6 Thủ Tục Cưới Hỏi & Phong Tục Lễ Cưới Tại 3 Miền Bắc Trung Nam
Có thể bạn quan tâm
Việc nắm bắt kỹ càng thủ tục cưới hỏisẽ giúp quá trình chuẩn bị được chu đáo và trọn vẹn nhất. Bởi lẽ, hôn nhân là một sự kiện rất quan trọng nên cần thực hiện đúng với các nghi lễ theo như truyền thống cội nguồn để góp phần mang lại hạnh phúc viên mãn cho cô dâu, chú rể. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của Phong Thủy Tam Nguyên nhé!
>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Xem ngày cưới hỏi, kết hôn tốt theo tuổi cô dâu, chú rể
1. Lễ dạm ngõ thủ tục đám cưới
Dạm ngõ là bước đầu của thủ tục lễ cưới, buổi gặp mặt này vô cùng quan trọng để quan viên hai họ có thể làm quen, trao đổi với nhau và thống nhất nhiều vấn đề cho ngày trọng đại của đôi trẻ. Sau đây, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết khái niệm cũng như trình tự chuẩn bị nghi lễ đúng cách nhất nhé!
1.1 Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ (còn gọi là chạm ngõ) là nghi thức tiềm trảm trong thủ tục cưới hỏi nhằm hợp thức hóa lứa đôi, là bước khởi đầu cho các mối quan hệ hai bên gia đình. Đây là buổi gặp gỡ thân mật giữa nhà trai và nhà gái để tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong,...
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên của hai gia đình
Buổi lễ này cũng chính là một dấu ấn xác nhận với gia đình chuyện yêu đương giữa hai người sau thời gian tìm hiểu nhau và quyết định tiến tới hôn nhân. Sự có mặt của cha mẹ cũng như đại diện những người quan trọng của nhà cô dâu và chú rể sẽ bàn bạc, quyết định thời gian để hỏi cưới và chuẩn bị những lễ vật cần thiết.
1.2 Trình tự chuẩn bị lễ dạm ngõ
Trước khi tiến hành buổi lễ dạm ngõ, hai bên gia đình cần xem xét và chọn ngày giờ tốt để đến gặp mặt, trao đổi về thủ tục cưới hỏi. Việc coi trọng thời gian tốt sẽ giúp cuộc nói chuyện cũng như đàm phán các vấn đề diễn ra suôn sẻ, đem lại kết quả vừa ý.
- Bắt đầu lễ dạm ngõ, nhà trai dựa trên ngày giờ đã định để sang gặp mặt nhà gái. Bên nhà trai sẽ giới thiệu trước, chào hỏi những người tham gia và nêu lý do hôm nay đến đây.
- Sau đó đến bước trình các mâm lễ đã được chuẩn bị sẵn, đúng với thủ tục và xin phép hai bên cho đôi trẻ được qua lại chính thức và nghiêm túc tiến đến hôn nhân.
- Tiếp theo là phần trình bày của nhà gái, bao gồm: Lời cảm ơn, giới thiệu từng thành viên trong gia đình bên mình và nhận các mâm lễ từ nhà trai.
- Sau khi đã đồng ý và xác nhận quan hệ đôi lứa này, cha mẹ cô gái sẽ trưng sính lễ và trái cây lên bàn thờ tổ tiên, thắp hương thông báo với ông bà bề trên về mối nhân duyên để mong được phù hộ một hôn nhân hạnh phúc, tốt đẹp.
- Cuối cùng, hai nhà sẽ bàn bạc về các thủ tục cưới hỏi như: Ngày giờ tổ chức, địa điểm, quà cưới, lễ vật cần thiết,...
- Sau khi buổi dạm ngõ kết thúc, nhà gái có thể chuẩn bị một bữa tối thân mật để mời nhà trai ở lại dùng. Điều này nhằm tạo điều kiện cho thông gia hiểu nhau nhiều hơn, tạo sự gắn kết giữa hai bậc cha mẹ.
Thủ tục lễ cưới - Lễ dạm ngõ
2. Lễ ăn hỏi, rước dâu
Sau khi đã tìm hiểu về lễ dạm ngõ thì Phong Thủy Tam Nguyên sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn đọc hiểu rõ về thủ tục cưới hỏi, nghi lễ rước dâu chính thức cũng như trình tự thực hiện chi tiết. Xem ngay nhé!
2.1 Lễ ăn hỏi khi đám cưới là gì?
Lễ ăn hỏi là nghi thức đánh dấu sự ra mắt của cô dâu và chú rể với hai bên họ hàng, bạn bè. Đồng thời, đôi lứa cũng thực hiện thắp nhang trình bày với ông bà gia tiên để thông báo chuyện vui này. Các lễ vật cần được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận, đặc biệt phải chú ý phù hợp với từng vùng miền. Cụ thể như sau:
- Đối với miền Bắc: Mâm lễ cần chuẩn bị với số lượng lẻ. Điều này nhằm mang ý nghĩa may mắn theo như quan niệm của người vùng này. Mặt khác, đồ trong tráp lại được tính với số lượng chẵn, phải đi theo đôi. Chẳng hạn: Trầu cau, hạt sen, xôi gấc, bánh cốm, trà, thuốc lá - rượu, heo quay, bánh đậu xanh,...
