6 Loại Thực Phẩm Giàu Isoflavone - Nasol
Có thể bạn quan tâm
Isoflavone là một loại isoflavonoids tự nhiên, có cấu trúc tương tự như estrogen, và isoflavone có hoạt động như phytoestrogen (estrogen thực vật) ở động vật có vú. Nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm: gồm bảo vệ chống lại ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, giảm các triệu chứng mãn kinh, bệnh tim mạch và loãng xương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hàm lượng isoflavone cao vẫn cần được nghiên cứu thêm bởi hiệu quả và độ an toàn vẫn chưa được kết luận.
Đậu nành là thực phẩm phổ biến nhất chứa isoflavone được biết đến hiện nay, nhưng ngoài đậu nành cũng có rất nhiều các thực phẩm khác cũng giàu isoflavone mà bạn có thể chưa biết như .), đậu xanh (Phaseolus vulgaris L.), cỏ linh lăng (Medicago sativa L.), mầm đậu xanh (Vigna radiata L.), đậu đũa (Vigna unguiculata L.), rễ kudzu ( Pueraria lobata L.), và hoa cỏ chẽ ba đỏ và mầm cỏ chẽ ba đỏ (Trifolium pratense L.)…
1. Đậu nành
Isoflavone được tìm thấy trong các cây đậu nành phổ biến nhất so với bất kỳ loại thực phẩm nào khác được biết đến hiện nay. Đã được chứng minh những đem lại những lợi ích sức khỏe cho con người. Các thực phẩm được chế biến từ đậu nành như: đậu phụ, đậu nành lên men, sữa đậu nành, protein đậu nành đều chứa lượng lớn hoạt chất isoflavone, theo nhà hóa học Linus Pauling công bố trong 10g protein đậu nành có chứa 102mg isoflavone. Bạn chỉ cần sử dụng 25g protein mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
2. Miso
Miso là một hỗn hợp thực phẩm bao gồm gạo nấu chín lên men, lúa mạch, đậu nành và muối ở dạng nước đặc, súp có nguồn gốc từ Nhật bản. Trong mỗi cốc Miso có chứa 118mg isoflavone, lượng này chỉ đứng sau đậu nành. Miso là một thực phẩm chủ yếu trong văn hóa Nhật Bản, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng với bánh mì, bánh quy giòn hoặc rau quả tươi, nó cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với văn hóa ẩm thực phong phú này mà những người dân Nhật bản có mức hấp thu isoflavone cao gần nhất thế giới, từ 25 -50mg mỗi ngày, hơn hẳn người dân Mỹ chỉ khoảng 2mg.
3. Đậu Edamame
Đậu edamame chính là đậu nành thu hoạch khi còn non, nguyên quả, là nguồn cung cấp isoflavone dồi dào, vì phần 1/2 cốc hạt đậu non chứa 47 mg isoflavone. Chế biến đậu edamame rất đơn giản, tiện, bạn chỉ cần luộc lên và sử dụng như một bữa ăn nhẹ trong ngày hoặc sào với rau, súp lơ, bơ đậu nành để ăn cùng với bánh mì, bánh mì kẹp thịt nướng…
4. Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng là câu bản địa vùng bắc âu, nó được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc ở thế kỷ 20. Do có hàm lượng protein rất cao (tới 55%), trong đó có lượng lớn hợp chất isoflavone. Ở Pháp cỏ Linh lăng đã được nghiên cứu chiết xuất dịch lá cây thành dạng bột bằng môi trường khí nito lỏng (-196 đôc C) do vậy giữ nguyên được các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và được sử dụng làm thuốc rất hiệu quả.
5. Rễ Kudzu Nhật bản
Kudzu là dạng dây leo, cùng chi với cây Sắn dây ở việt nam, chúng có nguồn gốc ở Nhật bản, trung quốc. Rễ Kudzu được biết đến là một vị thuốc y học cổ truyền, được sử dụng như một phương thuốc cho chứng nghiện rượu, nôn nao, sởi, các triệu chứng mãn kinh, đái tháo đường, sốt, cảm lạnh thông thường và đau cổ. Hàm lượng protein thô 15-18% và trên 60% tổng giá trị dinh dưỡng tiêu hóa có trong rễ cây này, trong đó chứa lượng lớn isoflavone như cuomestrol, biochanin A, genistein…
6 .Cỏ ba chẽ
Cỏ ba lá đỏ được tìm thấy ở châu Âu, Tây Á và Tây Bắc Phi, nhưng nó đã du nhập rộng khắp, nhiều vùng trên thế giới như Bắc mỹ, Nam Mỹ. Từ 100 năm trước nó trở thành cây trồng mũi nhọn trong nền kinh tế Chile. Cỏ ba chẽ chứa coumestrol, một loại phytoestrogen, hoạt động trên các thụ thể estrogen. Một số đánh giá hệ thống và phân tích kết luận rằng chiết xuất cỏ ba chẽ làm giảm tần suất của các cơn nóng bừng trong thời kỳ mãn kinh. Lượng isoflavone có trong nó tương đương có trong hạn đậu nành.
Xem thêm
Soy isoflavone – nguyên liệu TPCN
8 tác dụng của Soy Isoflavone với sức khỏe con người
Lợi ích của soy isoflavone với thời kỳ mãn kinh
Những lưu ý để tăng tác dụng khi bổ sung Soy isoflavone
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế
Hotline: 0387 368 760
Email: info@nasol.com.vn Web: nasol.com.vn
Từ khóa » Hàm Lượng Isoflavone Trong Mầm đậu Nành
-
Isoflavone Là Gì? Có ở đâu Và Tác Dụng Thế Nào đến Tuổi Xuân Của Chị ...
-
Isoflavone Và Tinh Chất Mầm đậu Nành Có Phải Là Một?
-
Hàm Lượng Isoflavon Trong Mầm đậu Nành Thực Tế Là Bao Nhiêu?
-
Isoflavones Trong đậu Nành Có Thể Hỗ Trợ Khả Năng Mang Thai?
-
Tổng Quan Về Isoflavones - Tinh Chất Mầm đậu Nành - FOODNK
-
"Thực Hư" Tác Dụng Của Tinh Chất Mầm đậu Nành
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Tổng Hợp 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
Isoflavones Tác Dụng Như Thế Nào đến Sức Khỏe, Sắc đẹp Và Sinh Lý ...
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Uống Có Tác Dụng Gì? Sau Bao Lâu Thì Có Kết Quả?
-
Viên Uống Mầm đậu Nành Nào Tốt? Review Viên Uống ... - Hello Bacsi
-
Sử Dụng Isoflavone đậu Nành để Nhanh Có Tin Vui - Hello Bacsi
-
Mầm đậu Nành - 15 điều Mà Chị Em Cần Biết để "HỒI XUÂN"
-
Tinh Chất Mầm đậu Nành Soy Isoflavones Puritan's Pride Estrogen ...
-
Tinh Chất Mầm đậu Nành Natrol Soy Isoflavones 50mg 120v, Giá Tốt