#6+ Dấu Hiệu Tắc Tia Sữa Sau Sinh Mổ Và Cách điều Trị - FaGoMom
Có thể bạn quan tâm
Tắc tia sữa hầu như diễn ra phần lớn ở những phụ nữ sau sinh mổ gây cảm giác đau đớn, khó chịu và đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tạo sữa. Một số phụ nữ làm mẹ lần đầu không nhận ra sớm các dấu hiệu tắc sữa sau khi sinh, đặc biệt là sau sinh mổ làm tình trạng ngày càng nặng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng tắc sữa và cách điều trị thông tắc tia sữa hiệu quả nhất cho phụ nữ sau sinh mổ.
Tắc tia sữa sau mổ có cho trẻ bú được không?
Xem thêm: Dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà Fagomom ưu đãi trong tháng còn 350K
Tắc tia sữa sau khi sinh mổ có thể diễn ra trong những ngày đầu sau sinh hoặc trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa sau khi sinh mổ như: cho trẻ bú không thường xuyên, mẹ không cho trẻ bú sớm, cho trẻ bú không đúng cách, vệ sinh bầu ngực không sạch khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập,... Nhưng nguyên nhân chính là do mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, gây mê làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa và lưu thông sữa trong ống dẫn sữa. Vậy câu hỏi đặt ra là mẹ bị tắc tia sữa sau khi sinh mổ có cho trẻ bú được không?
Tắc tia sữa sau sinh mổ có bú được không?
Mẹ bị tắc tia sữa sau sinh mổ vẫn có thể cho trẻ bú sữa mẹ được. Trong quá trình cho trẻ bú sau sinh mổ mẹ cảm thấy bầu ngực nặng, căng tức, nóng lên một cách bất thường và các dấu hiệu này ngày một tăng dần thậm chí là xuất hiện cục cứng trong bầu ngực. Lúc này mẹ nên nghĩ đến ngay khả năng tắc sữa sau sinh là rất lớn và nên tìm cách điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt.
Khi gặp phải tình trạng trên mẹ vẫn nên cho trẻ bú tiếp tục và cho bú nhiều lần hơn, tăng lượng sữa trẻ bú mỗi lần và thậm chí là phải hút sữa bớt ra ngoài. Mẹ nên chú ý càng làm trống bầu ngực càng nhiều càng tốt. Mẹ có thể vừa cho trẻ bú vừa xoa bóp cục cứng trong bầu ngực, dùng máy hút sữa hoặc là nhờ đến sự trợ giúp của người nhà.
Các dấu hiệu tắc sữa sau khi sinh mổ
Tắc tia sữa sau sinh mổ có thể xuất hiện một cách từ từ hoặc đột ngột tùy thuộc vào nguyên nhân và cơ địa của mẹ. Các mẹ có thể nhận biết sớm qua một số dấu hiệu phổ biến sau:
Đầu tiên mẹ có thể sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, người hơi nóng hoặc sốt nhẹ, đau tức vùng ngực nhưng đây chưa phải là dấu hiệu chẩn đoán chắc chắn của tình trạng tắc tia sữa. Vậy nên nếu gặp các dấu hiệu báo sớm này mẹ cần chú ý theo dõi kỹ hơn. Khi bị tắc tia sữa mẹ sẽ thấy bầu ngực căng tức hơn, mức độ căng tức ngày càng tăng và cảm giác đau ngực ngày một tăng lên, kết quả là sữa tiết ra ít lại, cố gắng vắt cũng không ra.
Một số trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời mẹ sẽ cảm thấy đầu ti ửng đỏ, sưng đau, các cơn đau đến liên tục và mức độ đau ngày một tăng, thậm chí là sốt cao. Trường hợp này, mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng tắc tia sữa dẫn đến viêm nhiễm, áp xe vú.