- Đối với miền Trung: Thủ tục cưới rất đơn giản chỉ cần chuẩn bị mâm lễ vật có trầu cau, bánh phu thê, rượu và trà.
- Đối với miền Nam: Tráp lễ trong thủ tục cưới hỏi và các quan khách tham gia buổi lễ luôn luôn tính theo số lượng chẵn, hoàn toàn ngược lại với miền Bắc. Trầu cau được chọn phải là loại nhỏ tầm 60 trái.
2.2 Trình tự nghi thức lễ ăn hỏi
Một buổi lễ ăn hỏi hoàn chỉnh sẽ cần đáp ứng đúng theo các trình tự sau đây để mọi thứ được diễn ra tốt đẹp nhất. Cụ thể là:
- Nhà trai mang tráp đến nhà gái: Tráp lễ trong thủ tục cưới hỏi thường có từ 5 đến 7 mâm, tùy theo hai gia đình đã có sự bàn bạc và quyết định trước đó. Bên nhà trai sẽ chuẩn bị kỹ càng để đem đến dâng cho nhà gái.
- Đón khách và nhận tráp: Đoàn nhà trai bưng tráp đến ra mắt nhà gái, chào hỏi và thực hiện nghi thức đón nhận lễ.
- Thắp hương lên ông bà gia tiên: Sau khi hoàn thành xong thủ tục ăn hỏi và xin cưới, chú rể lên phòng đón cô dâu và tiếp tục thực hiện nghi thức thắp hương cầu mong ông bà tổ tiên minh chứng và phù hộ cho đôi lứa luôn được hạnh phúc, may mắn.
- Cô dâu và chú rể ra mắt quan viên hai họ: Cuối cùng, chú rể và cô dâu cùng xuống ra mắt với gia đình hai bên, thực hiện dâng rượu mời cha mẹ cũng như họ hàng trong nhà, nhận lời chúc mừng hạnh phúc.
Thủ tục lễ ăn hỏi
>>>> Xem chi tiết: Nghi thức lễ ăn hỏi từ a - z mà bạn nên biết
3. Lễ xin dâu
Tiếp đến trong thủ tục cưới hỏi cũng vô cùng quan trọng đó là lễ xin dâu. Sau đây Phong Thủy Tam Nguyên sẽ giải thích cụ thể ý nghĩa cho bạn đọc nắm rõ. Xem ngay nhé!
3.1 Lễ xin dâu là gì?
Đây là một buổi lễ cần sự góp mặt đầy đủ của gia đình nhà trai, bao gồm: Cha mẹ, cô chú, dì dượng sẽ mang mâm lễ đến nhà gái và thông báo thời gian rước dâu cụ thể. Nghi thức này thể hiện sự trân trọng từ phía nhà chú rể đối với nhà cô dâu. Lễ xin dâu là một nghi thức cần thực hiện trước khi tiến hành rước cô dâu về nhà.
Lễ xin dâu đơn giản, không quá cầu kỳ
3.2 Trình tự các bước của lễ xin dâu
Khác với lễ dạm ngõ và ăn hỏi, thủ tục lễ xin dâu sẽ đơn giản hơn, không cần quá cầu kỳ. Cụ thể bên dưới:
- Nhà trai khi sang nhà gái cần chuẩn bị tráp lễ gồm có cơi trầu và be rượu để tiến hành nghi thức.
- Sau đó, bên phía cô dâu nhận lễ và đặt lên bàn thờ, đồng thời thắp hương để thông báo với gia tiên về hỷ sự.
- Hoàn tất công việc, nhà chú rể cáo lui để tiếp tục đến phần đón dâu.
Các thủ tục cưới hỏi - Mâm lễ xin dâu
>>>> Xem tiếp: Hướng dẫn lễ lại mặt gồm những gì cho cặp đôi mới cưới
4. Lễ rước dâu
Sau khi hoàn thành xong nghi thức xin dâu thì thủ tục cưới hỏi tiếp đến là lễ rước dâu về nhà. Bạn cũng cần nắm bắt ý nghĩa về buổi lễ này và trình tự các bước thực hiện sao cho đúng nhất. Cùng tham khảo ngay sau đây:
4.1 Lễ rước dâu là gì?
Đây là nghi lễ chấp nhận cô gái được về làm dâu chính thức cho nhà chồng. Theo truyền thống từ xưa đến nay, đại diện nhà chú rể sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước. Sau khi hoàn thành việc nhận trầu và thắp hương thông cáo lên ông bà, gia đình chú rể sẽ về để chuẩn bị cùng đoàn nhà trai đến rước dâu.
Tìm hiểu ý nghĩa ngày rước dâu
4.2 Trình tự chuẩn bị lễ rước dâu
Việc nắm bắt kỹ càng trình tự lễ rước dâu giúp bạn chuẩn bị mọi thứ chu toàn nhất từ mâm tráp đến quá trình thực hiện nghi thức này. Cụ thể các bước như sau:
- Chuẩn bị sính lễ
Các sính lễ được trưởng bối bên nhà trai kiểm tra kỹ càng và phủ lên một tấm vải đỏ có thêu hình rồng phượng. Sau đó, chú rể thắp hương xin phép ông bà gia tiên cho mình rước cô dâu về. Những tráp quả sẽ được trao cho các phù rể để đem sang nhà gái.
