6 Sân Vận động Có Sức Chứa Lớn Nhất Thế Giới - VNReport
Có thể bạn quan tâm
Rungrado 1st of May (Triều Tiên)
Rungrado 1st of May là một sân vận động đa năng với diện tích 20,7 ha trên đảo Rungra, Triều Tiên. Tên gọi của sân vận động này được kết hợp từ tên hòn đảo Rungrado trên sông Taedong và ngày nó được hoàn thành là ngày quốc tế lao động 1/5. Sân có thiết kế vô cùng đặc biệt với điểm nhấn là phần mái vỏ sò gồm 16 mái vòm được bố trí trong hình dạng của một chiếc nhẫn, nhìn từ trên cao trông giống như một bông hoa mộc lan nổi trên mặt nước sông Taedong.
Sân vận động gồm 8 tầng với chiều cao 60m và sức chứa lên tới 150.000 người. Sân được thiết kế bao gồm nhiều phòng đào tạo, phòng giải trí, hồ bơi trong nhà, phòng tắm hơi, phòng ăn, phòng phát thanh truyền hình, 80 lối thoát hiểm và 10 thang máy.
Rungrado 1st of May được sử dụng trong các sự kiện thể thao, các buổi diễn lớn và lễ kỉ niệm đặc biệt. Sân vận động này từng là nơi tổ chức lễ hội đồng diễn Arirang lớn nhất thế giới thu hút đến 100.000 người tham gia trình diễn các tiết mục. Nhiều trận đấu bóng đá mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế cũng từng được diễn ra tại đây.
Salt Lake (Ấn Độ)
Trước khi Rungrado 1st of May hoạt động, Salt Lake là sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa 120.000 người. Đây là sân nhà của rất nhiều đội bóng nổi tiếng ở Ấn Độ như Mohun Bagan AC, Kingfisher East Bengal FC, Prayag United SC và Mohanmadam SC.
Salt Lake nằm cách trung tâm thành phố Kolkata khoảng 10 km về phía đông và được thiết kế khá đặc biệt với cấu trúc 3 tầng độc đáo, phần mái được làm bằng ống kim loại và các tấm nhôm và bê tông.
Sân vận động khổng lồ này có 9 cổng vào và 30 đường dốc để khán giả đến các khối xem. Sân có một đường chạy điền kinh duy nhất dành cho các giải đấu điền kinh và một đấu trường bóng đá chính có kích thước 105m x 70m. Sân cũng có bảng điểm điện tử, thang máy, phòng VIP, đèn pha ngoại vi từ tầng thượng, hội trường và hệ thống bố trí nước riêng cũng như bộ phát động cơ diesel dự phòng.
Sân vận động Salt Lake được sử dụng trong các trận đấu của môn bóng đá và điền kinh. Salt Lake đã tổ chức một số giải đấu và các trận đấu quốc tế quan trọng như trận đấu của đội tuyển quốc gia Ấn Độ trong FIFA World Cup 1986, Super-Soccers vào các năm 1986, 1989, 1991, 1994 và Nehru Cup năm 1995.
Estadio Azteca (Mexico)
Sân vận động Azteca nằm ở Thành phố Mexico sầm uất, được khởi công vào năm 1961. Trận đấu khánh thành của sân vận động này diễn ra giữa Club América và Torino F.C vào ngày 29 tháng 5 năm 1966, với sức chứa 114.465 khán giả.
Sân vận động Azteca nằm ở độ cao 2.200 m so với mực nước biển và là sân vận động lớn nhất ở Mexico. Đây cũng là sân nhà của các câu lạc bộ bóng đá Club América, Cruz Azul và đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico.
Sân vận động Azteca còn được coi là niềm tự hào của người dân Mexico bởi nó là sân vận động đầu tiên tổ chức hai trận chung kết của Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 1970 và World Cup 1986. Sân vận động này cũng địa điểm chính cho môn bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1968 và Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1971.
Azteca cũng được lên kế hoạch để tổ chức các trận đấu trong World Cup 2026 trong tương lai. Và đây chắc chắn sẽ còn là sân bóng đá ghi dấu thêm nhiều hơn nữa những trận cầu nảy lửa, kịch tính hàng đầu thế giới.
Sân vận động Michigan (Mỹ)
Sân vận động Michigan có biệt danh là “Ngôi nhà lớn” là một sân vận động bóng bầu dục của Đại học Michigan. Sân vận động được xây dựng năm 1927, ban đầu có sức chứa 72.000 người, nhưng sau đó liên tục được mở rộng sau những lần sửa chữa và đến nay trở thành sân vận động lớn nhất nước Mỹ với 107.501 chỗ ngồi.
Sân vận động Michigan được thiết kế với phần móng cho phép mở rộng sức chứa của sân vận động lên hơn 100.000 người. Sân được sử dụng cho các buổi lễ tốt nghiệp chính của Đại học Michigan và các hoạt động thể thao. Các trận đấu khúc côn cầu hay trận đấu bóng đá diễn ra tại đây thường có số lượng khán giả đông kỷ lục.
Vào năm 2013, trận đấu giữa Michigan và Notre Dame Fighting Irish đã thu hút 115.109 khán giả, lập kỷ lục khán giả của một trận đấu bóng bầu dục đại học kể từ năm 1948 và là kỷ lục khán giả trong một trận đấu tại các trường đại học.
Sân vận động Beaver (Mỹ)
Sân vận động Beaver là sân vận động bóng đá của trường Đại học Bang Pennsylvania. Sân vận động này bắt đầu xây dựng từ năm 1960 để vinh danh James A.Beaver – một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong sự phát triển của các trường đại học vào thời điểm chuyển giao thế kỷ.
Sân vận động này chủ yếu được sử dụng để tổ chức các cuộc thi bóng đá ở các trường đại học. Đây cũng là sân nhà của câu lạc bộ Penn State Nittany Lions.
Lúc đầu sân chỉ chứa được 46.284 chỗ. Sau đó, sau các lần sửa chữa, mở rộng, sức chứa tại đây đã lên tới 106.572 chỗ. Vào năm 2002, sân vận động Beaver lập kỷ lục với sức chứa là 110.753 người.
Từ khóa » Diện Tích Sân Bóng đá Lớn Nhất Thế Giới
-
Danh Sách Sân Bóng đá Theo Sức Chứa
-
Diện Tích Mặt Sân Nou Camp, Sân Bóng Đá Lớn Nhất Thế Giới ...
-
Sân Bóng đá Lớn Nhất Thế Giới Hiện Nay - Soi Kèo Tốt
-
10 Sân Bóng đá Lớn Nhất Thế Giới - Elipsport
-
Kích Thước Sân Bóng đá Tại Những Sân Vận động đẹp Nhất Hành Tinh
-
Sân Bóng đá – Wikipedia Tiếng Việt
-
Diện Tích Và Kích Thước Sân Bóng đá 11 Người Theo Chuẩn FIFA
-
Top 10 Các Sân Vận Động Lớn Nhất, Hiện Đại Nhất Thế Giới
-
Kích Thước Sân Bóng Đá 11 Người Theo Tiêu Chuẩn FIFA
-
Sân Vận động Nào Nổi Tiếng ở Châu Âu Có Kích Thước Mặt Sân "khủng"?
-
Sân Bóng đá Nào Lớn Nhất Thế Giới?
-
Kích Thước Sân Bóng đá 11 Người Tiêu Chuẩn FIFA - VEC GROUP
-
Sân Bóng đá - Kích Thước Và Diện Tích Sân Tiêu Chuẩn - Thể Thao