngắt lời tôi:

-Ngay từ khi bạn giới thiệu thì tôi nghe bạn nói có rất nhiều bà con, họ hàng, bây giờ bạn hãy kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không?

-Vâng! Họ nhà Chuối chúng tôi nhiều không kể xiết. Nhưng một số loại chuối đặc biệt như là: Chuối Sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi; Chuối Tây già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20cm, với người phương Tây đây là thực phẩm cao cấp; Chuối Cau có quả nhỏ, khi chín vỏ mỏng, vàng tươi; Chuối Hột trái to, có ba cạnh nổi rõ, ruột chi chít nhưng hột đen như hạt tiêu; còn tôi là Chuối Ngự, quả to, thịt chắc, dẻo và thơm; và còn rất nhiều loại nữa ạ!

-Chắc nhiều loại chuối thế này thì công dụng của nó cũng rất nhiều nhỉ? -Người MC lên tiếng.

-Nói đến công dụng và lợi ích của họ nhà Chuối thì nhiều vô kể thưa quý vị! Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã ” cống hiến ” cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò hay gia súc rất tốt. Còn lá cây thì giúp cho con người trong các việc như là để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để gói bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy lá chuối khô có thể quấn làm nút chai rượu.

Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin, rất tốt cho làn da mịn màng. Chuối xanh được nấu với các loài ốc, lươn,… để khử mùi tanh.Thái ghém ăn với thịt luộc, bê thui, bò nhúng giấm,…Chuối hột dùng để ngâm rượu. Và chủ yếu chuối chín thường dùng để ăn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính.

Chính vì vậy, Chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, chuối cũng như Bưởi hay Hồng, nó cũng là một trong phần trong mâm ngũ quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp Lễ Tết. Trong tâm thức mỗi con người, hẳn là cây chuối tôi là loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.

Sau khi Chuối Ngự kết thúc phần dự thi, thì các loại hoa quả khác như chị Vải, cô Mít hay dì Măng Cụt và nhiều loại khác nữa tiếp tục chương trình bằng bài dự thi của mình. Còn trong cánh gà, anh Chuối Ngự được cánh nhà báo bao vây để chụp hình và đăng lên mạng.

Thời gian cứ thế trôi đi, hội thi cũng đến lúc bế mạc. Ông tiêu dùng đại diện cho toàn thể thần dân của Vương quốc Việt Nam lên phát biểu:

-Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã đến dự buổi lễ ngày hôm nay. Các loại cây ăn quả tham gia hội chợ này đều xứng đáng để nhận giải cao nhất, nhưng chúng tôi phải tìm người xứng đáng hơn cả, đó chính là đại diện của họ nhà Chuối – anh Chuối Ngự. Sở dĩ chúng tôi trao giải cho anh ấy vì Chuối đã gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần.

Cầm kỉ niệm chương của cuộc thi trên tay mà lòng tôi vô cùng tự hào về dòng họ Chuối của mình. Khi nhận giải xong, cánh nhà báo và fan hâm mộ vây quanh để chụp hình tôi và hỏi tôi biết bao nhiêu câu hỏi như: ” Khi nhận giải anh cảm thấy thế nào?” hay ” Cảm xúc của anh bây giờ như thế nào? ”. Tôi nói với tất cả mọi người rằng:

-Tôi là Chuối Ngự, được họ nhà Chuối bầu làm đại diện tham dự hội thi ”Sắc đẹp thiên nhiên ” và dành được giải cao. Tôi cảm thấy đó là một niềm tự hào. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thiên nhiên đất mẹ, người nông dân Việt Nam đã tạo ra chúng tôi ngày hôm nay. Mong rằng cây chuôí chúng tôi sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Gợi ý cho bạn ☘ Tả Cây Cối Hay Nhất ☘ 15 Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Điểm 10

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Chuối Có Sử Dụng Nghệ Thuật – Mẫu 8

Văn mẫu thuyết minh về cây chuối có sử dụng nghệ thuật sẽ là tư liệu văn hay giúp các em học sinh luyện tập những cách diễn đạt đặc sắc và ấn tượng.

Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu.

Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là mười nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc… vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y.

Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặc, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính là đặc sản của vùng Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trồng và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.

Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêmĐầy buồng lạ, màu thâu đêmTình thư một bức phong còn kín,Gió nơi đâu gượng mở xem”

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Cây Chuối Bằng Phương Pháp Tự Thuật – Mẫu 9

Tham khảo bài văn thuyết minh về cây chuối bằng phương pháp tự thuật với một phương pháp tiếp cận và trình bày bài viết vô cùng thú vị, độc đáo.

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon, mỗi loại mang một hình dáng, đặc điểm khác nhau chẳng ai giống ai. Và có lẽ nói đến sự dẻo thơm thì tôi lại là loại quả thơm ngon bậc nhất xứ này đó. Đố các bạn biết tôi là ai? Khó lắm phải không nào? Xin tự giới thiệu với các bạn, chúng tôi là họ nhà chuối-một loại cây ăn quả khắp các bộ phận đều có ích cho con người.

Nguồn gốc tổ tiên của chúng tôi chính là vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Úc, thuộc chi Mu-sa. “Chuối” là tên con người sáng tạo đặt cho chúng tôi và chúng tôi yêu thích cái tên này lắm. Nó đã theo dấu chúng tôi có mặt ít nhất ở 107 quốc gia rồi đó.

Chúng tôi rất thích nước, vì thế người dân thường trồng chúng tôi ở nơi có nhiều ao, hồ hoặc ven sông, suối. Tôi là loài thân thảo lớn nhất thuộc loại rễ chùm lại thêm đặc tính phát triển rất nhanh mà chỉ cần một cây bé xíu là cứ “con đàn cháu lũ”, sinh sôi nảy nở, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu. Cứ như thế mà khi còn rất trẻ, tôi đã là cụ của mấy đàn cháu rồi đấy! Nhưng cũng chính vì đặc tính dễ phát triển nên họ nhà tôi thường ít được săn sóc đến, được trồng ở vườn sau nhà. Người dân xưa đã đưa chúng tôi vào đề tài của một câu ca dao:

“Gió đưa bụi chuối sau hèAnh mê vợ bé bỏ bè con thơ”

Họ hàng nhà chuối chúng tôi rất đông, có cô chuối hương, anh chuối ngự, cậu chuối sứ, em chuối mường nhưng ở quê thường trồng chủ yếu hai loại chuối đó là tôi- chuối Tiêu với hình dáng thuôn dài còn em gái tôi-chuối Tây mập mạp đáng yêu.

Có lẽ hiếm có loại cây nào mà từ gốc tới ngọn, hoa, lá, thân, quả đều có công dụng như họ chuối chúng tôi. Thân chúng tôi mềm, vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng có màu xanh hoặc hồng nhạt. Tôi khoác lớp áo bẹ xốp dày, nằm chồng lên nhau. Hồi còn nhỏ, người ta thái thân chuối ra thành những lát mỏng ăn kèm với với rau sống rất ngon và mát. Sau khi chuối cho buồng, chúng tôi lại được sử dụng để chế biến món ăn cho gia súc. Đây chính là món khoái khẩu của gà, lợn.

Ngoài ra, tôi còn gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ của bọn trẻ con. Cứ mỗi độ hè về, chúng đều rủ nhau đi lấy thân tôi về làm phao tập bơi. Cùng vui đùa dưới nước với chúng khiến chúng tôi vui vẻ lắm. Khi cho buồng, chúng tôi khéo léo sắp xếp các buồng sao cho mỗi buồng chia ra các tầng, mỗi tầng là một nải hay một tay chuối. Mỗi nải có từ mươì hết hai mươi quả, có những buồng dài, trĩu xuống gốc cây.