Trường hợp đã làm lễ xin dâu thì đội hình nhà trai sẽ xếp thành một hàng đứng trước nhà gái để thực hiện nghi thức trao quả. Nếu chưa thì đại diện bên chú rể xin phép làm lễ và nhà cô dâu đồng ý mới được tiến hành thủ tục trao mâm tráp rước dâu.
- Trao lễ vật trong lễ đón dâu
Trước khi tiến hành thủ tục trao lễ, đội hình bưng quả hai nhà cần đứng thành hàng ngang và đối mặt với nhau. Người chủ hôn sẽ đọc thông cáo và sau đó tráp lễ đội nhà trai sẽ được chuyển sang đội nhà gái.
Trao lễ vật trong lễ rước dâu
- Nhận mâm quả và dâng lên bàn thờ gia tiên
Phù dâu lần lượt mang lễ tráp đặt lên bàn thờ gia tiên và vị trí mâm trầu cau phải được để nơi trung tâm. Đại diện nhà gái sẽ đứng bên phải và nhà trai bên trái.
- Trình sính lễ
Chủ hôn nhà chú rể sẽ là người đứng ra giới thiệu từng người phía gia đình theo trình tự vai vế từ lớn đến nhỏ, sau đó đến nhà cô dâu cũng thực hiện tương tự. Bên nhà trai sẽ bắt đầu trình bày các lễ vật cũng như mở mâm tráp, khăn đỏ sau khi được sự đồng ý của nhà gái.
- Cô dâu ra mắt gia đình
Lúc này, cô dâu đợi trong phòng riêng cho đến khi các thủ tục cưới hỏi trước đã thực hiện xong xuôi thì mẹ ruột sẽ là người cầm tay dắt ra để chào hỏi hai họ. Cô dâu chú rể tiến hành trao bông, lưu ý khi đứng là cô dâu bên phải và chú rể bên trái.
- Làm lễ gia tiên
Hoàn tất thủ tục cô dâu ra mắt gia đình sẽ đến bước làm lễ khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Nén hương đầu tiên sẽ là một người nam có tuổi tác đứng đầu bên phía nhà nữ thực hiện. Lúc này, cô dâu chú rể cũng vái và khấn theo như để thông cáo đến ông bà bề trên về ngày hỷ sự của mình.
- Trao nhẫn cưới và nhận quà
Sau lễ gia tiên, thủ tục cưới hỏi tiếp theo là chú rể tiến hành trao nhẫn đính hôn. Đây là nhẫn riêng của cặp đôi, cũng có thể hiểu là nhẫn cưới. Bên nhà trai, đại diện người mẹ sẽ trao tặng cho cô dâu một số món nữ trang khác như dây chuyền, khuyên tai, lắc tay,...hoặc tiền vàng.
Ngoài ra, họ hàng đôi bên cũng sẽ trao tặng những món quà cưới kèm theo những lời chúc phúc, dặn dò trước khi cô dâu xuất giá.
Chú rể trao nhẫn cưới cho cô dâu
- Mời trầu cau và rượu
Tiếp theo, phù rể sẽ là người cầm bình rượu và rót vào mỗi ly nhỏ. Cô dâu chú rể có nhiệm vụ xé vỏ cau và sắp xếp vào các lá trầu theo như thủ tục lễ cưới hỏi từ xưa đến nay. Trầu cau và rượu được mời lần lượt cho hai bên gia đình, theo thứ tự từ ông bà, cha mẹ, họ hàng.
- Trả lễ
Bước trả lễ được thực hiện sau khi quan viên hai họ đã dùng xong tiệc rượu bánh. Nhà gái sẽ dùng một nửa lễ trong mâm quả, số còn lại trả cho bên nhà trai. Lưu ý các tráp có nắp thì bạn cần lật ngược nắp lại còn đối với tráp có vải đỏ thì vén một góc khăn qua một bên sao cho lộ được phần quà bên trong.
- Tổ chức tiệc họ nhà gái
Thông thường trong thủ tục lễ cưới hỏi này, nhà gái sẽ tổ chức ăn nhẹ với bánh trái, mứt, trà,... để nhà trai sau đó có thể rước dâu về kịp khung giờ hoàng đạo. Đồng thời, bên phía cô dâu cũng thực hiện lì xì cho đội bưng tráp để cảm ơn vì đã đem lại may mắn cho ngày cưới.
- Rước dâu về nhà trai
Lúc này, cô dâu lên xe hoa về nhà chồng và người dẫn đường sẽ là mẹ chú rể. Ngoài ra, cô dâu cũng có thể lựa chọn một người phù dâu mà mình tin tưởng để đi cùng nhằm hỗ trợ các công việc khi về đến nhà bên kia và người này sẽ ngồi trên chiếc xe khác.
Một lưu ý là khi cô dâu được rước về nhà chồng, đoàn bưng quả đi theo phải tuân thủ quy tắc “Rước dâu đi lẻ về chẵn”. Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra số lượng người kỹ càng trước khi đi.
Đưa cô dâu lên xe hoa về nhà trai
>>>> Đọc Chi Tiết: Lễ rước dâu: hướng dẫn thủ tục làm lễ và bài phát biểu chi tiết
5. Lễ thành hôn
Thủ tục cưới hỏi tiếp theo là lễ thành hôn. Đây là thời khắc sum tụ của cả gia đình, người thân, bạn bè,...Cùng tìm hiểu chi tiết nghi thức này và các bước tổ chức cụ thể ngay sau đây nhé!
