6 Bước để Làm Huyết đồ Thủ Công Kết Hợp Với Máy Huyết Học Tự động

  • Phiên bản máy tính
  • GIỚI THIỆU
  • TÀI LIỆU XÉT NGHIỆM
  • CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
  • TIN XÉT NGHIỆM
  • KIỂM CHUẨN XÉT NGHIỆM
  • KHÁCH HÀNG - DỰ ÁN
  • DOWNLOAD-SERVICE
  • LIÊN HỆ
  • MÁY XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH
  • HÓA CHẤT MÁY MIỄN DỊCH CLIA
  • MÁY ELISA, EIA, ĐỊNH LƯỢNG
  • KÍT ELISA, EIA, ĐỊNH LƯỢNG
  • MÁY XÉT NGHIỆM SINH HÓA
  • HÓA CHẤT MÁY SINH HÓA
  • MÁY XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC
  • HÓA CHẤT MÁY HUYẾT HỌC
  • MÁY XÉT NGHIỆM ĐIỆN GIẢI
  • HÓA CHẤT MÁY ĐIỆN GIẢI
  • MÁY XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
  • MÁY XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU
  • THIẾT BỊ PHÒNG XÉT NGHIỆM
  • TEST THỬ NHANH KHÁC
  • HÓA CHẤT XÉT NGHIỆM KHÁC
  • VẬT TƯ PHÒNG XÉT NGHIỆM
  • TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÁC
Trang chủ
Đào tạo kỹ thuật xét nghiệm
  • 6 bước để làm huyết đồ thủ công kết hợp với máy huyết học tự động
  • Trong bài viết trước mình đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện xét nghiệm huyết đồ hoàn toàn thủ công với 15 bước cơ bản. Tuy nhiên như mình đã nói hiện nay rất ít cơ sở còn thực hiện hoàn toàn thủ công như vậy mà hầu hết sẽ kết hợp giữa làm thủ công và chạy máy huyết học tự động.
  • Thông tin sản phẩm
  • Giá Call
  • Hãng sản xuất BM Group
  • Bảo hành
  • Số lượt xem 9406
  • Mua Nhanh
Trong bài viết trước mình đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện xét nghiệm huyết đồ hoàn toàn thủ công với 15 bước cơ bản. Tuy nhiên như mình đã nói hiện nay rất ít cơ sở còn thực hiện hoàn toàn thủ công như vậy mà hầu hết sẽ kết hợp giữa làm thủ công và chạy máy huyết học tự động. Vậy cách làm này có lợi thế gì so với làm thủ công hoàn toàn. Theo kinh nghiệm mình thấy cách làm này thứ nhất là độ chính xác cao hơn, thứ 2 là thời gian thực hiện sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nhưng khi kết hợp như vậy bạn cần làm những gì bằng tay và những gì chạy máy. Đương nhiên việc chạy máy sẽ cho ta hầu hết các thông số như số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố, thể tích khối hồng cầu, MCV, MCH. MCHC, RDW, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu đầy đủ (với loại máy laser), số lượng tiểu cầu, hồng cầu lưới ( số ít loại máy làm được)...Như vậy thủ công ta cần làm những gì nữa? Theo kinh nghiệm của mình ngoài chạy máy được các thông số như trên thì phần thủ công ta cần nhuộm giemsa 1 lam máu dàn và 1 lam hồng cầu lưới. Ngoài ra khi có bất thường về số lượng hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu thì bạn cũng nên đếm lại thủ công để kiểm soát lại kết quả của máy. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện 6 bước này.1. Lấy máu và kéo lam.Cũng giống như cách làm huyết đồ thủ công thì cách làm huyết đồ kết hợp này cũng cần lấy máu tĩnh mạch. Bạn sẽ lấy khoảng hơn 2 ml máu tĩnh mạch của bệnh nhân. 2 ml máu bạn sẽ bơm vào ống chống đông EDTA và lắc đều để chạy máy và làm xét nghiệm khác. Phần máu còn lại trong bơm tiêm bạn sẽ nhỏ ra 4 lam kính sạch và kéo 4 lam máu dàn. Như vậy bạn vừa có máu chống đông để chạy công thức máu trên máy vừa có lam máu dàn không chống đông để nhuộm công thức bạch cầu và đánh giá chất lượng tiểu cầu.2. Phân tích công thức máu trên máy huyết học tự động.Với ống máu đã chống đông ở trên bạn sẽ tiến hành chạy trên máy huyết học tự động, lưu ý là bạn phải lắc thật đều trước khi chạy máy. Tùy vào thiết bị bạn có mà chạy 18 thông số, 24 thông số hay hơn. Với máy chỉ phân tích được 18 thông số bạn sẽ có hầu hết các chỉ số của 3 dòng tế bào máu, riêng phần công thức bạch cầu bạn chỉ có được số lượng bạch cầu Mono, Lympho, Bạch cầu hạt (bao gồm trung tính, ưa acid, ưa base mà không phân định rõ từng loại), ngoài ra bạn cũng không có thông số hồng cầu lưới.Sau khi máy chạy xong (chỉ mất trên dưới 1 phút), bạn nhìn vào kết quả này và đánh giá các bất thường nếu có ví dụ như giảm hồng cầu, giảm huyết sắc tố, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu.... Có