6 Cách Trị Ho Bằng Gừng Hiệu Quả Nhanh, Dễ Áp Dụng

Cách trị ho bằng gừng là mẹo giảm nhanh triệu chứng ho, đau rát họng,… bằng dân gian an toàn, cho hiệu quả tốt và được nhiều người sử dụng. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về những cách dùng gừng trị ho cũng như tác dụng của loại thảo dược này với sức khỏe..

Thành phần, công dụng của gừng

Trong những cây thuốc nam dễ kiếm, phổ biến thì gừng là loại cây rất đa dụng. Có thể sử dụng mọi bộ phận từ gừng để làm thuốc trị bệnh, trong đó phải kể đến các cách trị ho bằng gừng đem lại hiệu quả cao. 

Theo Đông y, có rất nhiều cách chế biến các bài thuốc từ gừng như sau:

  • Gừng tươi (sinh khương): Vị thuốc có vị cay, tính ôn ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đầy trướng, hóa đàm chỉ ho, rất tốt trong các trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm, người ớn lạnh
  • Gừng khô (can khương): Vị thuốc có tính ôn ấm nhiều hơn so với sinh khương, sử dụng trong các bài thuốc trị đầy bụng, lạnh bụng, cảm lạnh
  • Vỏ gừng (khương bì): Vị thuốc sử dụng trong các bệnh phù thũng ở các chi hoặc phù toàn thân
  • Củ gừng đốt cháy thành than (hắc khương): Vị thuốc cay, hơi đắng, có tính ôn, ấm. Thường được sử dụng nhằm phế nhiệt, cơ thể cần hạ nhiệt do hư hỏa
Cách trị ho bằng gừng hiệu quả
Cách trị ho bằng gừng hiệu quả

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra một số tác dụng dược lý đáng chú ý của gừng như sau:

  • Tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh: Hoạt chất Gingerol trong gừng có khả năng ức chế các vi khuẩn, virus đường hô hấp rất tốt. Đặc biệt là virus RSV – nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý hô hấp, phổ biến ở trẻ nhỏ.
  • Tác dụng long đờm, giảm ho: Với tính ôn ấm, vị cay, bổ phế, gừng có khả năng tiêu đờm, tán hàn.  giảm ho, đẩy chất nhày trong họng.
  • Tác dụng kháng histamin: Trong gừng có thành phần kháng histamin và acetylcholin, giảm sự co thắt cơ trơn ruột, rất tốt cho tiêu hóa, dạ dày, đại tràng
  • Tác dụng kháng nấm: Gừng có chứa các hoạt chất ức chế sự phát triển của nhiều chủng nấm (ví dụ như: Microcosmum Gypseum; Trichophyton mentagrophytes; Paecilomyces;…)
  • Một số tác dụng khác: Giảm đau, hạ sốt, cường tim, chống viêm loét đường tiêu hóa, chống nôn 

6 cách trị ho bằng gừng hiệu quả tại nhà

Có nhiều cách trị ho bằng gừng cho hiệu quả rất tốt. Người bệnh có thể chế biến và kết hợp gừng với nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác để tăng cường hiệu quả điều trị ho, đau rát họng. Một số cách thường dùng gồm:

1. Cách trị ho bằng gừng tươi

Bài thuốc trị ho sử dụng gừng tươi mang lại hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng ho, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu rất tốt. Cách dùng như sau:

Cách trị ho bằng gừng tươi, dễ chế biến mà hiệu quả cao
Cách trị ho bằng gừng tươi, dễ chế biến mà hiệu quả cao

Cách thực hiện trị ho với gừng tươi như sau:

  • Ngậm gừng tươi: Rửa sạch, gọt vỏ, thái lát gừng tươi thành miếng vừa ăn. Ngậm trong cổ họng một lúc, nhai nuốt nước, bỏ bã. Sử dụng 2 lần/ngày giúp giảm ho hiệu quả
  • Uống trà gừng: Giã nhuyễn 1 củ gừng tươi, thêm nước và nấu sôi khoảng 10-15 phút. Khi uống có thể hòa thêm 1 thìa mật ong. Mỗi ngày uống 1 tách vào buổi sáng sau khi ăn 30 phút
  • Tắm nước rượu gừng: Ngâm gừng tươi với rượu trắng sau đó pha với nước tắm ấm. Bài thuốc này chỉ sử dụng cho người lớn, tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ

2. Cách trị ho bằng gừng và mật ong

Mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm kết hợp với gừng cho hiệu quả trị ho rất tốt. Một số cách làm đơn giản như sau:

  • Cách 1: Nướng 1 củ gừng nhỏ, để nguội, bóc vỏ, giã nhuyễn, trộn với mật ong nguyên chất. Khi sử dụng, pha 1 thìa nước cốt mật ong gừng với nước ấm, ngày uống 2-3 lần.
Sử dụng mật ong trong các cách trị ho bằng gừng để tăng hiệu quả
Sử dụng mật ong trong các cách trị ho bằng gừng để tăng hiệu quả
  • Cách 2: Chuẩn bị 4-5 quả quất, 1 củ gừng tươi, 3-4 thìa mật ong nguyên chất. Quất cắt đôi, gừng đập dập hoặc thái lát, thêm mật ong và chưng cách thủy khoảng 15-20 phút. Chắt lấy nước dùng 1-2 thìa cà phê/lần, chia 2-3 lần/ngày

Lưu ý: Phương pháp này không thích hợp với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc

3. Bài thuốc gừng chưng đường phèn trị ho

Đường phèn có vị ngọt thanh, tính bình, tác dụng bổ phế, tiêu đờm và thanh nhiệt. Sử dụng cách trị ho bằng gừng và đường phèn trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho gió. Bài thuốc này còn rất tốt cho mẹ bầu với tác dụng an thai, chống nôn mửa, ốm nghén

Kết hợp đường phèn và gừng để trị ho hiệu quả
Kết hợp đường phèn và gừng để trị ho hiệu quả

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi 1 củ
  • Đường phèn: 2-3 viên

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, gọt bỏ vỏ, thái thành lát mỏng vừa ăn hoặc thái sợi
  • Thêm vào bát cùng đường phèn
  • Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút
  • Để nguội, chắt lấy phần nước cốt sử dụng
  • Sử dụng 2-3 lần/ngày, kiên trì sử dụng 5-7 ngày để thấy hiệu quả

4. Cách trị ho bằng lê và gừng

Lê là loại quả có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, chỉ ho, thanh nhiệt, sinh tân dịch. Bài thuốc trị ho bằng gừng và ho có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác. Cách làm như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 quả lê, 1 củ gừng, 1-2 viên đường phèn (có thể thay bằng mật ong). Rửa sạch lê, thái miếng vừa ăn, gừng bỏ vỏ, đập dập và trộn đều với lê. Thêm đường phèn, chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút. Để nguội bớt, ăn cả nước và cái.
Cách trị ho bằng gừng và quả lê
Cách trị ho bằng gừng và quả lê
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 quả lê; ½ củ gừng tươi, 3 quả táo đỏ, kỷ tử, đường phèn. Rửa sạch lê, cắt bỏ phần núm, khoét phần hạt và một phần lõi. Gừng đập dập, băm nhỏ, thêm vào bên trong quả lê cùng táo đỏ, kỷ tử, đường phèn. Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút, khi sử dụng ăn cả phần cái và nước

5. Cách trị ho bằng gừng và muối

Muối hạt có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cổ họng, nhanh chóng làm lành các ổ viêm loét. Do đó, muối hạt có thể kết hợp với cách trị ho bằng gừng để gia tăng hiệu quả. 