Nguyên nhân tại sao sinh mổ không có sữa hoặc bị tắc sữa
Một số nguyên nhân đẫn đến tình trạng sinh mổ không có sữa hay bị tắc tia sữa ở mẹ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng trong phần viết dưới đây:
Với phương pháp sinh mổ sẽ có ít sữa:
Sau khi sinh mổ, các mẹ phải sử dụng các loại thuốc gây mê, kháng sinh… nên ảnh hưởng đến tuyến vú và sự lưu thông của sữa trong ống dẫn sữa nên thường ít sữa. Mẹ không thể cho con bú ngay sau sinh vì phải hồi sức nên sữa non dễ bị tắc. Các bà mẹ sinh mổ thường sinh sớm hơn và các tuyến sữa chưa tiết sữa hết với các ống dẫn sữa kém. Thời gian hồi phục sau sinh mổ lâu hơn sinh thường, nhiều người sức khỏe không tốt dẫn đến ảnh hưởng đến việc tiết sữa, sữa về không đều làm tăng nguy cơ tắc tia sữa sau sinh. Khoảng 2-3 ngày sau khi sinh, mẹ có thể thấy sữa về nhưng ồ ạt, chảy nhiều cùng một lúc nên mẹ có cảm giác sưng tấy, đau tức ngực, ốm sốt. Vì đau vết mổ nên mẹ khó ngồi dậy cho con bú, dẫn đến bé bú không đúng cách nên dễ xảy ra tình trạng tắc tia sữa.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau sinh mổ
Mẹ không cho con bú sớm
Sau khi sinh mổ, mẹ thường không được cho con bú sớm dẫn đến sữa non bị tắc. Nhiều mẹ sợ dùng kháng sinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên cũng cho con uống sữa ngoài thay vì bú mẹ.
Cho con bú sai cách
Những bà mẹ lần đầu cho con bú chưa có kinh nghiệm có thể cho con bú không đúng cách. Bé chỉ bú riêng núm vú mà không bú hết cả quầng vú nên bé bú ít sữa sẽ đói và ăn nhiều sẽ dẫn đến nứt núm vú.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ sau sinh chưa đúng cách
Sau sinh nhiều mẹ bồi bổ quá nhiều món dẫn đến thừa năng lượng, ăn không ngon mẹ lo con tăng cân ... Nhiều mẹ vẫn chủ quan sử dụng các loại thực phẩm có chứa cafein, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ ... nên sữa về ít hơn, chất lượng kém.
Các nguyên nhân khác
Một số mẹ không cho con bú thường xuyên cũng có thể gây tắc tia sữa sau khi mổ lấy thai, mẹ vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đầu vú, gây viêm tắc ống dẫn sữa… Cũng có thể do đầu ti của mẹ bị lớn hoặc núm vú bị thụt vào trong… khiến trẻ khó bú, trẻ có thể nứt núm vú tạo vết thương nhỏ, lâu dần vết thương đó loét rộng hơn vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa dẫn đến tắc nghẽn. tuyến sữa.
Tâm lý của các bà mẹ sau sinh, lo lắng, căng thẳng với việc làm quen khi có thêm một thành viên mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mất sữa rất nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa sau sinh mổ
Có thể thông tắc tia sữa sau khi sinh mổ?
Khi đang cho con bú mà cảm thấy có thể bị tắc tia sữa, bạn nên tiếp tục cho bé bú để hút bớt sữa ra, có thể dùng tay hoặc máy hút để hút sữa ra. Khoảng 1-2 ngày sau, mẹ sẽ không còn cảm giác căng tức và nặng ở bầu ngực nữa. Nếu đã áp dụng cách này mà vẫn thấy ngực càng đau, đầu vú nóng đỏ, sốt… thì cần thông tia sữa càng sớm càng tốt để tránh áp xe vú.
Nếu không có sữa sau khi mổ lấy thai, bạn nên cho con bú để kích thích tiết sữa. Tốt nhất nên cho trẻ bú sớm sau khi sinh khoảng 6 tiếng không nên đợi sữa xuống vì sữa non có chứa nhiều chất tốt cho sự phát triển của trẻ ngay từ khi mới chào đời.