Các bạn có nhìn thấy những tàu lá xanh dài khoảng 2m, cuộn lại như những que kem màu xanh nhạt có cuống lá chạ dọc ấy không? Đó là những chiếc phong thư mà tôi gửi gắm chị gió đấy. Chúng tôi gọi đó là thư còn con người thì gọi đó là nõn chuối. À, còn anh bạn quan trọng đầy tài năng của chúng tôi: lá chuối- cánh tau đệm đàn “khúc hát chuối” đang đứng so le nhau trên thân tôi đây. Vào những đêm trăng sáng, chúng tôi lại gảy những bản đàn mua vui cùng chị gió, ông Trăng. Ngoài ra, nó còn được dùng để gói nem hay bánh nếp. Còn khi lá khô vẫn không bị bỏ mà lại được dùng để gói bánh gai, làm nút chai rượu. Thật tiện lợi phải không các bạn?

Còn phần màu đỏ tươi, hình dáng như búp sen treo ngược ấy chính là bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối. Tôi thường thấy các bà, các mẹ khi ra thăm tôi mà thấy xuất hiện hoa này mà còn non thì đều cắt mang vào, chẻ nhỏ làm nộm hay nấu cá. Đó là một món ăn rất ngon đấy. Khi hoa nở hết thì cũng là lúc những quả chuối của chúng tôi xuất hiện. Tôi đã từng cố gắng để hoa với quả đơm chung nhưng không thể nào làm được,lúc đó tôi thắc mắc lắm. Chị gió giải thích với tôi rằng tất cả phải từ từ và theo quy luật của tự nhiên.

Và vài ngày sau, khi hoa nở hết, tôi đã thấy xuất hiện những quả chuối xanh bé xíu xiu. Tôi đã rất vui vì đó là lần đầu cũng như lần cuối tôi ra quả. Và cứ thế ngày qua ngày, những quả chuối bé xíu xiu được tôi nâng niu cũng lớn dần. Lúc qủa còn xanh, con người thường dùng để nấu với thức ăn có vị tanh vừa khử được vị tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng, ngon miệng. Khi quả đã chín vàng tươi, ăn không chỉ no, ngon mà còn là mộ chất dinh dưỡng cho da dẻ mịn màng.

Nhưng có một điều vô cùng quan trọng là tôi đã trở thành vật phẩm thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời trên mâm ngủ quả. Lúc này họ lấy nguyên cả nải chứ không tách rời. Không chỉ dừng lại ở đó, tôi chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam,gắn liền với cuộc sống ở nông thôn, đất nước Việt Nam ta. Tôi đã đi vào đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam như thế đó!

Cũng giống như tre nứa, từ xưa tới nay, chúng tôi sinh ra chỉ để phục vụ con người. Cây tre khỏe khoắn, vững chắc mang dáng dấp của người cha còn tôi, mềm mại, dịu dàng mang tính cách của người mẹ. Và đặc biệt,tầm quan trọng và lợi ích của chúng tôi cũng không thua gì tre nứa. Tôi rất mong con người biết quý trọng chúng tôi- một loài cây bình dị, dịu dàng, nhưng có biết bao công dụng với cuộc sống của con người: cả về vật chất và tinh thần.

Mai này,ắt sẽ có những loại cây ngon,bổ,rẻ,có ích hơn chúng tôi nhưng bất kì khi naò con người cần đến chúng tôi đều sẵn sàng có mặt bởi họ và chúng tôi là những người bạn thân thiết lâu đời.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Cây Mai Ngày Tết 🔥 15 Bài Văn Tả Hoa Mai Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cây Chuối Ngự Đại Hoàng – Mẫu 10

Chuối ngự có thể trồng được ở nhiều địa phương, thế nhưng chuối ngự Đại Hoàng là thức quả tiến vua nổi tiếng xưa nay. Tham khảo nhiều hơn với bài văn thuyết minh về cây chuối ngự Đại Hoàng dưới đây:

Nhân dân – Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.

Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.

Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, “ăn” sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.

Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu”.

Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.

Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương

Giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Đào Hay Nhất 🌟 15 Bài Văn Tả Cây Hoa Đào Ngày Tết

Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 8 – Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về cây chuối lớp 8 sẽ giúp các em học sinh tham khảo được những ý văn hay làm phong phú và trau chuốt hơn văn phong của bản thân.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất nước ta rất thích hợp cho việc trồng và phát triển thị trường cây ăn quả. Một trong số đó không thể không kể đến cây chuối, một loại cây quen thuộc với mỗi gia đình, dễ trồng, dễ chăm sóc mà lại mang giá trị dinh dưỡng cao.

Chuối là một loại quả phổ biến trên khắp thế giới, chưa có một văn kiện chính xác nào nói về việc cây chuối đã xuất hiện từ bao giờ, nhưng một điều chắc chắn rằng nó đã xuất hiện từ rất lâu đời và chủ yếu được trồng ở khu vực Đông Nam Á. Chuối không mọc đơn lẻ mà thường mọc thành bụi, ban đầu là một cây non được tách ra từ cây mẹ để trồng, sau đó cây non ấy sẽ hình hành một bụi chuối mới.

Mỗi cây chuối cao từ 2-6m, các bộ phận của cây chuối là: củ chuối, thân chuối, lá chuối, hoa chuối và buồng chuối. Củ chuối là phần nằm ở dưới lòng đất, dễ cây chuối thuộc loại dễ chùm, cây càng phát triển, rễ cây càng lớn. Thân chuối là loại thân mềm, màu xanh nhạt, nhìn trơn và bóng. Thân khá lớn, có cấu tạo đặc biệt. Không phải là thân gỗ như các loại cây ăn quả thông thường, thân chuối được cấu tạo bởi những bẹ chuối, lồng lên nhau thành những vòng tròn to nhỏ, khi cắt ra sẽ thấy rõ. Thân chuối trữ nước rất tốt và cảm giác rất xốp.

Cây chuối không phân chia thành cành to cành nhỏ, từ thân, các bẹ chĩa dài ra và sau đó ta sẽ thấy những lá chuối màu xanh đậm vươn ra. Lá chuối lớn và dài, có tàu dài những gần 2m, từ bẹ lên tàu lá sẽ có một sọc dài. Trên bản lá chuối có những khứa nhỏ và thẳng, khi xé lá chuối sẽ chạy dọc theo đường đó.

Hoa chuối có màu hồng đỏ, là loại lưỡng tính, hoa cái bên trên hoa đực, từ hoa chuối cái sẽ hình thành buồng chuối. Chuối mọc thành buỗng dài, mỗi buồng có khoảng 3-20 nải. Mỗi nải có trung bình 12 quả. Khi còn nhỏ, quả chuối thậm chí chỉ bằng ngón tay, màu xanh và cứng., Khi chín, chuối lớn, chuyển màu vàng, nắn vào sẽ thấy hơi mềm và có những đốm đen trên vỏ. Là một loại cây ưa ẩm, chuối phát triển rất tốt trên đất ẩm và ở môi trường gần ao hồ. Tuy nhiên, vì không phải loại cây bám chắc nên chuối rất dễ bị đổ ngã.

Chuối có rất nhiều loại khác nhau: chuối tiêu, chuối ngự, chuối sứ, chuối hột,… Nếu như chuối tiêu có phần thon và dài thì chuối ngự lại to và ngắn hơn. Cây chuối là một trong những loại cây có nhiều công dụng nhất. Mọi bộ phận của cây chuối đều có thể sử dụng được, lá chuối có thể dùng để gói bánh, đựng thực phẩm, thân chuối có thể cắt nhỏ làm thức ăn cho động vật, hoa chuối có thể làm những món ăn truyền thống độc đáo và lạ miệng.

