6 Phương Pháp Dạy Trẻ Nhanh Biết đọc - Biết Viết Trước Khi Vào Lớp 1
Có thể bạn quan tâm
Đối với trẻ chuẩn bị lên lớp 1, việc học tiếng Việt là nền tảng quan trong để con học tốt các môn học khác vì đây chính là phương tiện để truyền tải thông tin, kiến thức cho các bé.
Cùng với đó là những thay đổi của chương trình GDPT mới, nhiều phụ huynh lo lắng con chuẩn bị lên lớp 1 mà vẫn chưa biết đọc, biết viết thành thạo, sợ con khi đi học sẽ bị áp lực tâm lý không theo kịp các bạn và chương trình mới.
Hiểu được những lo lắng đó, Học Hay đã tìm hiểu và tổng hợp lại các phương pháp dạy tiếng Việt cực hiệu quả cho con ngay tại nhà mà ba mẹ có thể áp dụng được ngay trong dịp hè này!
6 phương pháp dạy trẻ nhanh biết đọc – biết viết trước khi vào lớp 1
1. Tập cho bé làm quen với mặt chữ
Ngay từ khi còn học mẫu giáo, trẻ đã được làm quen với các mặt chữ nhờ sự hướng dẫn của thầy cô. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ở lứa tuổi này vẫn còn hiếu động, tự do, chưa ý thức được việc học tập nên rất hay quên. Vì thế, bố mẹ cần liên tục tạo ra các tình huống để bé được quan sát “thế giới chữ”, chẳng hạn như: cho bé nhìn thấy các bảng chữ có màu sắc sặc sỡ, nhìn người lớn đọc sách báo, cho trẻ chơi các đồ chơi có hình chữ,…
TOPCLASS 2024 - CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÀN DIỆN NẮM CHẮC KIẾN THỨC - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ
- Chu trình học tập khép kín HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA
- Đa dạng hình thức học - Phù hợp với mọi nhu cầu
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy nổi tiếng với 16+ năm kinh nghiệm
- Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập
Dạy con làm quen với bảng chữ cái
Ngoài ra, để bé cảm thấy tò mò, muốn làm quen với chữ sớm thì bố mẹ cần tạo ra sự khơi gợi, hứng thú cho con bằng việc chỉ ra các lợi ích của việc học tập, biết đọc chữ sớm như: “Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Ba/mẹ có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện…”, “Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để ba mẹ biết là của con? Con hãy học để biết cách viết tên mình nhé!”, “Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.”, “Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết…”.
2. Kiên trì luyện tập đánh vần cùng con
Cha mẹ hãy thường xuyên luyện tập cùng con mỗi khi có thời gian và tuyệt đối không được nổi nóng mỗi khi con quên, đọc sai mặt chữ. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến con thêm sợ hãi, rối trí và nhanh sai hơn. Cha mẹ hãy động viên, tin tưởng “Con cố nhớ sẽ được, con nhớ rồi đấy, viết thêm nhé”,… đặc biệt giúp các em có điểm tựa để nhớ âm (“nh – nhà” ; “th – thỏ”, “gh – ghế”),… nghĩa là cứ đánh vần “nh” là các em nhớ đến chữ “nh” trong tiếng “nhà”. Cứ kiên trì như thế, các em sẽ ghi nhớ tốt hơn.
Đối với những trẻ hay quên, chậm nhớ mặt chữ bố mẹ chỉ nên cho con đọc 3 đến 5 từ một lượt, đọc đi đọc lại, thay đổi vị trí để con ghi nhớ kĩ. Để con nhớ tốt hơn, có thể cho đọc xong thì nhớ viết ngay các từ ấy rồi lại tiếp tục luyện với những từ khác (chú ý giải nghĩa từ, phân biệt chính tả nếu cần thiết).
3. Đóng vai là một người không biết gì
Việc tạo niềm vui, hứng thú trong việc học là rất quan trọng. Khi học vui thì các con sẽ không cảm thấy áp lực và thích tham gia vào hoạt động học tập. Có một số mẹo nhỏ để bố mẹ có thể tham khảo giúp con hứng thú hơn trong quá trình học như:
Với những dạng bài đã quen thuộc, dạng bài dễ, bố mẹ đừng chăm chăm vào dạy ngay và bắt trẻ phải nhớ, mà hãy:
– “ Bạn Thỏ không biết đọc tiếng này, từ này, các con giúp bạn ấy được không?” Thế là các con sẽ tập trung ngay vào việc đánh vần, đọc từ, đọc câu, đọc bài,… một cách hứng thú, cứ như là mình vừa làm được một việc tốt vậy!
– “Các con cứu trợ ba/mẹ với, từ này khó quá, không đọc được.” Thế là các bạn ấy lại được vui vẻ đóng vai một người hùng.
4. Tạo hứng thú thông qua các trò chơi, hoạt động
Với học sinh lớp 1, nếu gò ép bắt trẻ vào khuôn khổ thì trẻ không thích học. Ba mẹ không nên đặt ra các chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, thoải mái và thích thú trong việc học.
Luôn gần gũi, tạo hứng thú cho con khi học
Mỗi lần, ba mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây, và nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học.
Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của ba mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay, như vậy sẽ tạo áo lực cho các bé và khiến các bé cảm thấy sợ học.
5. Học chữ gắn liền với cuộc sống
Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói trong cuộc sống, qua những tình huống cụ thể.
Ví dụ khi con học về các từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường, hay khi con học về một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường như chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép,… thì ba mẹ giúp con thực hành luôn tại nhà. Chẳng hạn như đố con về mối quan hệ giữa họ hàng trong gia đình, tạo ra các tình huống gặp người lớn thì cần chào hỏi như nào, con được ba mẹ giúp cho việc gì thì nên cảm ơn ra sao, con làm sai thì cần xin lỗi như nào,…
6. Học tập thông qua các ứng dụng thông minh
Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp trên, cha mẹ có thể tham khảo Ứng dụng học tập thông minh Học Hay.
Chương trình học được xây dựng dành cho các bé từ lớp 1 – lớp 3. Ứng dụng có thể hỗ trợ cha mẹ giúp con tìm hiểu những kiến thức mới thông qua cách tiếp cận mới mẻ, thú vị. Giúp con học mà chơi, chơi mà học thông qua hệ thống câu hỏi tự luyện ngắn.
Trong quá trình trả lời các câu hỏi, các bé có thể nhấn chạm trực tiếp vào các đồ vật, con vật trên màn hình. Nếu bé trả lời đúng sẽ được nhận các phần thưởng như cúp, táo và sự khích lệ, cổ vũ của bạn trợ lý Kiwi giúp bé rất hứng thú.
Thêm vào đó, với mỗi phần bé trả lời sai quá 3 lần, hệ thống sẽ xác định chính xác xem đó là phần kiến thức do trẻ bị hổng hay là do sơ suất trong quá trình làm bài. Từ đó, đưa ra những giải pháp như cho bé xem lại video bài giảng hoạt hình ngắn gắn với những tình huống thực tiễn trong đời sống. Ví dụ:”Hôm nay, bé được mẹ nhờ ra cửa hàng mua 3kg táo. Nhưng cô bán hàng chỉ còn 2kg táo. Vậy bé chỉ mua được bao nhiêu cân táo về cho mẹ?”.
Hoặc cho bé làm lại các câu hỏi tương tự liên quan đảm bảo con nắm chắc kiến thức trước khi chinh phục những bài mới.
Cha mẹ tải ứng dụng Học Hay tại đây và tranh thủ cho các bé chuẩn bị trước tại nhà để con không còn bỡ ngỡ với chương trình GDPT mới cha mẹ nhé!
Từ khóa » Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc
-
Bạn đã Biết Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Hiệu Quả?
-
“Đọc Trơn Viết Thạo” Với Các Mẹo Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc đơn Giản
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Dễ Dàng
-
8 Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập Đọc Nhanh Và Hiệu Quả
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Tại Nhà ( DỄ HIỂU NHẤT)
-
Cách Dạy đọc-viết Dễ Hiểu Cho Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1 - MarryBaby
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Nhanh Và Hiệu Quả Nhất - YouTube
-
Bé Học Lớp 1 Tập đọc Theo Phương Pháp Mới - Dạy Bé Học - YouTube
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
-
28 Bài đọc Và Cách đánh Vần Cho Học Sinh Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
#Cẩm Nang Cách Dạy Học Sinh Lớp 1 Tập đọc Hiệu Quả Cho Bố Mẹ
-
Tổng Hợp Bài Luyện đọc Lớp 1 Cho Bé Bổ ích, Dễ đọc Dễ Thuộc - Monkey
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Hiệu Quả - Seoul Academy
-
Bé Lớp 1 Đọc Chậm Và Cách Dạy Trẻ Đọc Trơn Tru Hơn HIỆU QUẢ
-
Dạy Bé Học Lớp 1 Môn Tiếng Việt Tại Nhà Ngay Từ Khi Bé 4 Tuổi
-
Phương Pháp Dạy Học Sinh Lớp 1 Nhanh Biết đọc Tiếng Việt
-
Top 15 Dạy Bé Tập đọc Tiếng Việt Lớp 1