6 Vị Trí Nhân Sự Cơ Bản Trong Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
1. Bộ phận phát triển kinh doanh
Bộ phận phát triển kinh doanh là bộ phận có nhiệm vụ làm cầu nối giữa khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân sự của bộ phận này cần phải thuyết phục, đàm phán với khách hàng, đối tác để họ trở thành người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Các công việc chính của bộ phận phát triển kinh doanh bao gồm: tiếp nhận, chọn lọc khách hàng tiềm năng từ chiến dịch marketing; giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty đến khách hàng thông qua các kênh liên lạc như e-mail, điện thoại; nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thích hợp và thuyết phục họ sử dụng; cộng tác với bộ phận phát triển sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng; chủ động tìm kiếm cơ hội mới; báo cáo tiến trình làm việc, kết quả kinh doanh,…với lãnh đạo.
Đối với một doanh nghiệp, bộ phận phát triển kinh doanh được coi là nòng cốt của công ty. Đây là bộ phân có khả năng đem về những khoản lợi nhuận để duy trì, nuôi dưỡng hệ thống doanh nghiệp. Bởi vậy, bộ phận này luôn giành được nhiều ưu ái nhất nhưng đòi hỏi nhân sự cũng phải là những người có thực tài nhất.
Việc làm nhân viên phát triển kinh doanh
2. Bộ phận kỹ thuật sản xuất
Bộ phận kỹ thuật sản xuất là nơi xuất xưởng, cung cấp các sản phẩm vật chất hay dịch vụ mô hình cho bộ phận phát triển kinh doanh. Nếu không có bộ phận này, bộ phận phát triển kinh doanh cũng coi như không có vì sẽ không có sản phẩm để bán cho khách hàng. Một doanh nghiệp nếu sở hữu một đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và nhạy bén với thị trường thì coi như đã nắm chìa khóa thành công trong tay.
Bộ phận kĩ thuật sản xuất có các nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức thiết kế, triển khai sản xuất sản phẩm, kiểm định, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tiến hành nghiệm thu sản phẩm.
- Tiến hành khảo sát, lập danh mục, hạng mục, cung cấp cho bộ phận kinh doanh các thông tin kĩ thuật để xây dựng giá thành sản phẩm dựa trên hợp đồng.
- Tham gia công đoạn kiểm tra định mức lao động trong mọi công đoạn sản xuất, trực tiếp đi đăng kí, đăng kiểm chất lượng sản phẩm, chỉ đạo, hướng dẫn về an toàn kĩ thuật.
- Kiểm tra các thông số khối lượng, chất lượng, kĩ thuật, đảm bảo tính mỹ thuật cho sản phẩm, lưu hồ sơ kĩ thuật, giữ bí mật về công nghệ sản xuất.
- Nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, quản lý, kiểm soát định mức kĩ thuật.
- Lập kế hoạch xây dựng, bảo dưỡng, bảo trị thiết bị, máy móc sản xuất, nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Theo dõi, đối chiếu, kiểm tra các hạng mục khi sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu làm cơ sở thanh lý hợp đồng.
Xác minh đúng thời gian hoàn thành công việc để cơ sở thanh toán tiền lương, thưởng cho người lao động.
- Báo cáo công việc theo định kì lên cấp trên.
Việc làm kỹ sư sản xuất
3. Kế toán - kiểm toán
Kế toán là bộ phận có nhiệm vụ xác định, ghi chép, thu thập và tổng hợp các thông tin kinh tế, tạo báo cáo tài chính để trình lên ban lãnh đạo hoặc những người có thẩm quyền để đưa ra các quyết định về kinh tế - xã hội trong doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Nếu kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin tài chính thì kiểm toán sẽ có nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra, xác minh sự trung thực của những thông tin tài chính thể hiện trong báo cáo của kế toán. Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các bằng chứng liên quan đến những thông tin có trong báo cáo tài chính do kế toán cung cấp, mục đích là để xác định và báo cáo mức độ thích hợp giữ thông tin và với các quy chuẩn đã được đặt ra.
Nếu không có bộ phận kế toán – kiểm toán kiểm soát nguồn tiền thì một doanh nghiệp sẽ khó mà biết được thu nhập hàng tháng là bao nhiêu, khoản nào phải chi trả, công nợ ra sao. Đây là bộ phận đòi hỏi có khả năng tính toán siêu đẳng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt thì mới hỗ trợ doanh nghiệp có báo cáo tài chính rõ ràng, chuyên nghiệp với các ban ngành Nhà nước.
Tùy từng loại hình của công ty mà có những vị trí kế toán và kiểm toán nhất định. Chẳng hạn như những công ty chuyên làm bên lĩnh vực sản xuất thì những vị trí như kế toán kho, kế toán bán hàng... là vị trí không thể thiếu.