Trị ho đơn giản với gừng và muối
Trị ho đơn giản với gừng và muối

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch gừng, gọt vỏ và thái thành lát mỏng
  • Trộn gừng với muối hạt đã chuẩn bị khoảng 5-10 phút 
  • Lấy 1 – 2 lát gừng ngậm vào cổ họng
  • Nhai miếng gừng, nuốt nước và nhả bã
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng ho

Lưu ý: Không nuốt gừng do có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Bài thuốc này không thích hợp với trẻ nhỏ vi trẻ nhỏ không biết, có thể nuốt bã gừng. Mặt khác, vị gừng hăng, cay khiến trẻ khó sử dụng.

6. Bài thuốc trị ho với gừng và chanh tươi

Chanh là một loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Do đó, cách trị ho bằng gừng và chanh tươi được sử dụng nhiều cho người bệnh ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng.

Cách trị ho bằng gừng và chanh tươi
Cách trị ho bằng gừng và chanh tươi

Nguyên liệu 

  • Gừng tươi: 1 củ nhỏ (20g)
  • Chanh tươi: 4-5 quả
  • Đường: 2 thìa cà phê
  • Lá me tươi: 1 nắm

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu.
  • Gừng thái sợi, chanh vắt lấy nước cốt, bỏ phần bã
  • Cho gừng và lá me vào nồi, thêm 2 bát nước đun sôi khoảng 15 phút
  • Cho nước cốt chanh và đường vào, khuấy đều hỗn hợp
  • Chắc lấy phần nước uống 3 lần mỗi ngày với liều lượng: người lớn 3-4 thìa/lần; trẻ nhỏ 1-2 thìa/lần

Lưu ý khi sử dụng cách trị ho bằng gừng tại nhà

Các cách trị ho bằng gừng đều dễ thực hiện tại nhà, tương đối lành tính và có thể sử dụng lâu dài. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Mẹo chữa ho bằng gừng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, Trường hợp nặng người bệnh cần đến cơ sở y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tác dụng của mẹo chữa dân gian tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
  • Không sử dụng bài thuốc từ gừng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày, viêm gan, viêm loét tá tràng, sỏi mật, cao huyết áp, tiểu đường và có bệnh lý tim mạch
Không lạm dụng các cách trị ho bằng gừng tránh bệnh diễn tiến nặng hơn
Không lạm dụng các cách trị ho bằng gừng tránh bệnh diễn tiến nặng hơn
  • Không nên dùng cho các chứng ho kèm sốt cao, miệng khô và khát. Nên sử dụng trong các trường hợp ho do lạnh, cảm lạnh hoặc dị ứng
  • Các bài thuốc từ gừng thường có vị cay, không thích hợp với trẻ nhỏ. Có thể thêm đường phèn/mật ong để gia tăng hương vị. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
  • Không nên lạm dụng các bài thuốc trị ho từ gừng với phụ nữ mang thai. Sử dụng lâu ngày hoặc quá liều lượng có thể dẫn đến chảy máu bất thường, ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và đứa bé
  • Gừng còn có tác dụng chống đông máu, chống chỉ định dùng cùng các thuốc như Aspirin, Coumarin,…
  • Kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống lành mạnh để nhanh chóng khỏi bệnh

 Các cách trị ho bằng gừng rất an toàn và hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng ho. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp. Để nâng cao hiệu quả, người bệnh nên chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian chữa bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Cách trị ho bằng tắc (quất) chưng mật ong (đường phèn)
  • 12+ cách trị ho nhanh nhất tại nhà, đơn giản mà hiệu quả
  • 10 loại thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Ho Rút Ruột Rút Gan KHỎI NGAY Sau 1 Liệu Trình Thảo Dược [Đã Kiểm Nghiệm]

Bí Quyết CHẤM DỨT Ho Nổ Cổ 10 Năm Chỉ Sau 2 Tháng Của Cựu Giám Đốc

Từ khóa » Gừng Chưng đường Phèn Có Tác Dụng Gì