6 Bước Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Nước Sôi

☰ MỤC LỤC

  • 6 bước sơ cứu khi bị bỏng nước sôi dưới đây sẽ giúp vết bỏng nhanh lành, không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo. Mời Quý bạn đọc tham khảo.
    • 1. Làm nguội bớt vết thương
    • 2. Giữ sạch cho vết bỏng nước
    • 3. Rửa vết bỏng nước với xà phòng
    • 4. Dùng lá nha đam
    • 5. Bôi thuốc kháng sinh
    • 6. Xử lý vết phồng

6 bước sơ cứu khi bị bỏng nước sôi dưới đây sẽ giúp vết bỏng nhanh lành, không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo. Mời Quý bạn đọc tham khảo.

sơ cứu bỏng nước sôi tại nhà sơ cứu khi bị bỏng nước sôi
Khi bị bỏng nước sôi thì việc đầu tiên là rửa vết thương dưới vòi nước lạnh

Khi bị bỏng nước sôi thì việc đầu tiên là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng, càng sớm càng tốt. Sau đó thực hiện 6 bước sau đây:

1. Làm nguội bớt vết thương

Rửa vết thương dưới vòi nước lạnh. Để chỗ bỏng dưới vòi nước lạnh đang chảy từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy vết bỏng hết đau, trong trường hợp này chỉ cần dùng nước lạnh là đủ. Việc dùng nước đá chưa hẳn là tốt khi thực hiện với vết bỏng.

Trường hợp bị bỏng do chất lỏng gây ra (dầu, nước sôi, axit), trước hết phải cởi bỏ y phục bị ướt ra (trước khi vết bỏng hình thành bọng nước), tiếp đó mới xả nước lạnh vào chỗ bị bỏng. Nếu quần áo bị dính vào vết thương, đừng cố cởi bỏ ra, hãy rửa vết thương dưới nước lạnh bên ngoài lớp vải và sau đó đi tìm bác sĩ để biết cách chăm sóc bệnh nhân bỏng

Việc rửa vết thương dưới nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn.

2. Giữ sạch cho vết bỏng nước

Một số người cho rằng những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm… có thể làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên điều đó không đúng, thực ra phương pháp tốt nhất là giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng. Nếu vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm, bạn có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng làm đau đớn mà thôi.

3. Rửa vết bỏng nước với xà phòng

Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc một dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, lau vết bỏng cho khô sau khi rửa.

4. Dùng lá nha đam

Nha đam có tác dụng làm vết thương mát hơn, dễ chịu hơn và không bị khô nứt. Ngoài lá nha đam, bạn có thể dùng mật ong, khoai tây hay các nguyên liệu khác để chữa trị vết bỏng nhẹ. Các hiệu thuốc tây đều có bán loại kem chứa tinh chất nha đam để bôi lên vết bỏng, vì vậy bạn có thể dùng thuốc bôi này hoặc lá nha đam tươi bôi lên hiệu quả đều như nhau.

5. Bôi thuốc kháng sinh

Đối với vết bỏng nhẹ ít có khả năng nhiễm trùng.Nhưng đối với vết bỏng lớn hơn, khả năng bị nhiễm trùng làm vết thương lan rộng và lâu khỏi hơn. Vì vậy, sau khi thực hiện sơ cứu bỏng nước sôi như trên bạn nên dùng các loại kem bôi vết bỏng có chứa thành phần kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc.

6. Xử lý vết phồng

Vết phồng hay còn gọi là bọng nước xuất hiện 1-2 hôm sau khi bị bỏng. Đối với bọng nước nhỏ, tốt nhất là không được chọc vỡ. Vết bọng nước sẽ tự mất sau một thời gian tùy vào vết bỏng nặng hay nhẹ

Ăn một số thực phẩm, nước trái cây có chứ vitamin C để tăng sức để kháng cho cơ thể như vitamin C, D…. có trong cam, chanh. Phương pháp chữa bỏng trên có hiệu quả ngay cả khi áp dụng để điều trị vết bỏng dầu ăn gây ra.

Nguồn: nacurgo

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Sôi