Đếm Tế Bào Máu Tổng Số (Complete Blood Count-CBC)

  • Trang chủ
  • Xét nghiệm y tế

Đếm tế bào máu tổng số (Complete blood count-CBC)

BioMedia

Đếm tế bào máu tổng số hay còn gọi là xét nghiệm máu huyết học – là phép phân tích y học đánh giá lượng hemoglobin trong máu, lượng hồng cầu, chỉ thị màu, lượng bạch cầu, tiểu cầu. Phân tích máu lâm sàng cho phép xác định lượng bạch cầu và tốc độ lắng hồng cầu (ESR).

Phép phân tích này có thể phát hiện tình trạng thiếu máu (hemoglobin giảm- wbc), quá trình viêm nhiễm (bạch cầu, công thức bạch cầu), trạng thái của thành mạch (tiểu cầu), nghi ngờ nhiễm giun sán (wbc), nghi ngờ các quá trình ác tính trong cơ thể. CBC được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh do phóng xạ.

1. Quy trình

Người lấy máu sẽ lấy máu qua tĩnh mạch, thu máu vào ống đã chứa chất chống đông máu (EDTA, đôi khi là citrate). Mẫu này sau đó được chuyển đến thư viện. Đôi khi, các mẫu này được lấy từ ngón tay bằng pipet Pasteur để xử lý ngay lập tức bởi máy đếm tự động.

Trước đây, việc đếm các tế bào trong máu bệnh nhân được thực hiện một cách thủ công, lam kính được chuẩn bị chứa mẫu máu của bệnh nhân sẽ được quan sát dưới kính hiển vi. Ngày nay, nhìn chung quá trình này đã được tự động hóa bằng việc sử dụng máy phân tích tự động, chỉ sử dụng khoảng 10-20% mẫu so với phương pháp truyền thống.

2. Đếm tế bào máu tự động

Máu được trộn đều (không phải là lắc) và được đặt vào một cái khay trong máy phân tích. Thiết bị này sử dụng dòng chảy tế bào, trắc quang và lỗ hổng (apertures) để phân tích các yếu tố khác nhau trong máu. Kết quả được in ra hoặc gửi đến một máy tính (Hình 1).

800px-CBC_report

Hình 1: Đếm tế bào máu toàn phần được thực hiện bởi máy phân tích tự động.

(Nguồn ảnh: https://en.wikipedia.org)

Các máy đếm tế bào máu hút ra một lượng rất nhỏ mẫu qua một ống hẹp, theo sau là một lỗ hổng và tế bào dòng laze. Con mắt cảm biến laze sẽ đếm số tế bào đi qua lỗ và nhận dạng chúng; được gọi là flow cytometry. Hai cảm biến chính được sử dụng là máy dò ánh sang (light detector) và trở kháng (electricial impedance). Thiết bị này sẽ đo các loại tế bào trong máu bằng việc phân tích thông tin về kích thước và các mặt của ánh sáng khi chúng đi qua các tế bào (gọi là mặt trước và mặt bên). Các thiết bị khác sẽ đo các đặc tính khác nhau của tế bào để phân loại chúng.

Bởi vì một máy đếm tế bào tự động có thể đếm được nhiều tế bào nên các kết quả này rất có giá trị. Tuy nhiên, các tế bào bất thường trong máu có thể không được xác định đúng, đòi hỏi cần kiểm tra lại bằng tay các kết quả của thiết bị và xác định bất cứ các tế bào bất thường nào không thể định loại.