Quả chuối vốn đã là một loại quả dễ ăn và giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho trí nhớ và đường tiêu hóa. Ngoài ra, chuối còn có thể chữa bệnh và làm mặt nạ dưỡng da rất tốt. Chuối gắn bó với người nông dân ta tự thuở mới lập nghiệp, cây chuối như người bạn đồng gần gũi, có về vùng quên nào mà ta lại không bắt gặp những bụi chuối xanh tốt bên bờ ao. Chuối còn đi vào thơ ca, đây thân thuộc, gần gũi mà mộc mạc.

Cây chuối từ lâu đã có ý nghĩa với nhân dân ta như vậy, đặc biệt là những người sinh ra và lớn lên ở vùng đất nông thôn. Việt Nam có “hàng tre xanh xanh”, có hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”, sao có thể thiếu cây chuối “Quây quần níu giữ cả bầy con/ Dáng mẹ liêu xiêu bám đất mòn” (Dương Đoàn Trọng), đều là những biểu tượng đẹp của một Việt Nam giản dị, yên bình mà thanh khiết.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 – Mẫu 12

Đón đọc bài văn thuyết minh về cây chuối lớp 9 sẽ cung cấp thêm cho các em học sinh những thông tin đa dạng để hoàn thành tốt bài làm của mình và đạt điểm cao.

Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.

Cây chuối thuộc họ Chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng ba trăm giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Nó được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho lá tươi.

Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.

Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt.

Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi… khi phơi khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Đây còn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển. Một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.

Đón đọc tuyển tập 🌠 Tả Cây Tre Hay Nhất 🌠 15 Bài Văn Tả Về Cây Tre Điểm 10

Bài Viết Ngữ Văn Thuyết Minh Về Cây Chuối 9 Đạt Điểm Cao – Mẫu 13

Tham khảo bài viết ngữ văn thuyết minh về cây chuối 9 đạt điểm cao giúp các em học sinh có thêm những cách quan sát mới mẻ, thú vị và độc đáo hơn.

Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.

Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có một đường gân lá nằm ở giữa, hai bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài.

Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho một buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả một buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.

Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cái tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột. Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.

Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem giấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người già và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quý thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là một trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.

Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò, lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mùng một, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.

Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng một năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông một lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Chia sẻ 🌼 Tả Cây Dừa Hay 🌼 15 Bài Văn Tả Lợi Ích Cây Dừa Điểm 10

Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 9 Ngắn Gọn – Mẫu 14

Bài văn thuyết minh về cây chuối lớp 9 ngắn gọn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích mà vẫn giàu ý nghĩa biểu đạt.

Một trong những cây trồng rất phổ biến ở các làng quê của Việt Nam là cây chuối. Đã từ lâu, cây chuối đã trở thành một loại cây có vai trò quan trọng quan trọng với cuộc sống của con người.

Cây chuối thuộc họ Chuối, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á và Úc. Loài chuối được trồng ở khoảng 107 quốc gia trên thế giới. Đa số loại cây được trồng để lấy trái, phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.

Cây chuối thường mọc thành bụi (được gọi là bụi chuối), được trồng bằng cách tách rời cây non, từ cây non sẽ mọc ra bụi cây mới. Thân chuối (hay còn gọi là thân giả) được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng. Thân chuối có thể cao khoảng 2 – 8m, chiều dài của lá có thể kéo dài 3,5m. Như bất kỳ loại cây ăn quả nào, cây chuối cũng có hoa, hoa chuối thuộc loại lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối.

Khi phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển thì sẽ tạo thành buồng chuối. Mỗi buồng chuối có khoảng từ ba đến hai mươi nải. Mỗi nải có thể có tám quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng. Cuối cùng là củ chuối là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân. Củ chuối có thể ăn được – là món ăn gắn với một thời gian khó của dân tộc Việt Nam.