thể bất thường ở một dòng tế bào, hai dòng tế bào hoặc cả 3 dòng. Tùy vào chỉ số bất thường mà ta sẽ quyết định trong bước thủ công cần làm lại chỉ số nào ví dụ giảm số lượng hồng cầu thì ta sẽ đếm lại hồng cầu, tăng bạch cầu thì ta sẽ đếm lại bạch cầu...3. Nhuộm và đọc lam máu dàn.Với 4 lam máu dàn ở trên ta sẽ tiến hành nhuộm giemsa. Đầu tiên bạn cố đinh cả 4 lam bằng cồn 90 độ, chờ lam khô bạn nhuộm 2 lam còn 2 lam lưu lại. Cách nhuộm và kinh nghiệm nhuộm đẹp mình đã trình bày khá kỹ trong bài 7 lưu ý để làm một tiêu bản máu dàn ngoại vi đẹp. Sau khi nhuộm xong bạn sẽ tiến hành đánh giá trên kính hiển vi. Với huyết đồ lam nhuộm này vô cùng có ý nghĩa. Khi quan sát lam nhuộm này bạn cần phải trả lời được các vấn đề như sau:Dòng hồng cầu: Đặc điểm phân bố trên tiêu bản thế nào? Có ngưng kết hay xếp thành chuỗi tiền hay không. Kích thước có đồng đều hay không? Nếu không đồng đều thì loại to hay loại nhỏ chiếm ưu thế? Hồng cầu có nhược sắc hay bình sắc? Hình dạng hồng cầu có bất thường như có dạng hình liềm, hình bia bắn, hình giọt nước, hình răng cưa, hình gai hay không? Trong hồng cầu có các bất thường như thể Howell-Jolly, các chấm ưa base, thể Pappenheimer, vòng Cabot, thể Heizn, ký sinh trùng sốt rét hay không? Có hồng cầu non ra máu ngoại vi hay không? Nếu xuất hiện hồng cầu non thì là giai đoạn nào? số lượng nhiều hay ít...Dòng Bạch cầu: Tỉ lệ % từng loại bạch cầu trung tính, lympho, mono, acid, base? Có bạch cầu non ra máu ngoại vi hay không? Nếu có thì là giai đoạn nào? tỉ lệ là bao nhiêu?Dòng tiểu cầu: Độ tập trung tiểu cầu có tốt không? (Tốt là từ 10-15 tiểu cầu đứng tập chung với nhau thành 1 đám), Kích thước tiểu cầu có đều nhau không? Cố tiểu cầu khổng lồ hay không? nhiều hay ít...4. Nhuộm và đọc hồng cầu lưới.Bạn sẽ lấy 2 giọt máu ủ với 2 giọt xanh cresyl bão hòa để nhuộm hồng cầu lưới. Sau khi ủ xong bạn kéo 2 lam, để khô và đánh giá trên kính hiển vi? Kinh nghiệm để nhuộm hồng cầu lưới tốt xem bài viết 5 kinh nghiệm để nhuộm hồng cầu lưới máu ngoại vi đẹp. Khi quan sát hồng cầu lưới trên kính hiển vi bạn sẽ đếm trong khoảng 1000 hồng cầu trưởng thành xem có bao nhiêu hồng cầu lưới, từ đó tính tỉ lệ % cầu hồng cầu lưới.5. Làm lại các chỉ số bất thường.Như mình đã nói ở trên việc làm lại chỉ số nào phụ thuộc vào kết qủa công thức máu sau khi bạn chạy máy. Nhưng kinh nghiệm của mình cho thấy thường bạn chỉ cần kiểm tra lại số lượng các dòng tế bào. Các thông số như huyết sắc tố hay thể tích khối hồng cầu bạn không cần làm lại vì 2 thông số này kết quả của máy luôn chính xác hơn kết quả làm thủ công. Bạn có thể đếm lại số lượng chỉ một dòng, hai dòng hoặc cả 3 dòng tế bào máu. Kinh nghiệm của mình cho thấy nếu không có bất thường lớn như hồng cầu non ra máu, hồng cầu bị vỡ thì kết quả của máy cũng rất chính xác đặc biệt với các máy dùng 2 hoặc 3 nguyên lý để đếm. Mình thấy đếm lại thường số lượng bạch cầu, tiểu cầu là tương đối giống nhau giữa thủ công và làm máy, còn số lượng hồng cầu thường làm thủ công đếm được ít hơn so với máy. 6. Tổng hợp và trả kết quả xét nghiệm. Sau khi đã làm đầy đủ như trên bạn sẽ tổng hợp lại kết quả và ghi vào phiếu trả kết quả. Phần kết quả trên lam máu nhuộm giemsa và lam hồng cầu lưới bạn trả đúng như bạn đã làm. Còn phần kết quả bạn làm lại các chỉ số bất thường thì tùy vào bạn đánh giá mà lựa chọn trả kết quả theo máy hay theo thủ công bạn đã làm. Việc điền các kết quả, ghi nhận xét mình đã nói khá kỹ trong bài Kinh nghiệm làm huyết đồ thủ công với 15 bước cơ bản. Các bạn đọc thêm để rõ cách trả kết quả. Trên đây mình đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong cách làm huyết đồ thủ công kết hợp với máy huyết học tự động qua 6 bước. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thể làm được xét nghiệm huyết đồ một cách nhanh chóng và chính xác. Mọi thắc mắc, trao đổi vui lòng phản hồi tại đây. Tags 6 bước để làm huyết đồ thủ công kết hợp với máy huyết học tự động 6 bước để làm huyết đồ thủ công kết hợp với máy huyết học tự động SẢN PHẨM CÙNG LOẠI
  • Cách sử dụng các loại Pipet trong phòng xét nghiệm

