6 Cách Giảm đau Nhức Xương Khớp Lúc Giao Mùa - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Một cuộc khảo sát do Đại học Manchester, Anh, thực hiện trên 13.000 bệnh nhân xương khớp cho thấy, phần lớn người tham gia cảm nhận các cơn đau nhức xương khớp tăng lên cả về tần suất lẫn cường độ trong những ngày trời mưa, lạnh, độ ẩm cao, áp suất không khí giảm và gió nhiều.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thanh Tú (Khoa Nội cơ xương khớp - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, ở Việt Nam, khoảng 30% người trưởng thành gặp vấn đề về xương khớp, nhiều người bệnh được ví là "máy dự báo thời tiết trong nhà" bởi có thể đoán chính xác lúc nào trời chuyển lạnh hay có áp thấp nhiệt đới.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh Tú cho biết thêm, khi nhiệt độ hạ xuống đột ngột, cơ thể có xu hướng dự trữ năng lượng, giảm sự hoạt động của hệ tuần hoàn, kể cả sự lưu thông dịch khớp, dẫn đến cọ xát giữa các đầu xương tăng lên gây sưng và đau. Mặt khác, vào mùa mưa, áp suất khí quyển giảm và độ ẩm tăng làm cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh, khiến bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt với người bệnh nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động, đặc biệt là các khớp linh hoạt như khớp gối, cột sống, cổ tay, cổ vai gáy...
Thời tiết cũng là yếu tố tác động làm xuất hiện cơn đau đầu tiên ở những người mới chớm bệnh. Nhiều người, đặc biệt là người trẻ đang bình thường nhưng bỗng một ngày trời trở lạnh, các khớp tự dưng khô, cứng, tê nhức và khó vận động. Những cơn đau này thoáng qua và thường biến mất khi thời tiết trở lại bình thường, khiến nhiều người chủ quan bỏ qua các cảnh báo và để lỡ cơ hội kiểm soát bệnh từ sớm.
Ngoài những yếu tố trên thì có một nguyên nhân quan trọng đến từ hệ miễn dịch. Những thay đổi từ áp suất không khí, độ ẩm, nhiệt độ... cũng tác động lên hệ thống bảo vệ lớn nhất của cơ thể. Khi hệ miễn dịch có sự xáo trộn sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống các mô liên kết, mà cơ xương khớp là mô liên kết lớn nhất trên cơ thể nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Cách giảm đau xương khớp khi giao mùa
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh Tú khuyên người bệnh khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như đau nhức xương khớp, cứng khớp, khớp kêu khi cử động, tê buốt chân tay... cần hết sức lưu tâm vì đây là triệu chứng cảnh báo khớp đang bị tổn thương. Người bệnh nên kết hợp các biện pháp dưới đây để khớp được "bảo dưỡng" đúng mức.
Luôn giữ ấm cho cơ thể
Ngay cả khi ở trong nhà, người bệnh cần giữ ấm cơ thể trong những ngày trời mưa, lạnh bằng cách mặc ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất, hạn chế để chân, tay bị ẩm ướt và cần nhanh chóng lau khô người sau khi đi mưa. Ngoài ra, vào những ngày trời lạnh hoặc chuyển mùa, người bệnh xương khớp nên tắm bằng nước ấm, ngâm chân với nước ấm để giúp các khớp được thư giãn và đỡ đau hơn.
Xoa dầu hoặc chườm nóng
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng do trời lạnh, cần làm nóng hoặc ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Với việc chườm nóng, bệnh nhân có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm đặt lên vùng bị đau, nên chườm mỗi lần khoảng 15-20 phút và không nên chườm quá nóng tránh bỏng da. Một lưu ý quan trọng là không xoa dầu và chườm nóng lên vùng khớp viêm cấp với các biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau.
Xoa bóp nhẹ nhàng
Các khớp ở bàn tay, ngón tay, gối, bàn chân, vai... dễ bị tê cứng lúc trái gió trở trời. Lúc này, người bệnh có thể thực hiện một vài động tác xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng khớp bị đau, căng cứng như dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn lên chỗ đau, vừa bóp vừa xát ở hai chân, day bóp gót chân, xoay và xoa bóp cổ tay, bóp nắn các cơ quanh vai, cột sống cổ...