5.1 Buổi lễ thành hôn là gì?
Lễ thành hôn là một buổi tiệc chung được tổ chức tại nhà hoặc khách sạn để mời toàn bộ khách bên hai gia đình đến tham dự nhằm chúc mừng ngày hạnh phúc của đôi trẻ. Đại diện bên phía chú rể sẽ có lời phát biểu trước trong Lễ Vu Quy, sau đó đến nhà gái. Bố mẹ hai bên tiến hành làm lễ gia tiên và xuống chào hỏi cũng như mời nước quan viên hai họ.
Ý nghĩa buổi lễ thành hôn
5.2 Các bước tổ chức lễ thành hôn
Buổi lễ được tiến hành vào khung thời gian đẹp nhất đã được định sẵn trước đó, chú rể sẽ cùng bố và đại diện đoàn nhà trai mang xe hoa, hoa cưới đến rước cô dâu về. Cụ thể các bước tiến hành ở từng nhà như sau:
5.2.1 Tại nhà gái
Bắt đầu từ đại diện nhà trai sẽ tiến hành đến đón cô dâu về. Trong quá trình làm Lễ Vu Quy tại nhà gái sẽ bao gồm các bước sau:
- Nhà trai vào nhà gái, hai họ cùng gặp mặt và giới thiệu những thành phần tham gia trong buổi lễ
- Nhà trai trao trầu cau cho nhà gái
- Chú rể xin phép lên phòng để đón cô dâu xuống nhà
- Cặp đôi tiến hành làm lễ gia tiên
- Cuối cùng, đại diện nhà trai xin phép bố mẹ cùng họ hàng nhà gái để chính thức rước cô dâu về nhà chồng.
Lễ Vu Quy tại nhà gái
5.2.2 Tại nhà trai
Sau khi về nhà chồng, cô dâu chú rể cũng tiếp tục thực hiện các bước dưới đây để hoàn tất hôn lễ. Quá trình này diễn ra tại nhà trai được gọi là Lễ Thành Hôn. Cụ thể như sau:
- Cô dâu chú rể tiến hành thắp hương thông cáo lên ông bà gia tiên tại nhà trai.
- Người chủ hôn nhà trai sẽ phát biểu đôi lời đến hai họ đôi bên.
- Chú rể ra mắt cô dâu với bố mẹ, hai họ và thực hiện trao quà cưới.
- Tiến hành buổi tiệc mặn, ngọt và chương trình văn nghệ chung vui.
- Cuối cùng, đại diện phía nhà trai sẽ mời nhà gái đi thăm phòng ở của cặp đôi.
Lễ Thành Hôn tại tư gia nhà trai
5.2.3 Tại nhà hàng, khách sạn
Thủ tục cưới hỏi diễn ra tại nhà hàng, khách sạn sẽ cần gia đình hai bên có mặt sớm từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi tiến hành buổi lễ như thời gian đã in sẵn trên thiệp mời. Cô dâu sẽ ở trong phòng chờ, chú rể cùng bố mẹ đứng tại sảnh để đón tiếp khách đến dự. Lễ thành hôn được bắt đầu như sau:
- MC giới thiệu buổi lễ và bắt đầu giây phút quan trọng khi cô dâu chú rể bước vào
- Nghi thức rót rượu, cắt bánh kem
- Bố chú rể hay cô dâu sẽ đại diện đọc bài phát biểu. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:
“Kính thưa quan viên quan họ, ông bà thân sinh của cháu … (tên chú rể) cùng toàn thể các vị quan khách, bạn bè thân thiết của hai cháu.
Lời đầu tiên cho tôi xin được tự giới thiệu, tôi là … là … của cháu … (tên cô dâu) – đại diện cho bên họ nhà gái, cùng với ông/bà … là … của cô dâu và cùng với các thành viên trong gia đình chúng tôi, xin được gửi lời chúc phúc tới toàn thể khách quý có mặt trong lễ rước dâu hôm nay.
Cũng như lời phát biểu của đại diện bên nhà trai, hôm nay là ngày lành tháng tốt và cũng là ngày bên nhà trai sang trao lời và thưa chuyện. Trước hết, gia đình chúng tôi xin có lời cám ơn tới bên họ nhà trai vì đã có sự chuẩn bị chu đáo và sự nhiệt tình.
Tôi xin được thay mặt cho gia đình nhà gái đồng ý cho hai cháu được tự do tìm hiểu và giờ thì được nên vợ, nên chồng với nhau. Chúc cho hai cháu một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và sớm sinh quý tử.
(Hay: Tôi xin được thay mặt gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của nhà trai và chính thức nhận cháu … (tên chú rể) làm con rể, làm cháu của dòng họ chúng tôi, đồng thời cho phép nhà trai đón cháu … (tên cô dâu ) về họ nhà trai để được tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu).
Ngay từ giây phút này trở đi, hai cháu … (tên chú rể) và … (tên cô dâu) đã là dâu là rể trong nhà. Hai cháu còn trẻ, còn nhiều bỡ ngỡ nên kính mong toàn thể hai bên gia đình dạy dỗ, nhắc nhở, để hai cháu có thể làm tốt bổn phận làm con làm cháu trong nhà.
Gia đình chúng tôi cũng mong muốn rằng: Hai cháu sẽ sống bên nhau hạnh phúc, gia đình thuận hòa, ấm cúng, làm ăn phát đạt, sớm sinh quý tử đầu lòng.