Ngoài việc đếm, đo lường và phân tích các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, máy huyết học tự động cũng đo lượng hemoglobin trong máu và trong mỗi tế bào hồng cầu. Điều này được thực hiện bằng việc thêm chất pha loãng để làm ly giải tế bào, sau đó bơm vào cuvet spectro-photometric. Sự thay đổi màu của dung dịch ly giải tương đương với thành phần hemoglobin của máu. Thông tin này có thể rất hữu ích đối với các bác sĩ, những người đang cố gắng xác định nguyên nhân thiếu máu của bệnh nhân. Nếu như các tế bào hồng cầu nhỏ hơn hoặc lớn hơn bình thường, hoặc nếu có nhiều sự biến đổi về kích thước tế bào hồng cầu, thông tin này có thể giúp cho các xét nghiệm chuyên sâu và cấp thiết cho quá trình chẩn đoán để bệnh nhân có được sự điều trị nhanh nhất.

3. Đếm tế bào máu thủ công

Dụng cụ đo huyết học (Hemocytometer) (buồng đếm chứa một lượng nhất định máu pha loãng và được chia thành các đường lưới) được sử dụng để tính toán số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trên một lít máu (Hình 2). (Việc pha loãng và các đường lưới là cần thiết do có quá nhiều tế bào không liên quan).

Hình 2: Dụng cụ đo huyết học- Hemocytometer (nhìn từ mặt bên).

(Nguồn ảnh: http://www.microbehunter.com/)

Để xác định số lượng tế bào bạch cầu khác nhau, người ta tạo một cái “blood film”, là lượng lớn tế bào bạch cầu (ít nhất 100) được đếm. Điều này cho biết tỉ lệ tế bào mỗi loại. Bằng việc nhân tỉ lệ này với tổng số tế bào bạch cầu, ta sẽ xác định được toàn bộ số lượng tế bào bạch cầu.

Việc đếm thủ công rất hữu ích trong trường hợp máy phân tích tự động không thể đếm một cách chính xác các tế bào bất thường, ví dụ như các tế bào không có ở người bình thường và chỉ quan sát được trong máu ngoại vi với điều kiện huyết học nhất định. Tuy nhiên, việc đếm thủ công là đối tượng cho sai số chọn mẫu vì có quá ít tế bào được đếm được so với việc phân tích tự động.

Các nhà kỹ thuật y học kiểm tra “blood film” thông qua kính hiển vi đối với một vài CBC (Complete blood count), không chỉ để tìm kiếm tế bào bạch cầu bất thường, mà còn tìm sự biến đổi về hình thái tế bào hồng cầu, là một công cụ chẩn đoán quan trọng (Hình 3). Mặc dù các máy đếm tự động cho kết quả nhanh và đáng tin cậy về số lượng, kích thước trung bình và sự biến đổi kích thước của tế bào hồng cầu nhưng chúng không thể phát hiện được hình thái của tế bào. Thêm nữa, bình thường một số tiểu cầu của bệnh nhân sẽ hợp lại thành một khối trong dung dịch chống đông máu EDTA, điều này làm việc phân tích tự động cho kết quả sai thường là cho số tiểu cầu bị thấp hơn. Trong khi đó, người quan sát lam kính có thể nhìn thấy các khối tiểu cầu và ước tính được số lượng tiểu cầu thấp, trung bình hoặc cao.

800px-Manual_Yeast_Cell_counting_with_a_Microscope

Hình 3: Đếm tế bào máu thủ công sử dụng kính hiển vi quang học, luôn sử dụng một lam kính đặc biệt, được gọi là dụng cụ đo huyết học (Hemocytometer). (Nguồn ảnh: https://en.wikipedia.org)

4. Các thông số máu

Hiện nay, hầu hết các chỉ thị được xác định tương ứng từ 5 đến 24 thông số trên máy phân tích huyết học tự động theo vị trí. Trong số đó, các thông số chủ yếu là lượng bạch cầu, nồng độ hemoglobin, hematocrit, lượng hồng cầu, thể tích trung bình hồng cầu, hàm lượng trung bình hemoglobin, phân bố một nửa kích thước (half-size distribution) hồng cầu, lượng tiểu cầu, thể tích trung bình tiểu cầu.

a) Bạch cầu (WBC-L) – các tế bào máu được tạo ra ở tủy xương và hạch lympho. Các loại bạch cầu: bạch cầu hạt (đa nhân trung tính, đa nhân ưa axit, đa nhân ưa kiềm), tế bào đơn nhân và tế bào lympho.

