Cách Ngừa đau Khớp Vào Mùa Mưa, Lạnh - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Vì sao bệnh khớp thường diễn ra vào mùa mưa, lạnh
Khớp là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, trung niên và người chơi thể thao, vận động mạnh. Vào mùa mưa, lạnh, bệnh có xu hướng tăng cao. Do đó, số bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị bệnh về xương khớp tăng vọt trong mùa này.
Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp gồm: xương sống, khớp hông, khớp gối, khớp tay - chân. Khi trời mưa, lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công.
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây chứng vẹo cổ cấp, vận động khớp khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, thậm chí có thể gãy xương. Bệnh nhân bị gút cũng có thể tái phát viêm khớp cấp trong tiết trời lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.
Ở người già, các chức năng cơ thể bị suy yếu, khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và đau. Mỗi sáng thức dậy, họ có thể rơi vào tình trạng cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay (do ngồi xổm, đứng, gác chân ở một tư thế quá lâu). Người bệnh phải gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
Thời gian cứng khớp có thể kéo dài hàng giờ, gây đau đớn, không thể cử động được. Đây là biểu hiện của chứng viêm khớp thấp. Nếu không chú ý điều trị và giữ gìn sức khỏe dễ dẫn tới sưng đau khớp kéo dài, nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tàn phế.
Các bệnh mãn tính như viêm, thoái hóa khớp, thấp khớp cũng trở nặng khi trời mưa, lạnh vì sức đề kháng của cơ thể giảm.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau khớp
Theo trang Health Sina, những nguyên nhân gây các chứng bệnh liên quan đến khớp, gồm: lười vận động; tập thể dục sai cách; ăn nhiều, cơ thể mập mạp; ít ăn rau quả và trái cây; trầm cảm; thiếu vitamin D...
Để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp trong mùa mưa, lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là tay, chân; có chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Lưu ý tư thế khi làm việc, nhất là công việc phải bê vác, kéo, nâng vật nặng. Tư thế lúc nghỉ cũng phải đảm bảo đúng, tránh nửa nằm, nửa ngồi, gối đầu cao quá lâu.
Bệnh nhân khớp cần tập thể dục thường xuyên. Chọn hình thức tập phù hợp, các môn được khuyến khích như đạp xe, bơi hoặc có thể huấn luyện sức mạnh giúp cơ bắp bảo vệ đầu gối.
Với người bị khớp gối, không nên làm động tác ngồi xổm hay khom người. Không nên vận động quá nhiều, người thích đi bộ nên giảm cường độ. Nên phân chia các tư thế khác nhau, đừng chỉ làm một tư thế suốt ngày.
Ăn nhiều rau, thịt nạc và trái cây có thể giảm nhẹ cơn đau khớp. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, nước uống nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thiếu hụt vitamin D liên quan đến các cơn đau khớp. Vì thế bạn cần bổ sung dinh dưỡng có chứa vitamin D. Cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ vitamin D và canxi. Mọi người nên đi khám và tư vấn định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý cơ xương khớp.
Bệnh nhân cũng có thể áp dụng mẹo dân gian để giảm đau xương khớp. Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Một cách khác là ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng mỗi ngày, một lần vào thời gian thuận lợi, khoảng 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng Chondro Support dạng viên uống từ Nhật Bản để cung cấp hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là Chondroitin Sulfate.
Chondroitin Sulfate có chức năng giữ nước trong mô sụn, bảo vệ sụn, tăng độ đàn hồi và dẻo dai cho sụn khớp. Sử dụng Chondro Support thường xuyên sẽ giúp giảm đau khớp.
Thu Ngân
Từ khóa » Trời Mưa Bị Nhức Chân
-
Tại Sao Thay đổi Thời Tiết Lại đau Xương Khớp? | Vinmec
-
Đau Nhức Chân Tay Khi Thay đổi Thời Tiết - 3 Nguyên Nhân điển Hình
-
Đau Nhức Xương Khớp Vào Mùa Lạnh Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
6 Cách Giảm đau Nhức Xương Khớp Lúc Giao Mùa - VnExpress
-
Tại Sao Bệnh đau Nhức Xương Khớp Thường Chuyển Biến Xấu Khi ...
-
Khắc Phục Mệt Mỏi, đau Nhức Khi Thay đổi Thời Tiết - CDC Bắc Ninh
-
Khắc Phục Các Cơn đau Nhức Xương Khớp Khi Thay đổi Thời Tiết
-
Đau Nhức Xương Khớp Khi Thời Tiết Chuyển Mùa Có đáng Lo Ngại?
-
Đau Nhức Xương Khớp Khi Thay đổi Thời Tiết Và Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
Đau Xương Khớp Mùa Lạnh – Đâu Là Nguyên Nhân? Cách Phòng Tránh
-
6 Phương Thuốc Khắc Phục đau Khớp Khi Trời Lạnh
-
Tại Sao Lại đau Nhức Chân Tay Khi Thay đổi Thời Tiết? - Elipsport
-
Đau Nhức Khớp Đầu Gối Khi Trời Trở Lạnh Phải Làm Sao?
-
ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT