60+ Các Dáng ấm Tử Sa Cơ Bản Của Vùng Nghi Hưng Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Các dáng ấm tử sa cơ bản của vùng Nghi Hưng khá đa dạng và phong phú. Chúng có tới hơn 60 dáng ấm khác nhau cho người dùng sưu tầm và sử dụng. Không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết những kiểu dáng của loại ấm trà cao cấp hàng đầu này. Nếu không phải là người có nhiều kinh nghiệm và đam mê thì chắc chỉ nắm được 10 loại ấm cơ bản mà thôi. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về dòng ấm tử sa là gì? Hãy xem tổng hợp những dáng ấm tử sa hàng đầu này để bổ xung kiến thức nhé.
Những dáng ấm này được chúng tôi sắp xếp theo mức độ nổi tiếng và phổ biến nhất từ trên xuống dưới. Sau đó là những dáng ấm được ít người sử dụng nhưng vẫn được dùng để sưu tầm. Khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt những dáng ấm này thông qua vị trí của chúng. Các ấm tử sa cao cấp càng trên cao thì càng nổi tiếng và nhiều người sử dụng.
Dáng ấm Tây Thi
Ấm Tây Thi là dáng ấm hàng đầu của dòng ấm tử sa. Khi chúng là loại ẩm phổ biến và nổi tiếng nhất của dòng ấm này. Chung được rất nhiều người sử dụng và sưu tầm trong bộ sưu tập của mình. Kết hợp hình dáng, màu sắc, hoa văn với nhau thì có vô số các kiểu dáng ấm Tây Thi cho khách hàng tham khảo.
Tên gọi Tây Thi bắt nguồn từ hình dáng của ấm. Tương truyền loại ấm này được lấy cảm hứng từ bầu ngực thiếu nữ Tây Thi. Chính vì thế chúng còn được gọi là ấm Tây Thi Nhũ hoặc ấm tử sa nhũ. Với phần nắm ấp gần giống nhũ hoa của thiếu nữ. Dáng ấm này đã làm mê mệt rất nhiều người sử dụng từ xưa tới nay.
Như chúng ta đã biết hình tượng Tây Thi là một trong những người con gái nổi tiếng của Trung Quốc. Xuất hiện trong khoảng thời Xuân Thu. Nàng được coi là đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc từ xưa tới nay. Hình tượng này là nguồn cảm hứng của rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc. Trong đó có cả dáng ấm tử sa Tây Thi hiện nay.
Đặc điểm nhận biết của ấm Tây Thi là dáng ấm bầu ngực thiếu nữ với phần núm của ấm như là nhũ hoa. Chính vì thế đây là dáng ấm khá dễ nhận biết của dòng ấm Tây Thi nhũ này.
Dáng ấm Thạch Biều
Nổi tiếng thứ 2 của dòng ấm tử sa là dáng ấm Thạch Biều. Đây là dáng ấm tử sa cổ nằm trong bộ sưu tập của nhiều người. Tên gọi đầu tiên của dáng ấm này không phải tên gọi Thạch Biều mà là Thạch Điều. Theo như lịch sử thì chữ Điều là đồ vật bằng sắt dùng để đun nước sôi với vòi và quai sách. Sau đó chữ Điều là từ chỉ nguyên liệu sắt dần dần được chuyển thành chữ Biều chỉ gốm sứ.
Ấm Thạch Biều được thay đổi nhiều nhất vào thời nghệ nhân Trần Mạn Sinh và Lưu Bành tức vào thời nhà Thanh. Sau đó tên gọi Thạch Biều bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thời của nghệ nhân Cổ Cảnh Chu (1915 – 1996) làm ra loại ấm này. Ông nổi tiếng với câu thơ “nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất biều”. Tức là nước chảy ba năm không bằng thưởng một ấm trà.
Dấu hiệu nhận biết ấm Thạch Biều chính là hình dáng trên nhỏ dưới to như một hình kim tự tháp. Với phần trọng tâm thấp và có tỉ lệ đối xứng cao và chuẩn. Không chỉ có ấm Thạch Biều mà tất cả ấm tử sa đều có tỉ lệ chuẩn, tỉ lệ vàng đối xứng với nhau.