Ăn uống đúng cách
Các loại thức ăn, đồ uống lạnh, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, muối... có thể khiến đau khớp lúc giao mùa chuyển nặng hơn, cần hạn chế tối đa. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng như canxi, vitamin A, C, D, omega 3; ăn các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, rau lá xanh cùng trái cây.
Khi thời tiết vào đông hoặc mưa lạnh, nhiều bệnh nhân thường quên uống nước, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng quá trình viêm và khiến sụn khớp dễ tổn thương, gây đau nhức nhiều hơn. Do đó, ngay cả khi trời lạnh, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết (khoảng 2-2,5 lít nước/ngày), ưu tiên uống nước ấm.
Thường xuyên vận động
Khi trời lạnh, nhiều người có xu hướng lười vận động, thích ngồi hoặc nằm yên một chỗ. Tuy nhiên, khi khớp vốn đã tê cứng do ảnh hưởng thời tiết, cộng thêm ít vận động sẽ khiến khớp thêm căng cứng, giảm tiết dịch nhờn, sụn khớp và xương dưới sụn không được nuôi dưỡng sẽ làm tăng cảm giác đau và đẩy nhanh quá trình hư tổn, thoái hóa khớp.
Vì vậy, người bệnh nên duy trì vận động nhẹ nhàng, vừa sức kết hợp tập 5-10 phút/lần, 2-3 lần/ngày với các động tác phù hợp như yoga, dưỡng sinh. Điều này nhằm duy trì sự cung cấp các dưỡng chất cần thiết đến sụn khớp, hạn chế tình trạng cứng, dính khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân xương khớp nên tránh vận động mạnh hoặc tập các bài tập quá sức gây ra tác dụng ngược, đồng thời nên hạn chế tập các môn ngoài trời như đi bộ, đạp xe vào những ngày trời lạnh hoặc có gió.
Sử dụng sản phẩm giảm đau an toàn cho xương khớp
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thanh Tú, nếu áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên nhưng không cải thiện, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn (OTC) để giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng, tự ý tăng liều vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Hiện nay, xu hướng mới trong hỗ trợ cải thiện bệnh khớp là sử dụng các sản phẩm giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên, được khoa học kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn.
Các tinh chất như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate... gần đây đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu, chứng minh về khả năng điều hòa miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa quá trình viêm tiến triển, tăng cường chất lượng dịch khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Việc bổ sung sản phẩm chứa các tinh chất này sẽ góp phần đẩy lùi các cơn đau khớp lúc chuyển mùa, giúp khớp được nuôi dưỡng trở nên dẻo dai, chắc khỏe hơn.
Anh Ngọc
Từ khóa » Trời Mưa Bị Nhức Chân
-
Tại Sao Thay đổi Thời Tiết Lại đau Xương Khớp? | Vinmec
-
Đau Nhức Chân Tay Khi Thay đổi Thời Tiết - 3 Nguyên Nhân điển Hình
-
Đau Nhức Xương Khớp Vào Mùa Lạnh Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Cách Ngừa đau Khớp Vào Mùa Mưa, Lạnh - VnExpress Sức Khỏe
-
Tại Sao Bệnh đau Nhức Xương Khớp Thường Chuyển Biến Xấu Khi ...
-
Khắc Phục Mệt Mỏi, đau Nhức Khi Thay đổi Thời Tiết - CDC Bắc Ninh
-
Khắc Phục Các Cơn đau Nhức Xương Khớp Khi Thay đổi Thời Tiết
-
Đau Nhức Xương Khớp Khi Thời Tiết Chuyển Mùa Có đáng Lo Ngại?
-
Đau Nhức Xương Khớp Khi Thay đổi Thời Tiết Và Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
Đau Xương Khớp Mùa Lạnh – Đâu Là Nguyên Nhân? Cách Phòng Tránh
-
6 Phương Thuốc Khắc Phục đau Khớp Khi Trời Lạnh
-
Tại Sao Lại đau Nhức Chân Tay Khi Thay đổi Thời Tiết? - Elipsport
-
Đau Nhức Khớp Đầu Gối Khi Trời Trở Lạnh Phải Làm Sao?
-
ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT