Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Hiệu Quả - Seoul Academy
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả có khá nhiều, tuy nhiên cần áp dụng đúng cách. Có một số phương pháp chỉ dạy con trẻ bắt chước và học vẹt, khiến trẻ không hiểu rõ và mau quên hơn. Hôm nay, Seoul Academy sẽ hướng dẫn cho các bạn một số phương pháp dạy trẻ lớp 1 biết rõ về các con chữ tốt nhất.
- Quy trình dạy bé tập đọc trơn nhanh
- Bước 1: Dạy trẻ ghi nhớ chữ cái thường
- Bước 2: Học chữ cái in hoa
- Bước 3: Dạy trẻ thanh dấu, nguyên âm, phụ âm
- Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần, nhớ mặt chữ
- Dạy bé làm quen với bảng chữ cái ngay từ nhỏ
- Bắt đầu từ những từ đơn giản và gần gũi nhất
- Có lộ trình ghép vần cho bé phù hợp
- Dạy bé đánh vần với những trò chơi bé thích
- Những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả
- Kết hợp với hình ảnh sinh động
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
- Tìm thêm sách, vở, tài liệu, đồ chơi liên quan đến con chữ
- Không quan trọng việc phát âm chưa chuẩn
- Đọc viết cùng lúc
- Tạo bầu không khí học tập thoải mái
- Đọc sách hàng ngày cho bé
- Hãy để trẻ được phép sai
- Để bé đọc đi đọc lại nhiều lần bài mà bé thích
- Học đi đôi với hành
- Học chữ thường trước, học chữ hoa sau
- Những lưu ý trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc
- Không to tiếng, lộ thái độ bực tức khi dạy trẻ
- Không tạo áp lực việc học lên bé
- Không so sánh bé với bạn cùng trang lứa
- Trở thành một người bạn cùng học, cùng chơi với bé
Quy trình dạy bé tập đọc trơn nhanh
Cách giúp trẻ lớp 1 đọc lưu loát cần phải tiến hành tuần tự theo các bước. Cần kiên nhẫn, đi từng bước và từ tốn để con trẻ có thể hiểu và ghi nhớ sâu.
Bước 1: Dạy trẻ ghi nhớ chữ cái thường
Đầu tiên, bạn cần phải để trẻ hoàn toàn nhận dạng chữ cái. Tùy vào khả năng của mỗi bé mà thời gian để thuộc lòng hoàn toàn bảng chữ cái sẽ khác nhau.
Bạn nên dạy trẻ đều đặn mỗi ngày 2 – 5 chữ cái. Tùy vào hứng thú và khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ mà số lượng chữ cái nhiều hay ít.
Bước 2: Học chữ cái in hoa
Bạn cần dạy bé chữ toàn bộ bảng chữ cái thường trước rồi mới chuyển qua dạy chữ in hoa. Thực hiện tuần tự từng bước sẽ giúp trẻ không cảm thấy bị lộn xộn khi học chữ cái. Khi đã học xong chữ cái thường, bé sẽ rất dễ dàng học được bảng chữ cái in hoa. Cho bé hiểu rằng những chữ này đều có ý nghĩa giống nhau, chỉ khác về hình thức.
Hãy chắc chắn rằng bé thuộc hết bảng chữ cái cả thường lẫn in hoa rồi mới dạy bé các thứ khác. Học phần nào phải xong và nắm thật chắc phần đó thì mới có thể khiến trẻ nhớ lâu và không bị lẫn lộn.
Bước 3: Dạy trẻ thanh dấu, nguyên âm, phụ âm
Sau khi trẻ nhớ hết bảng chữ cái, bạn cần tiếp tục dạy trẻ phần thanh dấu tạo nên âm sắc của từ. Sau đó, hãy dạy bé về nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và phụ âm. Chỉ như thế, trẻ mới có thể ghép vần và tạo thành từ, câu hoàn chỉnh.
>>> Xem thêm: Phương pháp dạy con không đòn roi
Trong những buổi đầu tiên, trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cách ghép vần và phát âm. Bạn phải giải thích và cho trẻ làm quen nguyên lý thực sự của ghép vần trong Tiếng Việt. Bước này cần phải dạy chậm rãi và bạn phải hết sức kiên nhẫn. Thường khoảng sau 4 – 5 buổi dạy tận tình, bé đã có thể làm quen dần và từ đánh vần tốt hơn.
Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần, nhớ mặt chữ
Việc trẻ biết cách đánh vần hãy nhớ mặt chữ sẽ là nền tảng vững chắc cho trẻ về sau khi học chữ. Những không phải cha mẹ nào cũng dễ dàng dạy trẻ tốt trong phạm trù này. Đây được coi là cuộc chiến của cha mẹ với từng trang sách để bé có thể đánh vần từng chữ một.
Nếu đang gặp trường hợp này, hãy thực hiện cách dạy tập đọc lớp 1 hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng và thấy được hiệu quả:
Dạy bé làm quen với bảng chữ cái ngay từ nhỏ
3 tuổi là độ tuổi bé bắt đầu tiếp thu những kiến thức từ bên ngoài, kể cả con chữ và con số. Do đó, bắt đầu từ tuổi này, ba mẹ hãy để bé làm quen với các mặt chữ thông qua những trò chơi, ghép chữ, thách đố đơn giản và thu hút.
Khi vào lớp 1, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các chữ cái và quen thuộc với nó, trí nhớ của bé được kích thích và dễ dàng tiếp nhận thông tin liên quan hơn. Từ đó, bé sẽ nhớ được mặt chữ lâu hơn.
Bắt đầu từ những từ đơn giản và gần gũi nhất
Để bé không ấn tượng xấu với việc học chữ, hãy bắt đầu dạy bé chữ cái với những từ đơn giản và gần gũi, theo sở thích của bé là cách dạy trẻ lớp 1 nhớ chữ cái hiệu quả. Ví dụ như: ba, mẹ, bà, em, con gái, đồ chơi, tên các loài động vật, nhân vật hoạt hình, … Những từ này sẽ khiến bộ não của bé liên tưởng đến những điều liên quan và từ đó bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.
Có lộ trình ghép vần cho bé phù hợp
Sau khi đã biết được những từ cơ bản với việc đánh vần những chữ cái đơn giản, ngắn, mẹ hãy nâng cao khả năng đánh vần của bé với các chữ có dấu và học qua nguyên âm, phụ âm, …. vẫn tiếp tục với những từ ngữ gần gũi với bé để bé không cảm thấy quá nhàm chán hoặc gặp khó hóa nản khi học đánh vần. Đây cũng là cách dạy trẻ lớp 1 nhớ mặt chữ được khuyên nên thực hiện thường xuyên.
Dạy bé đánh vần với những trò chơi bé thích
Lớp 1 là độ tuổi bé vẫn còn ham chơi hơn là ham học. Thật tiện khi có rất nhiều trò chơi tư duy thông minh dành cho bé ở tuổi này. Thay vì những cuốn sách chèn chịt chữ, hãy sử dụng những bộ trò chơi mà bé yêu thích như: trò chơi ghép chữ, ô tô bói mật, tô màu theo chữ cái, … Trong quá trình chơi, cha mẹ hãy chơi cùng bé để tạo sự liên kết, đưa ra các lợi khen động viên, giúp tinh thần bé thêm tự tin và phấn khởi hơn.
Những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả
Ở độ tuổi học lớp 1, trí não của bé rất nhạy cảm với những thông tin bên ngoài, nhất là các kiến thức khiến bé thích thú. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi dễ bị xao nhãng nhất. Vậy nên, để giúp bé có chất lượng học tập tốt, các vị phụ huynh và người lớn cần áp dụng phương pháp linh hoạt. Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả có thể tham khảo:
Kết hợp với hình ảnh sinh động
Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả đầu tiên phải kể đến là sử dụng hình ảnh trực quan. Với các bé còn nhỏ tuổi, hình ảnh sẽ hỗ trợ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn đáng kể. Bạn hãy tạo tấm thẻ chữ cái và lấy ví dụ thực tế cho chữ cái bằng các hình ảnh liên quan đến cuộc sống. Ví dụ như: chữ “a” có trong “con gà”,…
Bạn có thể liên hệ những chữ cái ở cuộc sống xung quanh. Chỉ bé những biển báo, bảng hiệu quần áo, trên tivi,… có chữ cái mà bé đã và đang được học. Việc này sẽ giúp bé nhớ nhanh và liên hệ thực tiễn rất tốt.
Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi
Nếu bạn thắc mắc làm sao để bé nhớ mặt chị, thì hãy cố gắng dạy trẻ ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào cảm thấy thuận tiện. Đừng gò bó con trẻ phải học trên bàn học hay một nơi cố định. Có những trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái và chống đối khi bị ép buộc học chữ.
Với bản tính tò mò của con trẻ, bạn có thể chỉ cho bé những món đồ thú vị và yêu cầu bé đánh vần. Nếu bé quên, hãy kiên nhẫn đánh vần chính xác lại cho bé. Như vậy sẽ giúp trẻ nhớ nhanh và ghi nhớ lâu hơn.
Tìm thêm sách, vở, tài liệu, đồ chơi liên quan đến con chữ
Ngoài liên hệ với thực tế ra, bạn có thể tìm thêm một số tài liệu hoặc đồ chơi hỗ trợ cho việc học chữ của bé. Những quyển sách, đồ chơi đầy màu sắc sẽ giúp bé có nhiều hứng thú với việc học chữ, tập đọc hơn rất nhiều.
Bạn có thể dễ dàng tìm những thứ này ở nhà sách hoặc trên mạng. Hãy dạy bé thông qua những món đồ này, giúp bé làm quen dần trong sự chơi đùa vui vẻ bạn nhé! Cách dạy con học chữ chuẩn bị vào lớp 1 này mang lại kết quả rất tốt, đồng thời kích thích sự ham học hỏi từ các bé.
Không quan trọng việc phát âm chưa chuẩn
Khó có trẻ nào có thể phát âm chuẩn khi mới tập đọc. Vì vậy, phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc là đừng quá chú trọng việc này, hãy để bé được thoải mái. Nếu bạn cố gượng ép cho bằng được, bé sẽ nhanh chóng nản lòng và chán ghét việc tập đọc.
Xem việc trẻ phát âm không chuẩn là bước đệm đầu tiên của quá trình học đọc chữ của bé. Và phát âm chuẩn xác là bước tiến bộ đáng khen chứ không phải mục đích đầu tiên. Khả năng phát âm của con trẻ sẽ mau chóng được sửa chữa và cải thiện trong suốt quá trình học tập và giao tiếp. Vì thế, hãy mềm mỏng và khuyến khích chứ đừng gây áp lực cho bé bạn nhé!
Đọc viết cùng lúc
Để giải đáp làm sao để bé nhớ mặt chữ, bạn cũng có thể thử cho trẻ được đọc và viết cùng một lúc. Đây là một phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc nhanh nhất. Vừa phát âm vừa viết chữ sẽ giúp bé ghi nhớ nhanh chóng hơn và tránh được tình trạng học “vẹt”. Làm song song hai việc này cùng lúc sẽ giúp bộ não của trẻ hoạt động nhiều và hiệu quả hơn. Giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn nhiều lần so với chỉ đánh vần suông.
Tạo bầu không khí học tập thoải mái
Khi dạy trẻ lớp 1, bạn phải kiên nhẫn rất nhiều. Nên nhớ không được nôn nóng, bạn phải làm tuần tự từng bước. Bé có thể làm sai, nhưng bạn không được cáu gắt hay nổi nóng tạo áp lực cho bé. Nếu mãi bé vẫn không đọc chính xác con chữ, hãy cho bé nghỉ ngơi và chơi đùa đôi chút để lấy lại hứng thú.
Đọc sách hàng ngày cho bé
Đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc có hiệu quả gián tiếp. Tuy cách này không giúp cho bé thuộc lòng mặt chữ nhưng lại sửa được phát âm chưa chuẩn của bé. Ngoài ra còn giúp kích thích phát triển não bộ và tăng tình cảm giữa bạn và con trẻ hơn.
Đây là phương pháp được khuyến khích sử dụng cho các bậc cha mẹ khi nuôi dạy con mình. Hãy vừa đọc vừa chỉ cho bé thấy những chữ cái trong sách. Điều này sẽ giúp trẻ có khả năng nhận biết thêm nhiều âm tiết, khơi dậy sự yêu thích của trẻ đối với chữ cái và sách.
Việc đọc sách cũng rất tốt cho thói quen của trẻ sau này. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách và duy trì thói quen này liên tục ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Như vậy khi lớn lên, bé sẽ có khả năng tập trung tốt hơn, thích tìm tòi, ham học hỏi và yêu thích những cuốn sách. Bạn nên chọn đa dạng các thể loại sách từ truyện cổ tích, thiếu nhi đến sách nấu ăn, khoa học, động vật, tạp chí,…Cách day con đọc chữ chuẩn bị vào lớp 1 này vừa tốt cho bé, vừa tốt cho cả ba mẹ.
Hãy để trẻ được phép sai
Ở độ tuổi lớp 1, nhiều bé thậm chí còn chưa nói chuyện thành thạo, vậy nên cha mẹ đừng quá khắt khe với bé phải nói tròn chữ, rõ chưa, phát âm đúng ngữ điệu. Điều mà ba mẹ cần quan tâm đó chính là bé có đọc đúng chữ cái hay chưa, ghép vần được chưa, sau đó dần dần hoàn thiện.
Đừng ra rầy quá độ khi bé làm sai, bởi lẽ, trẻ cảm nhận rất tốt, và tâm lý cũng thường xuyên bất ổn, chỉ cần 1 lời mắng trách, bé có thể bất mãn và có ý chống đối. Điều này khiến cha mẹ càng khó khăn hơn trong việc dạy bé tập đọc vào lớp 1.
Để bé đọc đi đọc lại nhiều lần bài mà bé thích
Thêm một cách dạy bé tập đọc lớp 1 bạn có thể áp dụng đó chính là hãy để bé đọc đi đọc lại nhiều làn. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp trí não của bé ghi nhớ kiến thức. Hãy để bé tự đọc từng chút một, nhất là những bài đọc mà bé thích. Không những thế, cứ qua một lần đọc, bạn hãy cố gắng chỉnh giọng của bé ngày càng tốt hơn.
Trẻ cần được nâng niu và chăm sóc, vậy nên ba mẹ hãy cố gắng kiên trì và nhẫn nại cùng bé, không khiến tâm lý bé bị bất ổn. Hãy dạy bé theo từng bước một để trẻ có niềm tin vững chắc vào ba mẹ, cũng như giúp bé thoải mái hơn trong việc học hành.
Học đi đôi với hành
Ngay từ nhỏ, ba mẹ thường có thói quen đọc sách cho bé nghe và hãy duy trì thói quen này mãi đến khi bé học lớp 2. Bởi lẽ, thói quen của ba mẹ sẽ được hình thành ở bé. Việc đọc sách cho bé mỗi ngày sẽ tăng vốn hiểu biết, tăng khả năng nhớ và khả năng đọc. Sau khi đọc, hãy để bé thực hành, vì bé tò mò với những con chữ và sẽ cố gắng tự đọc mỗi khi mình học được chữ viết với.
Những cuốn sách mang lại rất nhiều giá trị, mỗi ngày, hãy đọc cho bé 1 câu chuyện là một trong những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả mà mọi cha mẹ nên làm.
Học chữ thường trước, học chữ hoa sau
Trí não của trẻ lớp 1 rất đơn giản, do đó bạn cần có trình tự dạy học một cách khoa học, không được nhồi nhét. Vậy nên, hãy dạy trẻ học chữ thường trước khi học chữ hoa. Sau khi nắm và đọc thuộc hết chữ thường, bé sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận chữ hoa. Điều này không gây rối cho bé.
Ngoài ra, hầu hết báo chí, truyện tranh đều xuất hiện chữ thường nhiều hơn. Ra đường, bạn cũng có thể chơi trò chơi với bé khi đố bé đọc chữ cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Xem thêm: Top 10 kinh nghiệm kèm con học lớp 1 hiệu quả cho phụ huynh
Những lưu ý trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc
Để có thể áp dụng phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả và tốt nhất, các vị phụ huynh lẫn giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Không to tiếng, lộ thái độ bực tức khi dạy trẻ
Môi trường hợp lớp 1 quy củ và nhiều nguyên tắc khiến các em học sinh lớp 1 trở nên e dè, lo lắng. Nếu khi dạy học, giáo viên hay phụ huynh tỏ thái độ không hài lòng, lớn tiếng sẽ gây thiện cảm không tốt và tác động đến tâm lý học tập của bé. Thay vào đó, hãy đảm bảo giữ vững thái độ của mình, không nặng lời, quát mắng hoặc sử dụng đòn roi để dạy trẻ. Đây là những hành động tiêu cực khiến bé lười biếng, chán nản, chậm phát triển trong việc tiếp thu kiến thức mới.
