6 Nhóm Người Có Nguy Cơ Chuyển Nặng Khi Mắc Cúm, Chớ Chủ Quan ...

Đối tượng cần lưu tâm khi mắc cúm

Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh này xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, nhưng năm nay bệnh bùng phát và diễn biến mạnh trong mùa hè.

Theo chuyên gia, bệnh cúm (A/H3N2, A/H1N1 và cúm B) thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm. Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao là: người có bệnh lý mạn tính, tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Bệnh có thể tiến triển nặng, gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

cum

Số liệu thống kê tại tại Trung tâm Xét nghiệm Medlatec từ ngày 1- 18/7, có 4.887 trường hợp làm xét nghiệm cúm, trong đó số ca dương tính là 2.377 ca, gồm phát hiện 2.313 ca mắc cúm A (chiếm 97%) và 62 ca phát hiện mắc cúm B (chiếm 3%).

Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trên 18 tuổi (chiếm 49,85%), sau đó là độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi (chiếm 32,27%), từ 6-18 tuổi (chiếm 17,37%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 1 tuổi (0.5%).

ThS.BSNT Nguyễn Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, cho biết triệu chứng đặc trưng của cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi người, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm bình thường.

Việc chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn liệu pháp kháng virus. Đồng thời, chẩn đoán kịp thời để bệnh nhân được cách ly và điều trị, hạn chế biến chứng và khả năng lây lan ra cộng đồng.

Theo BS Tùng, thông thường, việc chỉ định làm xét nghiệm cúm được chia thành các nhóm sau:

- Trường hợp nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.

- Trường hợp xác định đã mắc bệnh: Có biểu hiện lâm sàng cúm, xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virus cúm A (H1N1).

- Người lành mang virus: Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).

images

Để chẩn đoán cúm cần phải xét nghiệm kháng nguyên nhanh phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên virus trong mẫu (cho kết quả chính xác trong 4 ngày kể từ khi có triệu chứng), thời gian trả kết quả nhanh (15 phút), có thể phát hiện cả cúm A và cúm B.

Ngoài ra còn có thể dùng xét nghiệm RT-PCR để loại và phân loại virus. Hoặc xét nghiệm nuôi cấy virus cho phép mô tả đặc điểm của các loại virus mới, cho phép giám sát độ nhạy kháng virus và sự trôi dạt kháng nguyên.

Đồng thời, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để xem bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.

Sau khi được chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh, người bệnh được tư vấn kê đơn điều trị sớm để tránh biến chứng.

Cách phòng ngừa cúm

images (1)

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi…

Tăng cường thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh phục hồi. Nguồn thực phẩm giàu đạm tốt là: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo…

Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.

Thường xuyên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…

Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.

Từ khóa » Viêm Họng Cấp Bsnt