Viêm Họng Cấp ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng ...

Đưa con gái 15 tháng tuổi đến khám trong tình trạng bé ho khan, quấy khóc và sốt cao, chị Minh Thúy (32 tuổi, Hải Dương) vô cùng lo lắng.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé mắc viêm họng cấp và kê đơn thuốc điều trị triệu chứng, tư vấn cách vệ sinh miệng họng, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ phù hợp, đồng thời hướng dẫn mẹ cách theo dõi sát sao những diễn biến của bệnh để có thể tái khám lại ngay khi có các dấu hiệu nặng hoặc tái khám theo hẹn. 

Trường hợp bé gái 15 tháng tuổi kể trên không phải là trường hợp quá nghiêm trọng. Nhưng nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang… Nhiều phụ huynh chủ quan với bệnh viêm họng cấp ở trẻ nên đã không đưa con đến thăm khám kịp thời, dẫn tới những biến chứng khó lường. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Viêm họng cấp ở trẻ em là gì?

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý viêm đường hô hấp trên khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. (1)

banner tâm anh quận 7 content

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm họng cấp ở trẻ?

“Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có 2 nguyên nhân phổ biến nhất các loại virus và vi khuẩn”, bác sĩ Kim Thoa giải thích.

viêm họng cấp ở trẻ em
Virus và vi khuẩn là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh viêm họng cấp khi tiếp xúc với với người bị bệnh viêm đường hô hấp. Một số virus và vi khuẩn có thể kể đến như: 

  • Với virus thường do Rhinovirus, ngoài ra còn có virus cúm, á cúm, hoặc Adenovirus.
  • Với vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae. 

Ngoài ra, môi trường sống có tác động lớn đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của các bé còn non yếu. Một số yếu tố về môi trường sống có thể là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ dễ bị viêm họng cấp như:

  • Thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột), ẩm ướt, mưa nhiều;
  • Môi trường sống của trẻ ô nhiễm nghiêm trọng do khói xe, khói thuốc lá, khói than và bụi bẩn;
  • Trẻ mới đi nhà trẻ, mẫu giáo;
  • Trẻ còi xương suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém;
  • Trẻ ít vệ sinh răng miệng, họng.

Viêm họng cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết, viêm họng cấp ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm, thông thường nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ ổn định sau khoảng 1 tuần. Nhưng trong trường hợp không được điều trị và theo dõi sát sao, bệnh nhi có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản và viêm xoang. Ngoài ra, viêm họng cấp do virus có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.

Bác sĩ Kim Thoa đặc biệt lưu ý đến bệnh viêm do vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra. Những trường hợp này nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp cấp, viêm cầu thận hay viêm màng trong tim cấp gây hẹp van tim,…

Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ bị đau họng, có thể kèm theo nuốt khó;
  • Trẻ bị viêm họng cấp thường kèm theo ho, có thể ho khan hoặc ho có đàm;
  • Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, nhiều trẻ có thể sốt tới 39-40 độ C;
  • Trẻ có thể thở khó nếu kèm theo nghẹt mũi hoặc có biến chứng viêm phổi, viêm thanh khí phế quản;
  • Cơ thể mệt mỏi khiến trẻ rất khó chịu dẫn tới biếng ăn, quấy khóc và khó ngủ;
  • Một số trẻ kèm dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như nôn ói hoặc tiêu chảy.

Cũng theo bác sĩ Kim Thoa với trường hợp trẻ có biểu hiện trên kéo dài hoặc diễn tiến bệnh ngày càng nặng thì có thể trẻ đã có biến chứng. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận những biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ phải thăm khám lâm sàng, đôi khi cần kết hợp với xét nghiệm máu. Các chuyên gia cho biết, một số trường hợp khám lâm sàng không phân biệt được tình trạng viêm họng của trẻ là do virus hay vi khuẩn, xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân của bệnh và có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả. Nếu nghi ngờ viêm họng do liên cầu nhóm A, các bác sĩ có thể phết họng của trẻ để làm xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh.

Cách điều trị bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi trẻ cẩn thận. Dưới đây là một số cách điều trị tại nhà cho bé mà phụ huynh có thể tham khảo: (2)

Dùng thuốc theo đơn do bác sĩ chỉ định

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh? Thực tế, việc điều trị viêm họng có cần sử dụng kháng sinh hay không sẽ do bác sĩ hướng dẫn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi trùng, và tùy loại vi trùng, bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc phù hợp cho trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi chưa có những chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ Kim Thoa khuyến cáo: “Các bậc phụ huynh lưu ý không dùng lại đơn thuốc đã sử dụng từ lần điều trị trước đó, không tự ý nhỏ các loại thuốc co mạch kéo dài cho trẻ. Dùng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và tác động xấu đến chức năng gan thận của trẻ”.

Nếu trẻ bị sốt trên 2 ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám. Các chuyên gia sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng kết hợp với xét nghiệm máu để đưa ra kết quả chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ. Đưa trẻ đi khám kịp thời là cách giúp phòng ngừa tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

thức ăn dạng lỏng
Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dạng lỏng, mềm.

Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp

  • Trẻ bị viêm họng cấp nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia, khi trẻ đang mắc viêm họng cấp, mẹ nên cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa;
  • Cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và dung dịch oresol;
  • Nên chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn cũng không nên quá nhiều vì khi đang ốm trẻ sẽ không thể ăn nhiều như bình thường;
  • Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ tiêu thụ các loại thức ăn chứa axit, đồ ăn cay chua, đồ ngọt, đồ ăn có chứa nhiều mỡ như nước sốt cà chua, ớt, hạt tiêu, khoai tây chiên,… vì những loại thực phẩm này có thể khiến cổ họng thêm khô rát, sưng, dịch tiết ra nhiều hơn… khiến những tổn thương ở cổ họng nghiêm trọng hơn và các triệu chứng của bệnh không được cải thiện.
thăm khám sớm để tránh biến chứng
Cần đưa trẻ thăm khám sớm để phòng tránh tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Làm thế nào phòng bệnh viêm họng cấp ở trẻ em?

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia giúp cha mẹ có những phương pháp phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ em hiệu quả:

  • Vệ sinh họng, miệng cho trẻ sạch sẽ, nhắc nhở trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Nhắc nhở trẻ tránh những thói quen xấu như cho tay lên miệng hoặc thường xuyên ngoáy mũi.
  • Giữ vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt đối với những trẻ đã bị tái nhiễm bệnh nhiều lần.
  • Dù bất cứ mùa nào cũng nên lau khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.
  • Không nên để trẻ ngồi trước điều hòa hay quạt khi vừa tắm xong.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị bệnh.
  • Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng tốt sẽ giúp trẻ được phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị tích cực, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa chỉ tin cậy, được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Với hệ thống phòng khám rộng rãi, khang trang, bắt mắt; bác sĩ nhẹ nhàng, tâm lý; trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Bệnh viện cung cấp đầy đủ dịch vụ khám và điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa còn hỗ trợ tư vấn các vấn đề tâm sinh lý, kiến thức y khoa và kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con,…

Phòng nội trú ở khoa Nhi BVĐK Tâm Anh được bài trí theo tiêu chuẩn 5 sao, trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, minibar, wifi mạnh, tivi màn hình LED, 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24, đèn sưởi, máy sấy, ấm đun nước siêu tốc…

Tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh, phụ huynh cũng không quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm chéo khi đưa con tới khám, điều trị vì bệnh viện đã được trang bị các thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn và áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn đạt chuẩn quốc tế.

Nếu bố mẹ có thắc mắc về bệnh viêm họng cấp ở trẻ hoặc những vấn đề sức khỏe khác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu phát hiện những triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ, cha mẹ cần phải chăm sóc trẻ đúng cách và theo dõi sát sao, cho trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị triệt để và hiệu quả.

Từ khóa » Viêm Họng Cấp Bsnt