6 Trải Nghiệm Là Sinh Viên Thì Không Thể Thiếu
Có thể bạn quan tâm
Sau những giờ học hành căng thẳng tại trường, chắc hẳn sinh viên chúng ta vẫn còn kha khá thời gian rãnh rỗi để làm những điều mình thích. Nhưng bạn tôi ơi! Khoan hãy vùi mình trong chăn ấm nệm êm hay dán mắt vào chiếc smart phone để “cày” bộ phim mình thích và cứ thế để khoảng thời quý giá đó trôi qua một cách lặng lẽ. Ngay lúc này đây, bạn hãy biến những giây phút ấy trở nên thật ý nghĩ và vô cùng bổ ích bằng những trải nghiệm thú vị sau đây nhé!
1. Tham gia hoạt động xã hội, tình nguyện
Đây chính là những hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng mang lại cho bản thân rất nhiều lợi ích. Hãy cùng điểm qua một vài lợi ích sau đây.
- Giúp bạn phát triển kỹ năng sống: Với những môi trường khác nhau, bạn sẽ học được những điều vô cùng bổ ích. Đó có thể là kỹ năng khi đi rừng, kỹ năng tự chăm sóc bản thân hay kỹ năng thoát hiểm…
- Tích lũy kinh nghiệm: Công việc tình nguyện sẽ giúp bạn nhận được nhiều kinh nghiệm mà trước đây chưa từng được trải nghiệm qua. Đó có thể là kinh nghiệm quản trò, kinh nghiệm nói trước đám đông, kinh nghiệm quản lý ngân quỹ, kinh nghiệm làm việc nhóm hay cả những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này (tin học, diễn đạt, biểu cảm…)
- Gặp gỡ nhiều người khác nhau: Khi trở thành tình nguyện viên cho một hoạt động cộng đồng, bạn sẽ được gặp gỡ rất nhiều người chưa từng quen biết. Bạn có thể gặp những người cần giúp đỡ, những tình nguyện viên khác và cả những nhà tài trợ… Đây chính là cơ hội để bạn hiểu hơn về con người và cuộc sống.
Để tham gia các hoạt động trên, bạn có thể:
- Tìm kiếm các thông tin thông qua các website như Internship.edu.vn hoặc group My Your Oppotunities.
- Tham gia các câu lạc bộ tại trường.
- Nếu bạn chưa tìm được câu lạc bộ hay hoạt động nào phù hợp với mình, bạn có thể tự thành lập CLB riêng để thực hiện những dự án riêng.
Tất nhiên để có thể phát huy tối đa lợi ích mà những hoạt động này mang lại, bạn hãy thật mạnh dạn và sẵn sàng thử thách bản thân ở nhiều vị trí khác nhau nhé. Điều này sẽ giúp bạn trải nghiệm được nhiều hơn đấy!
2. Tham gia nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học chính là vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta lại thường cho rằng đây là một hoạt động cần phải đầu tư rất nhiều công sức và sinh viên lại không có quá nhiều thời gian để làm điều đấy.
Vậy hãy điểm danh một số lợi ích tuyệt vời của hoạt động này, để biết có nên tham gia hay không nhé?
- Nâng cao kỹ năng: đây là cơ hội để vận dụng những kỹ năng ít khi dùng đến như phân tích, nhìn nhận và đánh giá vấn đề, lên kế hoạch,…
- Hiểu biết nhiều hơn: bạn sẽ tích lũy được lượng lớn kiến thức không chỉ từ các đề tài nghiên cứu mà còn ở những vấn đề xung quanh cuộc sống, xã hội. Qua đó bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về những điều còn bỏ ngỏ ở giảng đường hay những bài học trong sách.
- Giúp bạn biết cách thực hiện một bài báo cáo chuyên nghiệp: Những kinh nghiệm đã được tích lũy như: đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích,… chính là những công cụ tuyệt vời giúp bạn hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và các bài báo cáo khi đi làm sau này.
Làm sao để tham gia nghiên cứu khoa học?
- Tham gia cuộc thi “Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học” các cấp: Bạn có thể tham khảo thông tin các cuộc thi này qua các kênh truyền thông của trường hoặc CLB, Đội nhóm phụ trách tổ chức.
- Tham gia các cuộc thi mang tính chất chuyên môn: bạn có thể tìm kiếm thông tin các cuộc thi này thông qua các Website như: Internship, website của trường, khoa, đoàn….
- Tự nghiên cứu: Nếu bạn chưa tìm được cuộc thi nào phù hợp với mình, bạn có thể tự đặt ra các vấn đề thông qua những môn học tại trường, những vấn đề trong xã hội và tìm kiếm lời giải đáp cho những vấn đề đó để nâng cao năng lực nghiên cứu mỗi ngày.
Điều quan trọng mà bạn cần làm lúc này chính là gì?
- Đặt mình vào vị trí sẵn sàng tìm hiểu về mọi thứ
- Có một nhóm bạn cùng chung chí hướng để đồng hành và khám phá những điều thú vị ngoài kia.
3. Tham gia các cuộc thi
Với sinh viên hiện nay có lẽ hoạt động này đã không còn quá xa lạ, nơi đâu bạn cũng có thể tìm thấy. Tất nhiên, không phải ai cũng thích tham gia các cuộc thi, thậm chí thường phớt lờ và bỏ qua những cơ hội ấy vì những suy nghĩ như “Thời gian đâu mà thi”, “Thôi toàn là người giỏi”, “Khó lắm có biết gì đâu, thi để nhục à”,…
Vậy đâu lý do mà bất kỳ ai cũng đừng nên bỏ qua các cuộc thi này?
- Sân chơi phát triển những kỹ năng quan trọng. Trong quá trình thi, bạn sẽ có cơ hội làm việc nhóm, lên kế hoạch, tăng khả năng chịu áp lực cao. Chính những trải nghiệm ấy sẽ đem đến những cơ hội giúp bạn trau dồi những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,…Lưu ý: Khi lựa chọn tham gia các cuộc thi, bạn nên quan tâm đến những kỹ năng mình thích và có thể học được, chúng sẽ bổ trợ cho công việc sau này của bạn, ví dụ bạn thích làm MC, hãy tìm cuộc thi liên quan đến thuyết trình, hùng biện hay cuộc thi làm MC.
- Cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ nhiều người khác nhau. Qua những cuộc thi, bạn sẽ được tiếp xúc rất nhiều người từ những sinh viên tài năng cho đến những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.
- Mở rộng kiến thức thực tế: Các cuộc thi là cơ hội để bạn được đào tạo và huấn luyện bởi rất nhiều người giàu kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp bạn mở rộng tầm hiểu biết và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ công việc sau này.
Các cuộc thi phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cuộc thi dành cho sinh viên mà bạn có thể tham gia trong rất nhiều lĩnh vực như sau:
- Bạn đam mê hay muốn tìm hiểu về Marketing: Young Marketers, VietNam Young Lions.
- Bạn mong muốn thử sức trong lĩnh vực khởi nghiệp: Vietnam Startup Wheel, Business Challenges, Lead the Change, i-STARTUP, Startup Zone.
- Bạn đang quan tâm về các vấn đề xã hội: Hult Prize, Vietnam social Innovation Challenge (VSIC), Build Yourself Build The Future Of Society, SOIN Challenge.
- Bạn đang ấp ủ dự định tham gia các kỳ thực tập tại các tập đoàn đa quốc gia: Doanh Nhân Tập Sự, Ứng Viên Tài Năng, Talent Generation Contest hay thông tin về các chương trình Management Trainee từ website Internship.edu.vn
Để biết thêm thông tin chi tiết về các cuộc thi trên cũng như những cuộc thi vô cùng hấp dẫn khác, bạn có thể tham khảo trên các trang web uy tín như: Internship.edu.vn hoặc thông tin từ câu lạc bộ của các trường.
Ngay bây giờ, bạn hãy thật tự tin và bắt đầu thử thách bản thân với những trải nghiệm vô cùng đáng giá này nhé.
4. Làm thêm – Thực tập tại môi trường làm việc thực tế
Khi làm việc tại các doanh nghiệp chuyên nghiệp thì đây chắc hẳn sẽ là những trải nghiệm đặc biệt và không thể bỏ qua dành cho sinh viên.
Nhưng liệu thực tập, làm thêm có khó như bạn nghĩ?
Tất nhiên, khi đã làm việc trong môi trường doanh nghiệp thì chắc hẳn sinh viên sẽ phải đối diện với những điều sau đây.
- Bạn phải chịu trách nhiệm một cách nghiêm túc. Lúc này đây những hành động của bạn đều gắn liền với lợi ích của tập thể và doanh nghiệp.Vì thế, bạn sẽ phải đánh đổi một vài thứ như: không muốn học thì nghỉ, không muốn làm bài thì đưa bạn bè giúp, ngủ quên tí cũng chẳng sao. Thay vào đó là: không muốn làm cũng phải đi, không muốn làm công việc của mình cũng phải hoàn thành thật tốt bằng chính sức mình, ngủ một quên tí đồng nghĩa với thái độ làm việc không nghiêm túc.
- Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Công việc lúc này khác với những lí thuyết được học trong sách vở rất nhiều, vì thế bạn phải nỗ lực không ngừng để đáp ứng những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cho vị trí hiện tại.
- Bạn phải thật chủ động. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, bạn phải luôn đặt những câu hỏi như: cách thức thực hiện công việc có hiệu quả hay không? Làm sao để phát triển hơn nữa? Bên cạnh đó, thái độ chủ động trong công việc và vận dụng tối đa khả năng quan sát sẽ rất có ích cho việc tích lũy kinh nghiệm giai đoạn này.
Gian nan và áp lực nhưng nhận lại được gì chứ?
- Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Chính những nỗ lực trong quá trình thực tập, làm thêm sẽ giúp bạn phát triển những kỹ năng làm việc khá “xịn” như quản lý công việc, quản lý bản thân, lên kế hoạch, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp,…
- Kiến thức mà Đại học, Cao đẳng không dạy bạn. Trong môi trường làm việc này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nhân viên giàu kinh nghiệm. Đó chính là những người “thầy” vô cùng tuyệt vời sẽ giúp bạn tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế.
- Định hướng nghề nghiệp. Thông qua làm thêm, thực tập cũng chính là cách để bạn tìm hiểu về những ngành nghề, công việc phù hợp với bản thân. Thật vậy, chỉ khi bắt tay vào làm, trải nghiệm công việc thực tế thì bạn mới có thể phát triển những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp sau này.
- Cải thiện hầu bao. Với một vị trí nhân viên bán thời gian hoặc thực tập sinh thì việc cải thiện hầu bao hàng tháng cũng là một trong những lý do chính đáng đấy chứ!
Vậy làm thế nào để tìm kiếm công việc thực tập, làm thêm?
Để tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm hay thực tập phù hợp bạn có thể đồng hành với các trang tuyển dụng uy tín như: Internship.edu.vn, Ybox.vn, Thue.today, …
Thời điểm thực tập, làm thêm vào năm mấy thì thích hợp?
- Đối với sinh viên năm nhất hoặc năm hai: đây sẽ là khoảng thời gian thích hợp để các bạn trải nghiệm những công việc làm thêm. Vì những hoạt động trải nghiệm lúc này chính là những nơi lý tưởng để các bạn rèn luyện và tích lũy một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, cũng như thích nghi dần với môi trường Đại học, Cao đẳng.
- Đối với sinh viên năm ba hoặc năm tư: đây là “thời cơ chín mùi” để thực tập và chuẩn bị cho quá trình tốt nghiệp sắp đến. Để tìm hiểu thêm về thời điểm tham gia các kỳ thực tập của sinh viên, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Khi nào nên thực tập?
5. Các hoạt động tự rèn luyện
Tự rèn luyện chính là việc tự giác học hỏi và nâng cao năng lực bản thân mà không có sự giám sát của bất kỳ ai. Những hành động tích cực này sẽ giúp bạn luôn chủ động trong hoạt động hàng ngày cũng như mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời như sau.
- Thúc đẩy óc tò mò – Mở rộng kiến thức: tự rèn luyện sẽ thúc đẩy óc tò mò về một vấn đề mà bạn mong muốn tìm hiểu. Điều này giúp bạn ghi nhớ những kiến thức một cách rất hiệu quả.Theo cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Matthias Gruber đã đề cập: “Trí tò mò có thể đặt bộ não vào trạng thái cho phép nó học và lưu giữ bất cứ loại thông tin nào, như một cơn lốc cuốn vào những thứ bạn muốn học và cả những thứ xung quanh nó.”
- Có thể học theo tốc độ của riêng mình. Tự rèn luyện cho phép sinh viên học theo tốc độ của riêng họ, tập trung vào các lĩnh vực họ quan tâm nhất (hoặc muốn hiểu rõ hơn một chút). Điều này giúp giảm cảm giác thất vọng, lo lắng hoặc buồn chán mà sinh viên có thể vật lộn trong môi trường lớp học.
- Nâng cao giá trị bản thân trên thị trường lao động: Còn gì hơn một sinh viên ra trường với kiến thức chuyên môn vững vàng cùng với những thế mạnh riêng biệt được tự rèn luyện và tích lũy trong suốt những năm học đại học, cao đẳng.
Một số điều bạn nên tự rèn luyện ngay từ thời sinh viên:
- Học học giỏi ít nhất một ngoại ngữ
- Rèn luyện những kỹ năng cần thiết: kỹ năng đọc, viết, thuyết trình,…
- Nắm chắc kiến thức chuyên môn
- Ứng dụng tốt các kỹ năng tin học: Word, Excel, Powerpoint, Outlook, Email,…
- Rèn luyện thể lực tốt
Là một sinh viên, việc tự rèn luyện sẽ giúp bạn tiến gần hơn những yêu cầu của các nhà tuyển dụng khó tính. Do đó, hãy bắt đầu tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết ngay từ bây giờ nhé!
6. Các hoạt động rèn luyện thể chất
Có thể nói rèn luyện thể chất là một trong những nền tảng cơ bản mà bạn phải có để chinh phục bất cứ hoạt động nào đã được nêu trên.
Và cũng không phải tự nhiên mà:
- Ngôi trường đại học danh giá bậc nhất thế giới – ĐH Oxford (Anh) lại phát động một chiến dịch mang tên “Active at Oxford” nhằm thúc đẩy sinh viên tích cực luyện tập thể thao
- Tổng thống Barack Obama nói rằng: “Bật dậy khỏi giường và tập thể dục buổi sáng đi!”
Đó là vì những lợi ích tuyệt vời mà rèn luyện thể chất mang lại:
- Đẩy lùi bệnh tật, cải thiện sức khỏe: Mới đây, các nhà khoa học Mỹ và Australia đã phân tích tác động của thói quen tập thể dục đối với việc phòng ngừa 5 căn bệnh mãn tính gồm: ung thư vú, ung thư ruột, tiểu đường, bệnh tim và đột quị. Theo đó về cơ bản, khi một người càng dành nhiều thời gian tập thể dục, thì càng giảm nguy cơ mắc 5 bệnh trên là rất cao.
- Phát huy khả năng ghi nhớ: Theo Medical Daily, một phát hiện mới trong nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đến từ Đại học California (Mỹ) và Đại học Tsukuba (Nhật Bản). Tập thể dục nhẹ trong 10 phút giúp ghi nhớ một cách nhanh chóng và chính xác hơn so với khi không tập.
- Mở rộng mối quan hệ – Giảm căng thẳng: Khi chơi thể thao chúng ta sẽ được gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người, do đó tăng các mối giao tiếp ngoài xã hội, giúp kết nối mọi người với nhau, giúp cho cuộc sống của chúng ta lạc quan, vui tươi, và thêm yêu cuộc sống hơn
- Duy trì tư duy tích cực: Hoạt động thể thao giúp kích thích tế bào não sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh là endorphins và các opiate, nó làm cho chúng ta vui vẻ, yêu cuộc sống.
Làm thế nào để rèn luyện thể chất mỗi ngày?
- Tự tập thể dục mỗi ngày như: Chạy bộ mỗi sáng, đi bộ quanh công viên
- Tham gia các lớp học như: Yoga, Gym, nhảy Zumba, Nhảy hiện đại, Võ thuật,
- Tham gia các môn thể thao như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng rỗ, bơi,..
Điều quan trọng ở đây chính là cách bạn tạo động lực duy trì việc tập luyện cho bản thân mỗi ngày và bắt đầu rèn luyện sức khỏe ngay từ bây giờ.
Với 6 hoạt động trải nghiệm thời sinh viên khá thú vị và bổ ích, Workingskills mong rằng sẽ đem đến cho các bạn một thời sinh viên đầy sắc màu và không phải đau đầu trước câu hỏi “kỹ năng, kinh nghiệm của bạn là gì?” mỗi khi viết CV hay đối mặt với các nhà tuyển dụng khó tính. Bạn đã sẵn sàng để trở thành một sinh viên năng động chưa nào?
Biên tập: Ngoan Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn
Từ khóa » Trải Nghiệm Tốt Là Gì
-
[CHUẨN NHẤT] Trải Nghiệm Là Gì? Ý Nghĩa Thật Sự Của Trải Nghiệm
-
Trải Nghiệm Là Gì? Ý Nghĩa Của Sự Trải Nghiệm? - Giáo Viên Việt Nam
-
Trải Nghiệm Là Gì? Giải Thích ý Nghĩa Của Trải Nghiệm Trong Cuộc Sống
-
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Về Sự Trải Nghiệm Trong Cuộc Sống Dàn ý ...
-
Kinh Nghiệm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trải Nghiệm Nghĩa Là Gì?
-
Trải Nghiệm Trong Cuộc Sống Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
TRẢI NGHIỆM TỐT NHẤT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Nghị Luận Về Sự Trải Nghiệm Trong Cuộc Sống (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Nghị Luận Về ý Nghĩa Của Sự Trải Nghiệm Trong Cuộc Sống
-
Trải Nghiệm Là Gì - ý Nghĩa Của Sự Trải Nghiệm - Thienmaonline
-
Cái Giá Của Sự Trải Nghiệm Là Gì
-
Trải Nghiệm Là Gì? Ý Nghĩa Của Sự Trải Nghiệm Trong Cuộc Sống
-
Trải Nghiệm Khách Hàng (CX) Là Gì - Zoho