Isoflavones Tác Dụng Như Thế Nào đến Sức Khỏe, Sắc đẹp Và Sinh Lý ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
Isoflavone là gì?
Isoflavone là hoạt chất có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, cơ chế hoạt động và chức năng của isoflavones gần giống như estrogen – một loại hormone nữ của cơ thể.Isoflavones có tác dụng gì – Những tác dụng được khoa học công nhận
Đậu nành từ xa xưa đã được coi là một loại thực phẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ vừa giúp làm đẹp. Trong đậu nành và đặc biệt là mầm đậu nành có chứa lượng isoflavone – hay còn gọi là Phytoestrogen (estrogen có nguồn gốc từ thảo dược) lớn, giúp chị em cân bằng nội tiết tố nữ.
- Isoflavone giúp đẩy lùi các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh: Công trình nghiên cứu đã được công bố của trường đại học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy hợp chất isoflavones có trong mầm đậu nành có cơ chế và tác dụng như hormone estrogen của cơ thể nên rất hiệu quả cho việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp. Chính vì vậy, mầm đậu nành được xem như thực phẩm gia tăng nữ tính đồng thời giúp bảo vệ phụ nữ trước nhiều rắc rối liên quan như: triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiền mãn kinh, loãng xương, tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Isoflavones cũng được nghiên cứu là có khả năng giúp cơ thể điều chỉnh việc chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa sự hình thành, tích tụ mỡ ở vùng bụng.
- Isoflavone giúp giảm tích mỡ bụng: Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới nhất của trường ĐH Alabamacho (Mỹ) đã tăng thêm sự khẳng định tác dụng của isoflavone trong mầm đậu nành khi kết luận sử dụng mầm đậu nành thường xuyên mỗi ngày có thể giúp chị em giảm bớt lượng mỡ đáng kể thường được tích trữ ở vùng bụng.
- Isoflavones cải thiện sức khỏe của xương – 100 mg Estrogen thảo dược từ mầm đậu nành isoflavones. Isoflavones ngăn chặn sự tiêu xương, làm tăng mật độ xương và giảm chỉ số khối cơ thể” – Công bố của tạp chí Lâm sàng và thực nghiệm Dược lý và sinh lý học, Nhật Bản năm 2004.
- Isoflavones làm giảm các triệu chứng bốc hỏa: Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa là 57%.
- Isoflavone giúp giảm nguy cơ bệnh tim: “Estrogen thảo dược từ Isoflavones đậu nành giảm đáng kể mỡ máu xấu cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, và triglycerides” – Công bố của Cục Cộng đồng và y học gia đình, Hồng Kông năm 2005.
Isoflavones có cơ chế hoạt động như thế nào?
isoflavone có cơ chế hoạt động như thế nào?
Qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng estrogen sẽ được hấp thu bằng cách gắn vào các estrogen receptor (các thụ thể estrogen) trên tế bào. Isoflavone có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen nội sinh của cơ thể, nên có thể dễ dàng được hấp thu qua các estrogen receptor để tạo các hiệu quả gần tương tự như estrogen nội sinh.
Tuy nhiên, isoflavone chỉ kích hoạt tác dụng tích cực của estrogen, và hạn chế các tác dụng tiêu cực mà estrogen đem lại. Khi hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể thấp, isoflavone bù đắp sự thiếu hụt estrogen, ngược lại khi nội tiết tố nữ trong cơ thể cao, isoflavone ngắn cản estrogen hấp thu vào các thụ thể, nhờ đó làm giảm nội tiết tố nữ và ngăn chặn các tác dụng xấu do việc thừa estrogen đem lại cho cơ thể.
Có thể nói, isoflavone có tác dụng giúp cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể hiệu quả, nhờ đó đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ gây ra.
Mầm đậu nành mua ở đâu chất lượng CHUẨN nhất? 5 lưu ý cần “THẬN TRỌNG” Tinh chất mầm đậu nành nào tốt? Mầm đậu nành có tác dụng quan trọng như thế nào với sức khoẻ và vẻ đẹp của chị em phụ nữ? Các tiêu chí đánh giá chất lượng CHUẨN của mầm đậu nành là gì và mầm đậu nành mua ở đâu CHUẨN nhất? mầm đậu nành...Isoflavone có nhiều ở đâu?