Thay mặt cho bên nhà gái, tôi xin được nhận lễ. Xin mời nhà trai uống chén nước và ăn miếng trầu chúc phúc cho đôi tân lang và tân giai nhân.”
- Đại diện hai bên gia đình cùng nâng ly chúc mừng hạnh phúc của cặp đôi.
- Cô dâu chú rể sẽ đi đến từng bàn để nâng ly với toàn thể khách quý.
- Cuối cùng, cô dâu chú rể cùng bố mẹ cảm ơn khách đã đến dự và chào tạm biệt ở cửa ra vào.
Thủ tục lễ cưới hỏi tại nhà hàng, khách sạn
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ngày đẹp để cưới, hỏi trong năm 2021
5.3 Một số lưu ý khác
Về bài phát biểu trong thủ tục cưới hỏi, nội dung cũng như bố cục để hai họ đọc lên sẽ tương đối giống nhau, đều cần có đầy đủ 3 phần chính: Giới thiệu chào hỏi, lý do buổi lễ và lời chúc tốt đẹp nhất cho đôi uyên ương.
- Theo truyền thống đám cưới từ xưa đến nay của người Việt thì bên phía chú rể sẽ phát biểu trước, sau đó đến nhà cô dâu.
- Bài phát biểu phải đảm bảo các yếu tố trang trọng, văn phong rõ ràng, mạch lạc và được trình bày một cách ngắn gọn, đủ ý.
- Bên cạnh đó, khi bài phát biểu được đọc bên nhà gái thì thường sẽ đi kèm những câu đồng ý và chấp thuận xuyên suốt cả bài.
- Người đại diện trình bày phải có địa vị trong họ hàng phía cô dâu, đồng thời cần có kỹ năng nói trôi chảy, lưu loát.
Những lưu ý khi người đại diện đọc bài phát biểu đám cưới
6. Lễ lại mặt
Bên cạnh việc hoàn tất xong mọi thủ tục cưới hỏi thì một buổi lễ lại mặt cũng không kém phần quan trọng để hai bên gia đình có thể tạo sự thân mật với nhau nhiều hơn. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết ngay sau đây nhé!
6.1 Lễ lại mặt sau đám cưới là gì?
Lễ lại mặt (hay còn gọi là lễ nhị hỷ) là một buổi lễ được tổ chức nhỏ ngay sau khi kết thúc ngày đám cưới linh đình. Lúc này, mẹ chú rể sẽ chuẩn bị mâm lễ nhỏ cho cặp đôi mang về nhà cô dâu để thăm hỏi cha mẹ cùng người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, nhà gái cũng soạn một bữa cơm thân mật để đón con rể về dùng cơm.
Lễ lại mặt là gì? Ý nghĩa?
Ý nghĩa của việc tổ chức buổi lễ này nhằm thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ vợ. Khoảnh khắc này cũng là cơ hội để cô dâu trở về ngôi nhà mình sinh sống từ lúc mới lọt lòng, giải tỏa những căng thẳng lo âu khi mới về nhà chồng.
6.2 Các thủ tục cần chuẩn bị
Sau hai ngày khi kết thúc đám cưới, cặp vợ chồng trẻ sẽ về lại nhà vợ và mang theo mâm lễ mẹ chồng đã chuẩn bị sẵn để dâng lên bàn thờ tạ ơn gia tiên, tiến hành làm nghi thức lại mặt. Các lễ vật sẽ bao gồm: Lá trầu, quả cau, xôi gấc, nậm rượu vang hoặc có thể là bánh kẹo, heo sữa quay,...
Nhà chú rể chuẩn bị xôi gấc cho buổi lễ lại mặt
7. Các lưu ý về thủ tục cưới hỏi miền Bắc
Bạn đọc đang tìm kiếm thủ tục cưới hỏi miền Bắc? Tại đây, các quá trình chuẩn bị đều yêu cầu sự chỉnh chu và kỹ lưỡng nhất. Quá trình tổ chức và chi tiết phong tục cưới lấy ngày sẽ được Phong Thủy Tam Nguyên chia sẻ ngay bên dưới:
7.1 Quá trình tổ chức lễ cưới
Đám cưới có thể tổ chức tại khách sạn hoặc nhà hàng tùy theo điều kiện mỗi gia đình. Trước ngày diễn ra buổi lễ sẽ có một bữa tiệc ăn uống nhỏ từ phía hai bên gia đình để mời họ hàng cùng tham gia chung vui. Đây là một buổi tiệc mặn và chú rể bắt buộc phải có mặt khi nhà gái tổ chức.
Thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc yêu cầu mâm lễ đầy đủ
7.2 Tổ chức cưới lấy ngày
Phong tục cưới lấy ngày (hay còn gọi đón dâu 2 lần) sẽ phụ thuộc vào tuổi tác của cô dâu. Bên cạnh các thủ tục cưới hỏi miền Bắc như truyền thống thông thường thì sẽ có thêm một buổi lễ xin dâu. Lúc này, cô gái sẽ về nhà chồng và ở lại. Sáng hôm sau, cô gái sẽ tự động ra về mà không để ai phát hiện ra.
