Thủ Tục đám Cưới đầy đủ Từ A->Z Cho Người 3 Miền Bắc, Trung, Nam

Hôn nhân là một vấn đề quan trọng, đại sự của con người. Sau thời gian các cặp đôi tìm hiểu, yêu thương nhau và quyết định đến với nhau bằng sự tự nguyện để chuẩn bị bước vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc và để các bên có trách nhiệm với nhau hơn. Khi bạn quyết định bước vào cuộc sống hôn nhân, các cặp đôi phải cùng nhau tìm hiểu về thủ tục đám cưới để cùng nhau lên kế hoạch và chuẩn bị cho đám cưới của mình một cách trọn vẹn nhất.

thủ tục cưới hỏi
thủ tục cưới hỏi

Đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận  và được sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi yêu nhau. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ và thường được kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn.

Đám cưới của người Việt có nhiều thủ tục bao gồm:

Lễ dạm ngõ

Lễ ăn hỏi

Lễ rước dâu

Tiệc cưới

Lại mặt

Chi tiết về Thủ tục cưới hỏi

  1. Về Lễ dạm ngõ:

Lễ dạm ngõ là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ dạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Xét về mặt chức năng: Nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ quá long trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong thủ tục tổ chức lễ cưới. Hơn nữa, lễ này không tốn kém mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền.

Xem thêm: Các Mẫu tráp dạm ngõ đẹp nhất 2020

  1. Về Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Trong Lễ ăn hỏi thì gia đình hai bên phải thực hiện các thủ tục đúng theo phong tục truyền thống do cha ông ta để lại như sau:

Thành phần tham gia

– Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,hị hàng, bạn bè thân thiết và một số nam thanh chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

– Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ tú chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

– Lễ vật: Trong ngày lễ này, nhà trai mang sính lễ ăn hỏi sang nhà gái và xin bàn bạc chuyện đám cưới sau đó và những sính lễ này được gọi là Tráp ăn hỏi. Thông qua các Tráp ăn hỏi của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ để báo cáo với tổ tiên, ông bà để mời ông bà, tổ tiên về tham dự, chứng kiến và phù hộ cho con cháu luôn luôn hạnh phúc, viên mãn. Ngoài ra, Tráp ăn hỏi còn thể hiện sự biết ơn, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái đã nuôi dưỡng con dâu của mình trưởng thành, đồng thời cũng thể hiện được sự giàu sang, sung túc của gia đình họ nhà trai đồng thời rất sang trọng, lịch sự khi nhà trai đưa lễ vật sang nhà gái.

Xem thêm: Lễ ăn hỏi 3 tráp, Lễ ăn hỏi 5 tráp, Lễ ăn hỏi 7 tráp, Lễ ăn hỏi 9 tráp, Lễ ăn hỏi 11 tráp,

  1. Về Lễ rước dâu

Sau lễ ăn hỏi nhà trai và nhà gái chọn được ngày tốt thì đợi đến ngày rước dâu. Thủ tục trong Lễ rước dâu như sau:

– Nhà trai: Trước khi chuẩn bị lễ rước dâu, cha  mẹ hoặc bậc trưởng thượng chuẩn bị, kiểm tra, sắp xếp lại các mâm quả – sính lễ. Chú rể thắp nhang báo cáo ông bà tổ tiên xin phép được xuất gia đi rước dâu về nhà.

– Tại Nhà gái: Đại diện nhà trai và người bưng khay trầu rượu đi phía trước để xin phép đại diện nhà gái được nhập gia. Được sự đồng ý, hai ông đại diện uống rượu và bắt tay nhau. Sau đó, đoàn nhà trai xếp hàng di chuyển đến trước cổng nhà gái, chờ tiến hành nghi thức trao mâm quả.  Đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái. Các cô gái đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai.

– Trao lễ vật trong lễ rước dâu

– Nhà gái nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên.

– Đội bưng quả nhà gái sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên trong lễ rước dâu. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa để “đánh dấu”, vì khi mở quả sẽ mở quả này đầu tiên.

– Nhà trai trình lễ trong lễ rước dâu: Người chủ hôn của nhà trai mở đầu buổi lễ xin phép, mở nắp tráp, hoặc lật khăn đỏ phủ trên tráp lên và giới thiệu lễ vật gồm những gì.

– Cô dâu được dắt ra mắt trong lễ rước dâu: Cô dâu sẽ ngồi trong phòng của mình, đợi được cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên, chuẩn bị làm lễ.

– Làm lễ gia tiên trong lễ rước dâu

– Trao nhẫn cưới trong lễ rước dâu

– Cô dâu – chú rể nhận quà trong lễ rước dâu

– Mời trầu cau và mời rượu

– Tiệc tại nhà gái: Ngày xưa nhà gái sẽ tổ chức phần tiệc ăn uống, nhưng ngày nay đã được giản lược đi với bánh, trái cây và trà nước. Vì thường đón dâu đều được “coi giờ lành” nên cần có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu về làm lễ ở nhà trai.

– Nhà gái trả lễ cho nhà trai

– Đưa cô dâu lên xe hoa

– Cô dâu về nhà trai trong lễ rước dâu: Khi cô dâu về nhà trai trong lễ rước dâu cô dâu phải làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền, quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu tổ ấm với bà con cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường mới, chưa ai nằm lên, mẹ chồng trải giường, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy.

Xem thêm: mẫu thuê xe cưới hà nội cực đẹp

  1. Về tiệc cưới

Tiệc cưới là một bữa tiệc được tổ chức sau khi hoàn thành Lễ rước dâu, nó cũng có thể tổ chức liên tục với Lễ kết hôn. Tiệc cưới dùng để chiêu đãi các quan khách, họ hàng, bạn bè của cô dâu, chú rể. Ngày nay tiệc cưới được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn tổ chức như khách sạn, nhà hàng tiệc cưới cho những người đã tham dự đám cưới trong khi một số nơi lựa chọn việc tổ chức các bữa tiệc tại nhà (tư gia). Ở Việt Nam, thông thường khi thực khách đến dự sẽ đem theo phong bì có tiền để mừng cho cô dâu, chú rể.

  1. Về lại mặt

Sau một đám cưới, khi cô dâu đã được rước về nhà chồng thì nhà chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nho nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ của cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt. Thời gian để đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là từ 1 đến 4 ngày sau khi rước dâu xong, thông thường thì nghi lễ này thường tiến hành vào các buổi sáng, hiếm khi để sang tới tận buổi chiều muộn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục đám cưới theo phong tục truyền thống của người Việt Nam. Cưới hỏi 169 hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích một phần nhỏ cho các cặp đôi để chuẩn bị một đám cưới thật trọn vẹn.

CÔNG TY TNHH TẤN ĐỨC  PHÚC CƯỚI HỎI TRỌN GÓI 169 TẠI HÀ NỘI chuyên cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói.

Website chính thức: Cuoihoi169.vn – Hoacuoi169.vn

Địa chỉ duy nhất: số 169 Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Fanpage chính thức: Tráp Ăn Hỏi Đẹp – cuoihoi169.vn

Hotline: 0914.888.236 – 08.1991.5665

Từ khóa » Thủ Tục đám Cưới đơn Giản