Cách Xử Trí Bỏng Nước Sôi | Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn

15 Th11 2018 Lưu ý khi xử trí bỏng nước sôi

Trinh Tan Lap taimuihongsg circle

THAM VẤN BỞI BÁC SĨ

THS.BS. Trịnh Tấn Lập

Bác sĩ Da liễu Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Sài Gòn

Trong tất cả các nguyên nhân gây ra bỏng thì bỏng do nước sôi là nguyên nhân  thường gặp nhất trong sinh hoạt. Hầu hết các trường hợp bị bỏng đưa đến cấp cứu đều chưa được xử trí đúng cách. Các vết bỏng được người nhà bôi rất nhiều thứ như: lá cây, thuốc đánh răng, xát muối, thậm chí cả nước mắm…

Nếu không được xử trí đúng cách có thể làm vết bỏng nặng thêm hoặc gây nhiễm trùng.  Do đó, để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng do bỏng gây ra thì việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng. Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cách xử trí bỏng nước sôi tại nhà mà các bạn cần nắm rõ.

Cách xử trí – sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

  • Nhanh chóng để vùng bị bỏng nước sôi ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị phỏng tránh các viêm nhiễm.
Cách xử trí bỏng nước sôi tại nhà
Sơ cứu bỏng nước sôi tại nhà
  • Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị phỏng nước sôi lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Lưu ý khi bị bỏng nước sôi

  • Không nên bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng như muối, mỡ trăn, kem đánh răng … điều này sẽ khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.
Lưu ý khi xử trí bỏng nước sôi
Lưu ý khi bỏng nước sôi
  • Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiết vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
  • Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
  • Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Các bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

1

Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

2

Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn 6 – 8 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

3

Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) 9-15 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

4

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) 441 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM (Xem bản đồ)

5

Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp 9 – 15 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN nieng rang tre em co nhung phuong phap nao luc nao nen nieng cho tre Niềng răng trẻ em có những phương pháp nào? Lúc nào nên niềng cho trẻ? trieu chung sot xuat huyet o tre em theo tung giai doan ba me can biet Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em theo từng giai đoạn ba mẹ cần biết niềng răng trong suốt Niềng răng trong suốt là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình niềng răng sốt virus ở trẻ em Sốt virus ở trẻ em: Dấu hiệu, cách chăm sóc và điều trị hiệu quả FacebookTwitterLinkedInCopy Previous Next

Search

+

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Sôi