Tìm hiểu phong tục cưới lấy ngày ở miền Bắc
8. Thủ tục lễ cưới miền Trung
Tiếp đến là thủ tục cưới hỏi miền Trung, buổi lễ cần bạn nắm bắt những lưu ý quan trọng để chuẩn bị tổ chức sao cho hoàn hảo và tốt đẹp nhất. Tham khảo chi tiết ngay dưới đây.
8.1 Lưu ý về số lượng người tham gia
Theo thủ tục cưới hỏi ở miền Trung thì người tổ chức buổi lễ cần lên danh sách số lượng người đưa dâu cũng như rước về phải đảm bảo theo số sinh hoặc lão. Điều này nhằm mang lại sự may mắn và hạnh phúc viên mãn cho cặp uyên ương. Lưu ý là số người đưa dâu sẽ lớn hơn số người đón.
Chủ hôn đứng ra thực hiện nghi lễ cũng cần lựa chọn người có vị trí cao nhất trong dòng họ cả nhà trai lẫn nhà gái. Đồng thời, người này cũng phải đáp ứng các tiêu chí như có mối quan hệ thân thiết với gia đình hai bên, hợp tuổi với cô dâu chú rể, đã có vợ con, gia đạo êm ấm thuận hòa, tốt đẹp toàn diện.
Người chủ hôn có vị trí cao nhất dòng tộc thực hiện nghi lễ
Bên cạnh đó, phù dâu và phù rể tham gia bưng tráp cho cặp đôi cũng cần lựa chọn những người chưa lập gia đình, có ngoại hình xinh xắn, lanh lợi, hoạt bát, mạnh khỏe,...
8.2 Các bước chuẩn bị trong lễ cưới
Các bước trong thủ tục lễ cưới ở miền Trung cũng có phần khác biệt so với các vùng miền còn lại. Đội hình nhà trai khi mang mâm tráp đến trước cổng nhà gái thì thường sẽ chọn ra một người để vào trình giờ xin làm lễ (giờ đẹp này đã được thống nhất trước đó). Đại diện bên phía chú rể sẽ chuẩn bị đôi nến tơ hồng để gắn vào phần chân nên trên bàn thờ gia tiên nhà cô dâu. Sau đó tiến hành các bước:
- Đúng giờ đẹp, nhà trai tiến hành làm lễ xin dâu.
- Nhà gái chấp thuận, chú rể cầm tay cô dâu bước lên xe hoa để rước về tiếp tục làm lễ tại nhà trai. Đoàn bưng tráp nhà gái sẽ cùng đi nhưng trên xe khác.
- Cô dâu chú rể làm lễ thông cáo với ông bà tổ tiên dưới sự chỉ đạo của người chủ hôn.
- Cặp đôi nhận chúc phúc từ họ hàng hai bên và nghe cha mẹ chồng truyền dạy.
- Kết thúc lễ cưới hỏi, cô dâu chú rể sẽ bưng mâm tráp có trầu cau và thuốc lá để tiễn mọi người ra về.
- Nhà gái sẽ chuẩn bị từ 1.000 VNĐ - 50.000 VNĐ để bỏ vào khay tiền cầu may.
- Sau 3 ngày, cặp đôi mới cưới tiến hành làm lễ lại mặt trở về nhà cha mẹ vợ.
Thủ tục ăn hỏi và xin cưới ở miền Trung
8.3 Một số điều kiêng kỵ
Bất cứ vùng miền nào khi tổ chức cưới hỏi cũng đều có một số kiêng kỵ cần tránh để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp và không gặp rắc rối ngoài ý muốn. Cụ thể theo tục lệ người miền Trung sẽ có những lưu ý như sau:
- Nếu trường hợp cô dâu đã mang thai trước đó thì không nên vào phòng ngủ cho cặp đôi mới cưới, đồng thời không ngồi lên giường tân hôn.
- Sau khi hoàn tất lễ cưới, cô dâu chào bố mẹ đẻ và đi thẳng về trước, không được ngoái đầu lại nhìn. Vì theo quan niệm người miền Trung từ trước đến nay, việc này sẽ thể hiện người con dâu không toàn tâm toàn ý để về bên gia đình chồng.
- Trên đường rước dâu về nếu đi ngang qua các đoạn, ngã rẽ 3 5 7 thì đoàn đón dâu cần thả xuống một ít gạo hoặc tiền lẻ để có thể tiếp tục di chuyển suôn sẻ, thuận lợi, bình an.
- Mẹ cô dâu không được đi theo đoàn về nhà chồng. Nếu có thì bắt buộc phải đi xe khác.
- Người đưa và đón dâu tuyệt đối không mang tang để tránh đem đến xui xẻo và vận xấu cho cặp đôi.
Kiêng kỵ việc cô dâu quay mặt lại nhìn cha mẹ đẻ
9. Thủ tục đám cưới miền Nam
Thủ tục cưới hỏi miền Nam có gì đặc biệt? Ở vùng miền này luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghi thức: Lễ dạm ngõ, đám hỏi, rước dâu. Mỗi công đoạn cũng sẽ mang những lưu ý và một số kiêng kỵ cần tránh. Cùng theo dõi chi tiết ngay dưới đây:
9.1 Những lưu ý quan trọng
Thủ tục cưới hỏi từ xưa đến nay luôn phải đảm bảo tổ chức trong không gian sạch sẽ và trang trọng dù có tại gia hay ở khách sạn, nhà hàng. Quan trọng hơn hết, cặp đôi cần sự thông cáo lên ông bà gia tiên để thể hiện niềm tôn kính nguồn cội. Sau đây là những lưu ý trong lễ cưới miền Nam:
- Trong nghi lễ đầu tiên, đại diện nhà trai phải có người làm mai đi trước, sau đó lần lượt đến trưởng dòng tộc, chú rể bưng tráp trầu cau đôi nến, phù rể bưng tráp rượu, cha mẹ, dòng họ đi theo đôi chẵn.
- Đội hình bưng quả theo số lượng chẵn, thường là 4 hoặc 6 người.
- Lễ vật chuẩn bị đầy đủ: Trầu cau, cặp nến to đúng với kích thước đôi chân đèn ở bàn thờ nhà cô dâu, bánh kẹo, trái cây.
- Nghi lễ quan trọng nhất ở miền Nam là quá trình lên cặp đèn nến. Đây được là thời khắc chứng giám cho đôi trẻ chính thức về bên nhau.
- Trưởng dòng họ bên phía nhà gái mở chai rượu trong mâm tráp và đặt tại vị trí giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng về hai phía.
- Thủ tục cưới sau khi hoàn thành, chú rể sẽ nhận nến và cắm vào phần chân đèn trên bàn thờ. Nếu hai ngọn nến cháy đều thì nói lên tương lai sau này của cặp đôi luôn yêu thương và hòa thuận với nhau và ngược lại thì chú rể có thể bị cô dâu “lấn lướt”
- Nghi lễ được tiếp tục được tiến hành tại nhà trai, phù rể thực hiện rót rượu cho người lớn nhất (trưởng tộc họ) phía chú rể để tuyên bố buổi lễ thành hôn.
- Nghi lễ đầu tiên được tiến hành trên bàn thờ gia tiên, sau đó đến lễ bái tộc họ và mời rượu hai bên gia đình.
- Cuối cùng của thủ tục cưới hỏi miền Nam là lễ quan khách, anh em, bạn bè đến chung vui và chúc phúc cho cô dâu chú rể.
Lưu ý về thủ tục cưới hỏi miền Tây, miền Nam
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Các thủ tục trải giường cưới theo phong thủy cần lưu ý
9.2 Các kiêng kỵ cần tránh
Tiếp đến là những vấn đề kiêng kỵ cần tránh trong đám cưới miền Nam. Cùng theo dõi chi tiết để không mắc phải những tình huống “dở khóc, dở cười” hoặc vướng phải điều xui xẻo nhé!
- Kiêng kỵ tuổi xấu:
Việc xem xét bên nam và bên nữ có hợp tuổi, bản mệnh hay không là một vấn đề quan trọng mà bố mẹ nào cũng tìm cách xem bói cho trước khi đồng ý cho hai người quen nhau. Điều này nhằm tránh các trường hợp kỵ tuổi, xung khắc mệnh bàn, lấy nhau dễ tan vỡ,...
- Ngày giờ khắc kỵ:
Ngày giờ rước dâu cần xem xét một cách chính xác, kỹ càng và tương ứng với tuổi cô dâu chú rể để tổ chức buổi lễ được tốt đẹp nhất. Việc này cũng đem đến thuận lợi, bình an và hạnh phúc cho cuộc sống sau này của cặp đôi.
- Kiêng kỵ trong khi rước dâu:
- Chú rể bắt buộc phải xé quả cau ngay trong mâm chứ không được sử dụng dao, kéo để cắt.
- Đường đi đón dâu và về phải di chuyển ở hai tuyến khác nhau , nếu không sẽ khiến hạnh phúc tan vỡ. Chú rể khi rời cổng nhà gái cần đi thẳng về trước, không được nhìn lại phía sau.
- Hôn lễ chính được tiến hành trên bàn thờ gia tiên và chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả, bao gồm: Trầu cau, cặp đèn trùng, bánh kẹo, trái cây. Nhà trai luôn có người làm mai dẫn đầu.
- Nhẫn cưới của cặp đôi phải là nhẫn trơn, tuyệt đối không đeo trước ngày cưới
- Không được làm đổ vỡ bất kỳ đồ vật nào vào ngày này
- Mẹ cô dâu không được được con gái hay theo con về nhà chồng
- Cô dâu đã mang thai không đi vào bằng cửa chính
- Không cho phụ nữ góa chồng hay người tứ nhân vào phòng của cặp đôi mới cưới, đồng thời không cho người khác ngồi lên giường.
- Kiêng kỵ trong tiệc cưới
- Trong bất kỳ các thủ tục cưới hỏi của Việt Nam nói chung và người miền Nam nói riêng, những ai đang có tang không được tham gia vào lễ cưới để tránh mang xui xẻo đến.
- Mọi nghi thức cắt bánh và rót rượu cô dâu chú rể phải cùng thực hiện, tránh để một trong hai người giành làm sẽ dẫn đến sau này hay xảy ra mâu thuẫn, bất hòa.
- Giường tân hôn phải được mua mới. Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ phụ nữ có gia đạo êm ấm để trải chiếu hoa để vừa mang lại hạnh phúc, vừa sinh được con cháu ngoan ngoãn dễ nuôi.