Không tạo áp lực việc học lên bé
Dạy trẻ lớp 1 hiểu và ý thức được mức độ quan trọng của việc học không phải là chuyện đơn giản. Cha mẹ và phụ huynh phải cực kỳ khéo léo, tinh tế, chứ ý đến sắc mặt và tinh thần của con. Nếu bé bị chậm và có nhiều hành động cưỡng ép khi học, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trong việc học, thay vào đó, hãy cổ vũ và động viên bé, khuyến khích bé để giúp bé ngày càng cải thiện hơn.
Không so sánh bé với bạn cùng trang lứa
Đây là một trong những trường hợp rất thường gặp ở các phụ huynh. Các cha mẹ thường so sánh thành tích của con với các bạn cùng lớp. Điều này không những không tạo động lực, mà ngược lại khiến bé trở nên tự tin, bị áp lực, gánh nặng trong việc học. Vậy nên, hãy tôn trọng khả năng tư doanh và sự thông minh của bé. Thay vì nhìn vào những đứa trẻ khác và so sánh con mình, hãy chỉ tập trung vào con mình và cố gắng phát triển trên những gì mà bé đang có.
Trở thành một người bạn cùng học, cùng chơi với bé
Ba mẹ có nghĩa vụ và bổn phận rất lớn trong việc học của con. Nhưng thay vì ra sức dạy con hết bộ môn này đến bộ môn khác, hãy trở thành người bạn đồng hành với con trong việc học. Hãy luôn động viên và khuyến khích con mỗi khi con làm tốt. Động viên bé nếu bé quên mặt chữ và khuyên bé hãy bắt đầu lại. Luôn trò chuyện với bé nếu bé gặp khó khăn trong việc học và đặc biệt hãy thể hiện sự sự tôn trọng việc học của con. Những điều này sẽ giúp bé ý thức được ba mẹ đang rất quan tâm và bản thân mình có ý kiến riêng được tôn trọng.
Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ nhập học vào lớp 1 cần gì?
Khả năng tiếp thu của các bé nhỏ tuổi rất tốt nhưng lại thường mất tập trung và ham chơi. Những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc trên sẽ giúp bạn dạy con trẻ tốt hơn. Hãy nhớ luôn giữ thái độ kiên nhẫn và dịu dàng với bé. Chỉ như thế mới có thể học tập tốt, có động lực, niềm hứng thú, ham học hỏi của bé. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Seoul Academy.
/5 ( bình chọn)
Chưa có đánh giá!
Từ khóa » Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc
-
Bạn đã Biết Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Hiệu Quả?
-
“Đọc Trơn Viết Thạo” Với Các Mẹo Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc đơn Giản
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Dễ Dàng
-
8 Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập Đọc Nhanh Và Hiệu Quả
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Tại Nhà ( DỄ HIỂU NHẤT)
-
Cách Dạy đọc-viết Dễ Hiểu Cho Bé Chuẩn Bị Vào Lớp 1 - MarryBaby
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Nhanh Và Hiệu Quả Nhất - YouTube
-
Bé Học Lớp 1 Tập đọc Theo Phương Pháp Mới - Dạy Bé Học - YouTube
-
Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 1 Tập đọc Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
-
28 Bài đọc Và Cách đánh Vần Cho Học Sinh Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
#Cẩm Nang Cách Dạy Học Sinh Lớp 1 Tập đọc Hiệu Quả Cho Bố Mẹ
-
Tổng Hợp Bài Luyện đọc Lớp 1 Cho Bé Bổ ích, Dễ đọc Dễ Thuộc - Monkey
-
Bé Lớp 1 Đọc Chậm Và Cách Dạy Trẻ Đọc Trơn Tru Hơn HIỆU QUẢ
-
Dạy Bé Học Lớp 1 Môn Tiếng Việt Tại Nhà Ngay Từ Khi Bé 4 Tuổi
-
Phương Pháp Dạy Học Sinh Lớp 1 Nhanh Biết đọc Tiếng Việt
-
6 Phương Pháp Dạy Trẻ Nhanh Biết đọc - Biết Viết Trước Khi Vào Lớp 1
-
Top 15 Dạy Bé Tập đọc Tiếng Việt Lớp 1