    Cách sử dụng các loại Pipet trong phòng xét nghiệm

    Mã:Cách sử dụng các loại Pipet trong phòng xét nghiệm
  • Cách bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm

    Cách bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm

    Mã:Cách bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm
  • Cách lấy, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm làm xét nghiệm hóa sinh

    Cách lấy, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm làm xét nghiệm hóa sinh

    Mã:Cách lấy, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm làm xét nghiệm hóa sinh
  • Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

    Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm

    Mã:Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm
  • Một số lưu ý khi vận hành máy miễn dịch Immulite 2000XPi

    Một số lưu ý khi vận hành máy miễn dịch Immulite 2000XPi

    Mã:Một số lưu ý khi vận hành máy miễn dịch Immulite 2000XPi
  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật

    Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật

    Mã:Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật
  • Hướng dẫn trả và tư vấn kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật

    Hướng dẫn trả và tư vấn kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật

    Mã:Hướng dẫn trả và tư vấn kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật
  • 15 bước để xét nghiệm tinh dịch đồ thủ công theo WHO 2010

    15 bước để xét nghiệm tinh dịch đồ thủ công theo WHO 2010

    Mã:15 bước để xét nghiệm tinh dịch đồ thủ công theo WHO 2010
  • 9 lưu ý khi xét nghiệm tinh dịch đồ