Tham khảo ngay: Tin tức việc làm kế toán tại Hà Nội mới nhất hiện nay.
4. Hành chính văn phòng
Hành chính văn phòng hay còn gọi là bộ phận quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự là bộ phận phụ trách công tác quản lý người lao động trong doanh nghiệp, đảm nhận việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng người lao động. Ngoài ra, bộ phận hành chính văn phòng còn cần phải giám sát, theo dõi lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật về lao động và việc làm.
Quản trị nhân sự giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển và duy trì lực lượng lao động, đảm bảo chất lượng người lao động. Đây là vị trí rất quan trọng của doanh nghiệp vì nhân sự ở đây phụ trách về con người – yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động hiệu quả. Do đó nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm hành chính nhân sự tại Hà Nội hay các tỉnh thành khác, thì bạn có thể truy cập website timviec365.vn để cập nhật danh sách những việc làm hành chính nhân sự mới nhất, và tạo CV ứng tuyển ngay một vị trí mong muốn và phù hợp nhé!
Đây là vị trí cơ bản cần có trước tiên và thông qua quy trình tuyển dụng nhân sự các bộ phận khác mới dần dần hình thành.
Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh
5. Kiểm soát chất lượng, an toàn, quản lý môi trường
Kiểm soát chất lượng, an toàn, quản lý môi trường là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo các sản phẩm doanh nghiệp làm ra không mắc lỗi, đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, trong sạch.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thì bộ phận này đặc biệt quan trọng. Họ sẽ là những người chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy tắc của OSHA (Occupational Safety and Health Administration - Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp), tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, giám sát chất lượng không khí và lượng nước, chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân viên trong từng lĩnh vực và thống kê báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho Nhà nước.
Xem ngay: Việc làm Kiểm soát chất lượng
6. Logistics
Lĩnh vực logistic đã phát triển song song với sự toàn cầu hóa và tăng cường nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Việc làm Logistic là bộ phận chịu trách nhiệm về chuỗi cung ứng hàng hóa bao gồm các hoạt động lưu trữ, vận chuyển và các hoạt động liên quan.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kho vận thì đây là bộ phận cơ bản, chịu trách nhiệm đóng gói, xử lý quy trình vận chuyển giao hàng, tiếp nhận vật liệu nhập và lưu kho thành phẩm, thống kê hàng tồn. Một số bộ phận khác cũng có thể kiêm nhiệm luôn chức vụ của một nhân viên logistics như nhân viên hành chính, nhân viên kế toán – kiểm toán tuy nhiên xét về mức độ chuyên nghiệp thì vẫn cần đến một nhân viên logistics cộm cán. Đó sẽ là người tính toán quy trình sắp xếp hàng hóa xuất, nhập sao cho nhanh chóng, thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Việc vận hành bộ phận logistic hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong vận tải, nhờ đó mà giá thành sản phẩm sẽ hạ xuống, doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu thế để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.
Người tìm việc
Trên đây là 6 vị trí nhân sự cơ bản trong doanh nghiệp mà một nhà tuyển dụng cần nắm rõ. Tùy theo quy mô phòng ban mà những vị trí này có thể điều chỉnh linh hoạt số lượng nhân sự dưới nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ thì tựu chung lại đó vẫn là những vị trí cần thiết không thể không có, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Bạn có thể truy cập ngay tìm việc làm tại Bắc Kạn và ứng tuyển những vị trí nhân sự cơ bản hay công việc mình mong muốn tại Timviec365.vn
Từ khóa » Các Bộ Phận Trong Công Ty
-
Tổng Hợp Các Vị Trí Trong Công Ty Cơ Bản Mà Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp Các Bộ Phận Trong Công Ty, Doanh Nghiệp - JobsGO Blog
-
Tổng Hợp Các Bộ Phận Trong Công Ty, Doanh Nghiệp - Ta
-
Tổng Hợp Các Bộ Phận Trong Công Ty, Doanh Nghiệp
-
10+ Mẫu Sơ đồ Tổ Chức Công Ty Chi Tiết Và Cách Xây Dựng - Fastdo
-
Tổng Hợp Mẫu Sơ đồ Tổ Chức Công Ty Và Các Phòng Ban (có Bản ...
-
Các Phòng Ban Trong Công Ty & Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chúng
-
Các Chức Danh Phổ Biến Trong Một Công Ty
-
Tổng Hợp Các Bộ Phận Trong Công Ty, Doanh Nghiệp
-
Các Phòng Ban Cơ Bản Trong Công Ty Và Cách Thức Xây Dựng
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp - Lê Ánh Hr
-
Có Các Phòng Ban Trong Công Ty Nào? Nhiệm Vụ Của Mỗi Phòng Ban?
-
Tứ Trụ Trong Doanh Nghiệp, Hiểu Thế Nào Cho đúng - Dân Kinh Tế