Cây chuối là loài cây ưa ẩm ướt, nên thường sống ở ven các ao, hồ. Có rất nhiều loại chuối khác nhau. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Các bộ phận của cây chuối đều có ích. Chuối là loại trái cây bổ ích cho con người. Nó đã trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao của nhiều nước nhiệt đới. Quả chuối xanh còn có thể dùng làm nguyên liệu nấu ăn (bánh chuối, canh chuối…). Có loại chuối còn dùng để ăn kèm với những món ăn khác như cốm tạo ra thứ hương vị rất ngon miệng. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Tàu lá chuối thường được phơi khô rồi dùng gói lá bánh, gói xôi…

Trong đời sống tinh thần, chuối là một trong những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của ngày tết. Cây chuối còn xuất hiện trong các bức tranh phong cảnh làng quê – trở thành một trong những biểu tượng của thôn quê Việt Nam. Chuối còn xuất hiện trong các bài hát, bài thơ quen…

Như vậy, cuối có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Dù thời gian qua đi thì những cây chuối vẫn gắn bó với người nông dân nói riêng, con người Việt Nam nói chung.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Cây Chuối Lớp 10 – Mẫu 15

Bài văn mẫu thuyết minh về cây chuối lớp 10 sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay để vận dụng vào bài viết của mình.

Đi khắp các làng quê Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh những vườn, bụi chuối xanh mướt với những buồng chuối trĩu nặng. Cây chuối ưa sống ở vùng nhiệt đới, chính vì vậy cây chuối đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người nông dân Việt Nam từ bao đời.

Cây chuối thuộc họ Chuối. Là loại cây được trồng để lấy quả. Cây chuối có một thân ngầm (củ chuối) ở dưới đất.Từ thân ngầm thân giả của cây mọc lên có thể cao từ 3 đến 5 m, có dạng trụ tròn, màu xanh lá khi còn non, màu nâu hơi đỏ khi trưởng thành. Giữa thân chuối là nơi các tàu lá mọc ra.

Ban đầu tàu lá cuộn tròn như một chiếc ống chồi dần lên từ giữa ngọn cây, sau đó lá chuối từ từ xòe ra và tàu chuối cũng không vươn lên bầu trời nữa mà từ từ ngả ngang xuống bởi vì lúc này tàu lá chuối đã lớn và nặng hơn. Tàu lá chuối giống như một chiếc quạt cầm tay lớn, xanh mướt không tì vết. Nhưng sau khi bị gió quật, lá chuối rách thành nhiều mảnh. Và khi già, lá chuối sẽ có màu nâu, héo rũ xuống thân cây chuối.

Tàu là chuối sẽ thay phiên nhau mọc lên, cho đến khi cây trưởng thành cây chuối giống như một chiếc ô vững mình đứng trong gió. Rồi vào một buổi sáng tinh mơ nào đó, bạn sẽ bất ngờ nhìn thấy hoa chuối mọc ra từ giữa thân cây. Hoa chuối có màu đỏ đậm, cấu tạo như một búp sen hướng xuống mặt đất. Từng lá của hoa chuối sẽ nở rồi cuộn lên phía cuống chuối, làm lộ ra nải chuối với những quả chuối bé chỉ bằng ngón tay út. Trong một hoa chuối có rất nhiều nải chuối nhưng để khiến quả to, đều, đẹp người ta sẽ không để hoa chuối nở hết mà cắt hoa đi để dành chất dinh dưỡng nuôi quả lớn.

Bộ phận nào của cây chuối cũng mang những lợi ích riêng. Ngày nay, không mấy ai còn biết tới củ chuối nhưng trong thời kỳ nghèo đói của cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, củ chuối đem hầm lên là một loại thức ăn chống đói quen thuộc với người nông dân. Thân cây chuối cũng được đem thái nhỏ dùng để làm thức ăn cho các loại gia súc.

Lá chuối thì lại được dùng để gói bánh. Những chiếc bánh giậm, bánh giò được gói bằng lá chuối xanh mướt. Gạo nếp trắng óng lên vị xanh, dậy hương thơm của lá là một món ăn ngon được làm vào các dịp lễ hoặc để ăn lót dạ vào buổi sáng. Món nem chua Thanh Hóa cũng dùng những chiếc là chuối để gói tạo độ thơm cho nem. Lá chuối khô không chỉ dùng để gói bánh gai mà còn được dùng làm chất đốt. Ngay cả hoa chuối người ta cũng nghĩ ra món nộm giải ngán hay món gỏi ngon tuyệt. Còn quả chuối cũng được ăn với nhiều cách khác nhau.

Chuối khi còn xanh được dùng để nấu với thịt hoặc xương, ta cũng có thể đem chuối xắt lát đem chiên tẩm đường hoặc sấy khô tạo thành một món ăn vặt ngòn ngọt, giòn tan. Chuối chín mang nhiều chất dinh dưỡng có thể ăn trực tiếp hoặc làm thành các loại chè, bánh.

Cây chuối rất dễ sinh trưởng trong môi trường đất ẩm. Ta chỉ cần lấy củ chuối vùi vào trong đất ẩm, sau vài ngày thân chuối sẽ mọc lên. Cây chuối ưa nắng nhưng trong điều kiện ít nắng cây vẫn phát triển tuy nhiên sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn. Có rất nhiều loại chuối khác nhau như: chuối tiêu, chuối hột, chuối hương, chuối ngự, nhưng đặc biệt nhất là loại chuối ngự. Loại chuối này dáng quả nhỏ, chỉ to bằng hai ngón tay chụm lại, khi chín chuối có màu vàng cam đẹp mắt, cuống có màu xanh tươi nên ngày xưa loại chuối này thường được dùng để tiến vua.

Giống như cây lúa, cây cau, cây chuối là loài cây quen thuộc với người nông dân việt Nam từ hàng nghìn năm này, là người bạn thân thiết, là một thứ không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam ta.

SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Một Cây Hoa Mà Em Yêu Thích 💧 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cây Chuối Bằng Tiếng Anh – Mẫu 16

Trau dồi từ vựng phong phú hơn và củng cố lại những cấu trúc ngữ pháp cơ bản với văn mẫu thuyết minh về cây chuối bằng tiếng Anh như sau:

Tiếng Anh:

Banana is a very nutritious fruit which provides us a lot of vitamins, and we should eat one banana everyday.

There are many kinds of banana, but in general, it has a elongated and curved shape with a rind which can be torn of easily. Bananas grow in clusters which hanging from the top of the trees, and later people usually separate them into smaller bunches. Banana has an acrid taste when it is still green, and the flesh is a little bit crunchy. When it is ripe, it becomes softer, and the inside turns out to be very sweet and delicious.

Although banana can be found in a lot of countries, it is original from the tropical regions. The best bananas need to be planted in the tropical nations and then export to the others.

Banana is quite expensive in the West, but we can have it for a very low price in Vietnam and that’s awesome.

Tiếng Việt:

Chuối là một loại trái cây rất bổ dưỡng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vitamin, và chúng ta nên ăn một quả chuối mỗi ngày.

Có nhiều loại chuối, nhưng nói chung, nó có hình dạng dài và cong với vỏ có thể được lột dễ dàng. Chuối phát triển thành từng buồn treo trên đỉnh của cây, và sau đó người ta thường tách chúng thành những nải nhỏ hơn. Chuối có vị chát khi nó còn xanh, và thịt nó hơi giòn. Khi nó chín, nó trở nên mềm hơn, và bên trong hóa ra rất ngọt và ngon.

Mặc dù chuối có thể được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia, nhưng nó có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Chuối tốt nhất cần được trồng ở các quốc gia nhiệt đới và sau đó xuất khẩu sang những nước khác.

Chuối là một loại trái cây khá đắt ở phương Tây, nhưng chúng ta có thể có nó với một mức giá rất thấp ở Việt Nam và điều đó thật tuyệt vời.

Khám phá thêm 🍀 Tả Cây Hoa Giấy, Giàn Hoa Giấy Hay 🍀 15 Bài Văn Điểm 10

Từ khóa » Cây Chuối ở Quê Em