Những sai lầm khi chữa tắc tia sữa
- Hầu hết các mẹ khi gặp tình trạng tắc tia sữa sau sinh mổ đều áp dụng các phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian như dùng lược chải, đắp lá đinh lăng, lá bồ công anh, lá bắp cải,… nhưng không thấy hiệu quả mà ngược lại tình trạng ngày càng nặng hơn. Một số mẹ sử dụng sai cách còn có thể gây viêm, bỏng, tổn thương da rất nặng.
- Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ lại dùng phương pháp nắn bóp, chườm nóng vào ngay vị trí nang sữa bị tắc. Điều này vô tình làm vỡ các nang sữa trong khi đó lại ít thậm chí là không có tác dụng lên vị trí tắc tia sữa thật sự.
- Một số mẹ lại có quan điểm uống ít nước với mục đích làm giảm lượng sữa tiết ra để hạn chế việc tắc tia sữa. Mẹ không biết rằng việc này sẽ làm chậm quá trình tiết sữa, giảm lượng sữa của trẻ bú.
Cách xử lý khi mẹ bị tắc tia sữa tại nhà
Masssage: Day bóp ngực theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để kích thích tuyến sữa và làm tan sữa đông bên trong. Làm liên tiếp 20 - 30 lần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Chườm nóng: Sau khi chườm ngực, bạn có thể chườm nóng để chữa tắc tia sữa, giúp các nang hoạt động tốt hơn, sữa tiết ra nhiều và ổn định hơn.
Sử dụng máy hút sữa: Lực hút của máy hút sữa mạnh nên sẽ thúc đẩy quá trình tiết sữa, hút bớt lượng sữa trong bầu ngực, đặc biệt là sau khi bé ăn no mà vẫn chưa no. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chọn máy hút sữa chất lượng tốt, được làm từ chất liệu an toàn nhé!
Cho con bú trực tiếp: Cách này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, vừa tăng tình cảm gắn bó mẹ con vừa giảm lượng sữa mẹ.
Thận trọng dùng mẹo dân gian: Nhiều mẹo dân gian được truyền tai nhau khi bị tắc tia sữa sau sinh mổ như dùng lá đinh lăng, lá bồ công anh, hành tím… nhưng các mẹ hãy cẩn thận vì cơ địa của mỗi người. Khác biệt nếu không phù hợp có thể dẫn đến tiền mất tật mang.
Xem thêm: TỔNG HỢP 9+ thông tắc tia sữa dân gian hiệu quả, an toàn
Điều trị tại bệnh viện
Nếu đã thực hiện các cách chữa tắc tia sữa tại nhà mà bệnh vẫn không thuyên giảm, thai phụ nên đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp, tránh để lại hậu quả lâu dài. Tại bệnh viện áp dụng phương pháp tác động cột sống, bác sĩ chuyên khoa dùng phần mềm đầu ngón tay tác động vào cột sống của bệnh nhân để giúp điều chỉnh và thông tuyến sữa.
Mẹo gọi sữa về khi mẹ sinh mổ không có sữa
Cho trẻ bú sớm, nếu có điều kiện nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh. Một trong những lợi ích tuyệt vời của phương pháp da kề da đó là giúp mẹ kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả tránh tình trạng tắc tia sữa.
Ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sữa, không cần ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ, đa dạng.
Tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan trong suốt quá trình nuôi con bú sữa mẹ vẫn để sữa về nhiều và chất lượng hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng sau sinh giúp mẹ phục hồi nhanh hơn mà không bị đau, nhức.
Cách điều trị để thông tắc tia sữa sau sinh mổ hiệu quả nhất
Theo khuyến cáo y học, mẹ bị tắc tia sữa sau sinh mổ nên áp dụng các cách điều trị sau:
Vệ sinh, massage bầu ngực:
Hướng dẫn massage thông tắc tia sữa sau sinh mổ đúng cách
- Trước khi cho trẻ bú mẹ nên dùng khăn ấm để kích thích các nang sữa mềm ra và làm tan sữa vón cục. Sau đó, mẹ massage day ép ngực theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để kích thích tuyến sữa hoạt động. Mẹ nên thực hiện các bước này khoảng 20 -30 lần/ ngày để thấy được hiệu quả rõ nhất.