Bình thường, hàm lượng bạch cầu trong máu: (4,5- 11) x 109 tế bào/ l

Bạch cầu giảm (leukopenia) thường do: bất sản, thiểu sản tủy xương; các tác động phóng xạ ion hóa, bệnh phóng xạ; sốt thương hàn ; bệnh virut; sốc phản vệ ; Bệnh Addison – Biermer ;do ảnh hưởng của một số loại thuốc (sulfonamit và một số thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroit, thyreostatic, thuốc chống động kinh, thuốc uống chống co thắt); bất sản và thiểu sản tủy xương; hóa chất và thuốc làm tổn thương tủy xương; bệnh cường lách (nguyên phát, thứ phát); bệnh bạch cầu cấp; xơ hóa tủy; hội chứng loạn sản tủy; u tương bào ; các khối u di căn trong tủy xương; thiếu máu ác tính, v.v.

Bạch cầu tăng (leukocytosis) thường do: viêm cấp tính; mưng mủ, nhiễm trùng huyết; nhiều bệnh xâm nhiễm do vi rút, vi khuẩn, nấm và các tác nhân khác; u ác tính; tổn thương mô; nhồi máu cơ tim; trong khi mang thai (cuối thai kỳ); sau khi sinh-giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ; sau khi luyện tập thể thao.

b) Hemoglobin (Hb, Hgb): Có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng, khi các tình trạng bệnh lý làm giảm hemoglobin, dẫn đến thiếu oxy ở mô.

Hàm lượng hemoglobin bình thường (Người khỏe mạnh)

Nam

Nữ Trẻ em
135-160 (130-170) g/ l 120-140 (120-150) g/ l

120-140 g/ l

Hemoglobin tăng được quan sát thấy ở: bệnh eritremii nguyên phát và thứ phát; mất nước (hiệu ứng giả do nồng độ hồng cầu tăng); hút thuốc quá nhiều (thông tin của NSO bất hoạt về chức năng).

Hemoglobin giảm được quan sát thấy ở:chứng thiếu máu; hydrat hóa tăng (hiệu ứng giả do pha loãng máu – “pha loãng” máu, thể tích huyết tăng tương ứng với tiểu thể tổng số).

c) Hematocrit (HCT) (bình thường 0,39-0,49), phần (% = l/ l) của thể tích máu tổng số, có thể phân bố chocác tế bào máu. Máu gồm 40-45% các yếu tố cấu thành (hồng cầu, tiểu cầu, tế bào bạch cầu) và 60-65% tế bào chất. Hematocrit là tỷ lệ huyết cầu với huyết tương.

d) Hồng cầu (RBC-E): có vai trò trong việc vận chuyển oxy tới các mô và duy trong các quá trình oxi hóa sinh học của cơ thể.

Hàm lượng hồng cầu bình thường (Người khỏe mạnh)

Nam Nữ

Trẻ em

(4,20-5,60) x 1012/l (3,80-5,10) x 1012/l

(3,80-4,90) x 1012/l

Lượng hồng cầu tăng (Polycythemia) thường gặp ở một bệnh như: u tân sinh; bệnh thận u đa nang; phù nề bể thận; tác động của corticosteroit ; bệnh và hội chứng Cushing; điều trị bằng steroit.

Sự tăng tương đối nhỏ lượng tế bào hồng cầu có thể đi kèm với sự tăng lên của máu do bỏng, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu.