Những lưu ý trong thủ tục cưới hỏi miền Nam
10. Lưu ý khi lựa chọn thời gian kết hôn
Cuối cùng trong thủ tục cưới hỏi cần bạn chú ý đó là chọn ngày/ tháng/ năm tốt để tổ chức. Với quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” thì hai bên gia đình phải thực hiện xem xét công việc này đầu tiên cho đôi trẻ. Cụ thể như sau:
10.1 Chọn năm
Bạn cần xem xét tuổi cô dâu có phạm vào năm Kim Lâu hay không? Cụ thể với những người con gái có số cuối của tuổi rơi vào 1, 3, 6, 8. Nếu có thì cần hoãn việc tổ chức lễ cưới vào năm đó để tránh gặp phải những điều bất lợi.
Lưu ý lựa chọn ngày cưới
10.2 Chọn tháng
Ba tháng tuyệt đối bạn không nên tổ chức những công việc trọng đại, điển hình là hôn lễ, đó là tháng 3, 7, 12 âm lịch. Theo quan niệm của ông bà ngày xưa thì những khoảng thời gian này sẽ mang ý nghĩa cụ thể là:
- Tháng 3 âm lịch là tháng thanh minh, thường thích hợp để đi tảo mộ
- Tháng 7 âm lịch là tháng của các vong hồn, chia lìa tử biệt
- Tháng 12 âm lịch là khoảng thời điểm năm cùng tháng tận, không thuận lợi để tổ chức cưới hỏi
Thực hiện thủ tục cưới hỏi cần tránh những tháng nào?
10.3 Chọn ngày
- Những ngày cần tránh tiến hành thủ tục cưới hỏi, bao gồm:
- Ngày Hắc đạo: Câu trần, Thiên lao, Thiên hinh, Chu tước, Nguyên vũ, Bạch hổ
- Ngày có Nhị thập bát tú xấu: Sao Đê, Tâm, Ngưu, Cương, Thất, Nữ, Khuê, Nguy, Hư, Mão, Dục, Tinh, Liễu, Quỷ
- Ngày có các chòm sao xấu để tổ chức hôn lễ: Lưu niên, Xích khẩu, Không vong
- Ngày có Lục diệu xấu
- Ngày Tam Nương và Nguyệt Kỵ: 3, 5, 7, 14, 18, 23, 27
- Những ngày tốt phù hợp cho việc tổ chức hôn lễ và thủ tục cưới hỏi, bao gồm:
- Ngày Hoàng đạo: Thanh long, Kim đường, Minh đường, Ngọc đường, Kim quỹ, Tư mệnh
- Ngày Đại minh cát nhật: Tân Mùi, Đinh Sửu, Kỷ Mão, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Đinh Hợi, Ất Mùi, Nhâm Dần, Ất Thìn, Bính Ngọ, Canh Tuất, Kỷ Dậu, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu
- Ngày có các sao tốt
- Ngày có nhị thập bát tú cát lợi: Sao Phòng, Giác, Vĩ, Cơ, Thất, Bích, Lâu, Vị, Đầu, Tỉnh, Sâm, Tất, Trương, Chần.
Chọn khung ngày giờ hoàng đạo tổ chức lễ cưới
Trên đây là toàn bộ thủ tục cưới hỏi chi tiết nhất theo 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc áp dụng đúng từng quy trình phù hợp, đồng thời nắm bắt những lưu ý cần kiêng kỵ vào ngày trọng đại này. Nếu bạn có nhu cầu xem ngày giờ tốt để tiến hành hôn lễ, hãy liên hệ với Phong Thủy Tam Nguyên qua số HOTLINE 1900.2292 để được tư vấn chi tiết nhé!
>>>> THAM KHẢO THÊM:
- 5 cách dự đoán tuổi kết hôn chuẩn, đơn giản ai cũng xem được
- Thủ tục đăng ký kết hôn thế nào là đúng phong thủy?
Từ khóa » Thủ Tục đám Cưới đơn Giản
-
Thủ Tục đám Cưới - Những Nghi Thức Quan Trọng Trong Văn Hóa Cưới ...
-
Lễ Cưới Trong đám Cưới Truyền Thống Việt Nam Gồm Những Gì?
-
Thủ Tục Lễ (Đám) Cưới Không Thể Thiếu 3 Miền Bắc, Trung, Nam
-
Thủ Tục đám Cưới đầy đủ Từ A->Z Cho Người 3 Miền Bắc, Trung, Nam
-
Thủ Tục đám Cưới - Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt Nam
-
Phong Tục Cưới Hỏi (Miền Bắc) : Các Thủ Tục, Nghi Lễ Bạn Cần Nắm Rõ
-
Trình Tự Tổ Chức Lễ Cưới Gồm Những Gì? - Dianthus Wedding Decor
-
Nghi Thức Cưới ở Nhà Gái Bao Gồm Những Gì? Trình Tự Diễn Ra Như ...
-
Thủ Tục Và Nghi Lễ Cưới Hỏi Truyền Thống ở Miền Bắc - Ely Wedding
-
Nghi Lễ Cưới Và Các Thủ Tục Trong Lễ Cưới Việt - Webdamcuoi
-
FULL Trình Tự - Thủ Tục đám Cưới ở Miền Bắc [A->Z]
-
Nhà Trai Cần Chuẩn Bị Sính Lễ Cưới Gì Cho Đám Cưới?
-
Thủ Tục Cưới Hỏi Từ A - Z ở Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
-
Thủ Tục Cưới Hỏi Miền Trung Gồm Những Gì? Cần Lưu ý Gì?