Nhờ người nhà hoặc sử dụng máy hút sữa để thông tắc tia sữa:
Sử dụng máy hút sữa khi bị tắc tia sữa sau sinh mổ
Khi bị tắc tia sữa sau sinh mổ thì việc hút sữa với lực hút mạnh rất cần thiết. Vì vậy việc lựa chọn máy hút sữa cũng là một lựa chọn thích hợp. Nhưng mẹ nên chú ý nên chọn dòng máy có chất lượng tốt và chất liệu an toàn nhất.
Cho trẻ bú trực tiếp và thường xuyên:
- Việc mẹ cho trẻ bú thường xuyên cũng kích thích tăng tiết sữa và làm giảm tình trạng tắc tia sữa sau sinh mổ. Mẹ nên chú ý cho trẻ bú từng bên một và ưu tiên cho trẻ bú bên bầu ngực bị tắc tia sữa trước. Khi bé bú không hết sữa mẹ nên vắt sữa ra ngoài và trữ lại.
- Ngoài việc cho trẻ bú thường xuyên mẹ cũng phải cho trẻ bú đúng cách, có như vậy thì tình trạng tắc tia sữa mới giảm tối đa được.
Các phương pháp khác để chữa tắc tia sữa:
- Mẹ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để kích thích việc sản xuất sữa cho trẻ.
- Vận động nhẹ nhàng, tạo tinh thần thoải mái để tăng số lượng và chất lượng sữa trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp chữa tắc tia sữa sau sinh mổ ở trên mà vẫn không có tác dụng thì mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ có cách điều trị kịp thời.
Trên đây, FaGoMom đã tổng hợp đầy đủ các thông tin cần biết về tình trạng tắc tia sữa sau sinh mổ như nào rồi. Hy vọng với các kiến thức về vấn đề tắc tia sữa sau sinh mổ trên đây sẽ giúp mẹ thông được tia sữa một cách hiệu quả để bé yêu thoải mái và phát triển toàn diện.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » Tránh Tắc Tia Sữa Sau Sinh
-
7 Nguyên Nhân Và 11 Cách Chữa Tắc Tia Sữa đơn Giản ở Phụ Nữ Cho ...
-
Phòng Ngừa Tắc Sữa Sau Sinh | Vinmec
-
Tắc Tia Sữa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mách Mẹ 15 Cách Chữa Tắc Tia Sữa Vô Cùng Hiệu Quả
-
Những Sai Lầm Về Tắc Tia Sữa Và Phương Pháp điều Trị Cũng Như ...
-
Góc Tư Vấn: Phải Làm Sao để Thoát Khỏi Nỗi Khổ Tắc Tia Sữa Sau Sinh?
-
Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị Tắc Tia Sữa Sau Sinh | Medlatec
-
Phòng Ngừa Tắc Tia Sữa ở Bà Mẹ Cho Con Bú - Thiết Bị Vật Lý Trị Liệu
-
Giải đáp Cho Mẹ: Bị Tắc Tia Sữa Thì Nên Làm Gì, ăn Gì? | TCI Hospital
-
5 Cách Phòng Tránh Tắc Tia Sữa - Xử Lý Khéo Léo Khi Mẹ Bị Tắc Sữa
-
Tắc Tia Sữa Và Cách Thông Tắc Tia Sữa Sau Sinh - Huggies
-
Giúp Mẹ Thoát Khỏi Nỗi Khổ Tắc Tia Sữa
-
Tắc Tia Sữa Và Những điều Nên Biết - Tin Tức Sự Kiện
-
Tắc Tia Sữa, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Mẹ Cần Biết