Lượng hồng cầu giảm thường gặp khi mất máu; thiếu máu; mang thai; giảm cường độ hình thành hồng cầu trong tủy xương; gia tăng phá hủy hồng cầu; hydrat hóa tăng.

e) Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) trong micromet khối (micron) hoặc femtolitrah (PL) (bình thường là 80-95 PL).

f) Hàm lượng trung bình của hemoglobin (MCH) trong một hồng cầu trong các đơn vị tuyệt đối (bình thường 27-31pg).

Nồng độ trung bình của hemoglobin trong hồng cầu (MCHC) (bình thường 320-370 g/l), phản ánh độ bão hòa hemoglobin của hồng cầu. MCHC giảm quan sát thấy ở các bệnh phá vỡ tổng hợp hemoglobin. Do MCHC là tham số huyết học ổn định nhất, tham số này được sử dụng làm chỉ thị cho lỗi máy móc hoặc lỗi trong chuẩn bị mẫu cho nghiên cứu.

g) Độ phân bố tương đối về kích thước của hồng cầu (RDW) còn được gọi là “độ không đồng đều hồng cầu”- chỉ thị của tính không đồng nhất của hồng cầu, được tính như hệ số biến thiên của thể tích trung bình của hồng cầu.

h) Lượng tiểu cầu (PLT): hàm lượng tuyệt đối của tiểu cầu(bình thường 150-400 x109 tế bào/ l) trong các tế bào máu, liên quan đến khả năng đông máu.

i) Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) (bình thường 10,7 PL).

j) Tốc độ lắng hồng cầu (ESR) – yếu tố chỉ chỉ không đặc hiệu về tình trạng bệnh lý của cơ thể.

ESR bình thường (Người khỏe mạnh) (mm/h)

Nam

Nữ

Trẻ em

dưới 60 tuổi trên 60 tuổi dưới 60 tuổi trên 60 tuổi trẻ sơ sinh

dưới 6 tuổi

lên đến 8 lên đến 15 lên đến 12 lên đến 20 0-2

12-17

Tăng ESR xảy ra do: bệnh xâm nhiễm và bệnh viêm, bệnh kollagenozah; bệnh thận, gan và các rối loạn nội tiết, trong thời kỳ mang thai, thời kỳ hậu sản, kinh nguyệt; gãy xương; phẫu thuật; thiếu máu.

Giảm ESR xảy ra do: tăng bilirubin huyết; tăng nồng độ axit mật; suy hệ tuần hoàn mạn tính; bệnh eritremii;giảm fibrinogen huyết.

Giá trị này có thể tăng với các trạng thái sinh lý chẳng hạn như nạp thức ăn (lên đến 25mm/h), khi mang thai (lên đến 45mm/h).

Dịch và tổng hợp từ Wikipedia

BioMedia VN

BioMedia Việt Nam
Sản phẩm - Công nghệ mới
Hệ thống thử nghiệm hoạt tính và độc tính tế bào NK
Máy giải trình tự gen điện di mao quản 3500
Máy điện di mao quản phân tích đoạn DNA/RNA Fragment Analyser
Máy PCR Gradient 96 giếng
Máy Realtime PCR 7500

Các bài viết cùng chủ đề

Đếm tế bào máu tổng số (Complete blood count-CBC)

20-01-2016

Đếm tế bào máu tổng số hay còn gọi là xét nghiệm máu huyết học – là phép phân tích y học đánh giá lượng...

Chẩn đoán ung thư thể rắn bằng xét nghiệm máu

20-01-2016

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản có khả năng chẩn đoán những ung thư thể rắn, theo dõi...

Hóa học lâm sàng

09-03-2016

Hóa học lâm sàng (hay còn được biết đến là hóa học bệnh học, hóa sinh lâm sàng hay hóa sinh y học) là một...

Khám phá mới làm thay đổi mọi hiểu biết về quá trình sinh máu

20-01-2016

Các nhà khoa học về tế bào gốc đã khép lại nhận thức hiện hành về cách mà máu người được sản xuất trong cơ...

Từ khóa » Cách đếm Tế Bào Máu Thủ Công