Hiểu được tác dụng của isoflavone đối với cơ thể nên chị em đang đi lùng xem isoflavone có nhiều ở đâu. Theo các chuyên gia có thể kể đến 1 số thực phẩm nằm trong TOP chứa nhiều isoflavone như: đậu nành, tỏi, mè, súp lơ, các loại rau lá xanh… Nhưng nhiều nhất vẫn là trong đậu nành đặc biệt là giai đoạn nảy mầm.
Tại sao chị em nên sử dụng isoflavone trong mầm đậu nành để bổ sung nội tiết tố nữ?
Nội tiết tố nữ là một loại hormone sinh dục do buồng trứng tiết ra để định hình các đặc trưng của nữ giới. Loại hormone này chính là yếu tố giúp cơ thể giữ được lượng nước cho làn da, cơ thể mềm mại, hồng hào. Bên cạnh đó, một phần tất yếu đó là phát triển hệ thống sinh dục, làm cho bầu ngực phát triển, đảm bảo chức năng làm mẹ. Hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen sẽ giảm dần đi theo độ tuổi (thường là sau tuổi 30) và qua quá trình sinh nở.
Khác với nam giới, đa phần nữ giới phải trải qua quá trình mang thai, làm mẹ (cho con bú sữa mẹ) dẫn tới sự biến động của estrogen, làm cho khả năng tiết hormone này ở buồng trứng bị rối loạn, giảm sút. Bên cạnh đó, những dấu hiệu của tuổi tác như vết nám, da nhăn nheo, tóc khô xơ và dễ gãy rụng, ngực chảy xệ và mỡ bụng nhiều, tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục xảy đến … là những biểu hiện của việc suy giảm nội tiết tố trong cơ thể. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhan sắc, sức khỏe của chị em mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Muốn cải thiện được các triệu chứng này, giải pháp hiệu quả nhất là bù đắp lại hàm lượng estrogen bị suy giảm. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung isoflavones từ mầm đậu nành là một giải pháp an toàn và hiệu quả giúp phụ nữ bù đắp lại sự thiếu hụt estrogen, giúp ích lớn trong việc duy trì sức khỏe, sắc đẹp đối với chị em phụ nữ.
Qua rất nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Isoflavone có trong nhiều loại thực vật nhưng dễ dàng hấp thụ và phù hợp với cơ địa của người Việt Nam nhất làm đậu nành. Tỉ lệ isoflavone có trong đậu nành khá cao, nhiều nhất trong giai đoạn hạt đậu nành nảy mầm.
Một hạn chế gặp phải khi bổ sung estrogen từ các chế phẩm từ đậu nành dạng thô như bột mầm đậu nành, sữa đậu nành, giá đậu nành là hàm lượng estrogen không cao và khó hấp thu, vì vậy các nhà sản xuất đã kết hợp với các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đạo để có thể chiết xuất và cô đặc thành tinh chất mầm đậu nành, đóng gói dưới dạng viên nang dễ bảo quản và sử dụng, giá cả phù hợp với mức thu nhập trung bình của người Việt Nam.
S.T
Từ khóa » Hàm Lượng Isoflavone Trong Mầm đậu Nành
-
Isoflavone Là Gì? Có ở đâu Và Tác Dụng Thế Nào đến Tuổi Xuân Của Chị ...
-
Isoflavone Và Tinh Chất Mầm đậu Nành Có Phải Là Một?
-
Hàm Lượng Isoflavon Trong Mầm đậu Nành Thực Tế Là Bao Nhiêu?
-
Isoflavones Trong đậu Nành Có Thể Hỗ Trợ Khả Năng Mang Thai?
-
Tổng Quan Về Isoflavones - Tinh Chất Mầm đậu Nành - FOODNK
-
"Thực Hư" Tác Dụng Của Tinh Chất Mầm đậu Nành
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Tổng Hợp 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Uống Có Tác Dụng Gì? Sau Bao Lâu Thì Có Kết Quả?
-
Viên Uống Mầm đậu Nành Nào Tốt? Review Viên Uống ... - Hello Bacsi
-
Sử Dụng Isoflavone đậu Nành để Nhanh Có Tin Vui - Hello Bacsi
-
6 Loại Thực Phẩm Giàu Isoflavone - Nasol
-
Mầm đậu Nành - 15 điều Mà Chị Em Cần Biết để "HỒI XUÂN"
-
Tinh Chất Mầm đậu Nành Soy Isoflavones Puritan's Pride Estrogen ...
-
Tinh Chất Mầm đậu Nành Natrol Soy Isoflavones 50mg 120v, Giá Tốt