    9 lưu ý khi xét nghiệm tinh dịch đồ

    Mã:9 lưu ý khi xét nghiệm tinh dịch đồ
  • 7 lưu ý để làm một tiêu bản máu dàn ngoại vi đẹp

    7 lưu ý để làm một tiêu bản máu dàn ngoại vi đẹp

    Mã:7 lưu ý để làm một tiêu bản máu dàn ngoại vi đẹp
  • 5 kinh nghiệm để nhuộm hồng cầu lưới máu ngoại vi đẹp

    5 kinh nghiệm để nhuộm hồng cầu lưới máu ngoại vi đẹp

    Mã:5 kinh nghiệm để nhuộm hồng cầu lưới máu ngoại vi đẹp
  • 5 lưu ý để đếm tiểu cầu thủ công chính xác

    5 lưu ý để đếm tiểu cầu thủ công chính xác

    Mã:5 lưu ý để đếm tiểu cầu thủ công chính xác
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm công thức máu

    Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm công thức máu

    Mã:Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm công thức máu
  • 6 kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiệm pháp Von-Kaulla

    6 kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiệm pháp Von-Kaulla

    Mã:6 kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiệm pháp Von-Kaulla
  • Một số kinh nghiệm khi sử dụng pipet trong phòng xét nghiệm

    Một số kinh nghiệm khi sử dụng pipet trong phòng xét nghiệm

    Mã:Một số kinh nghiệm khi sử dụng pipet trong phòng xét nghiệm
  • 3 xét nghiệm theo dõi bệnh nhân tiểu đường

    3 xét nghiệm theo dõi bệnh nhân tiểu đường

    Mã:3 xét nghiệm theo dõi bệnh nhân tiểu đường
  • Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ

    Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ

    Mã:Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ
  • Cách làm 3 loại chứng và ý nghĩa của nó trong định nhóm máu

    Cách làm 3 loại chứng và ý nghĩa của nó trong định nhóm máu

    Mã:Cách làm 3 loại chứng và ý nghĩa của nó trong định nhóm máu
  • 3 xét nghiệm phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2

    3 xét nghiệm phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2

    Mã:3 xét nghiệm phân biệt đái tháo đường typ 1 và typ 2
  • Một số lưu ý khi sử dụng máy huyết học ABX Pentra DX 120

    Một số lưu ý khi sử dụng máy huyết học ABX Pentra DX 120

    Mã:Một số lưu ý khi sử dụng máy huyết học ABX Pentra DX 120
Trang chu Mobile email cho chung toi 0938238868 Bạn muốn bán hàng qua website www.hoachatxetnghiem.com.vn gửi bảng giá Dearler và End user vào email: phuvinhmed@gmail.com

Thiết bị xét nghiệm

Máy miễn dịch, sinh hóa, huyết học, điện giải, đông máu, nước tiểu, khí máu, vi sinh, ....

* Hotline: 0938.23.8868

* phuvinhmed@gmail.com

* Hoachatxetnghiem.com.vn

Test thử nhanh các loại

Bệnh truyền nhiễm, sốt xuất huyết, viêm gan, hiv, bệnh lao, hô hấp, tiêu hóa, sinh sản

* Hotline: 0938.23.8868

* phuvinhmed@gmail.com

* Hoachatxetnghiem.com.vn

ELISA, EIA, F-EIA kits

Bệnh lây truyền, bệnh dị ứng, tự miễn, bệnh rốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh dạ dầy, ...

* Hotline: 0938.23.8868

* phuvinhmed@gmail.com

* Hoachatxetnghiem.com.vn

CLIA - Hóa phát quang

Sàng lọc trước sinh, sàng lọc ung thư sớm, sàng lọc bệnh tim mạch, bệnh thận, tiểu đường...

* Hotline: 0938.23.8868

* phuvinhmed@gmail.com

* Hoachatxetnghiem.com.vn

Hóa chất xét nghiệm: Vedalab, Snibe, NeoMedica, Alere dertermin, Alere Abon, SD , CTK, ... : 4 Phiên bản PC Về đầu trang
0938238868