Dáng ấm Xuyết Cầu hay Chuyết Cầu
Dáng ấm ưu tú của dòng ấm tử sa. Đây là một trong những dáng ấm tử sa cơ bản hàng đầu hiện nay. Ấm Xuyết Cầu thuộc dòng ấm có hình tròn truyền thống. Tên gọi của chúng có thể sử dụng 2 tên là ấm Xuyết Cầu hoặc ấm Chuyết Cầu. Tên gọi này bắt nguồn từ hình dáng ấm là các vòng tròn đan chuyết với nhau.
Nghệ nhân nổi tiếng nhất với dáng ấm Xuyết Cầu là nghệ nhân Trình Thọ Trân. Năm nay ông đã hơn 80 tuổi nhưng những dáng ấm mà ông để lại được rất nhiều người sử dụng.
Đặc điểm nhận biết của dáng ấm tử sa Xuyết Cầu chính là 3 hình tròn đan chuyết với nhau. Đó là núm, nắp ấm và thân ấm tạo nên 3 hình tròn tương xứng tỉ lệ với nhau.
Dáng ấm Văn Đán
Dáng ấm này được sáng tạo ra vào cuối đời Minh và đầu nhà Thanh. Nhìn sơ qua thì kiểu dáng ấm này cũng gần giống với ấm Tây Thi khi khá giống với bầu ngực của thiếu nữ. Tên gọi của ấm Văn Đán đó chính là kết hợp của 2 từ Văn + Đán. Với “văn” chỉ sự dịu dàng, thư thái ung dung từ ngoại hình. Đán chính là tên gọi của những diễn viên hài kịch trong lịch sử cùng thời. Theo một số ý kiến khác thì tên gọi ấm Văn Đán là mô phỏng theo hình dáng quả bưởi thời bấy giờ. Trải qua hàng trăm năm thì hình dáng quả bưởi sẽ khác với ngày nay.
Hình dáng ấm Văn Đán tây thi, quý phi là 2 hình dáng chính hiện nay. Chúng cũng được các nghệ nhân hiện tại biến tấu khá nhiều. Tuy nhiên chúng vẫn cần giữ nguyên hình dáng cổ xưa của loại ấm này.
Đặc điểm nhận biết của ấm Văn Đán nhìn sơ qua giống ấm Tây Thi. Tuy nhiên đó không phải là hình tròn bắt mắt nữa mà theo dạng hình tam dạng với các góc cạnh mềm mại hơn. Phần nắp ấm vẫn là tạo hình giống nhũ hoa thiếu nữ.
Dáng ấm Thuỷ Bình
Xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời nhà Minh. Vào thời điểm này thì đời sống nhân dân đang phát triển rất tốt. Nghệ thuật uống trà đang dần phát triển lên một tầm cao mới. Người dân rất thích sử dụng những loại ấm trà nhỏ để có thể thưởng thức một cách tốt nhất.
Vào thời điểm đó thường có thói quen sử dụng những ấm trà nhỏ nhưng lại sử dụng rất nhiều lá trà. Dẫn tới lá trà thường bị tắc nghẽn khiến nước trà không chảy ra được. Người ta đã nghĩ ra cách đó chính là để ấm trà trong một cái bát lớn. Sau đó rót nước nóng liên tục lên trên thành ấm cho đến khi ấm trà nổi trên nước nóng. Làm cho nước trà có thể dễ dàng thoát ra được.
Tên gọi ấm Thuỷ Bình bắt nguồn từ việc giữ cân bằng ấm trên mặt nước mà không bị đổ. Khi đó đòi hỏi nghệ nhân làm ấm cho ra đời các loại ấm có độ chính xác và tinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều ấm không thể giữ thăng bằng vẫn được gọi là ấm Thuỷ Bình. Lý do rất đơn giản đó là hình dáng của chúng vẫn còn đặc điểm của loại ấm cổ.
Nghệ nhân làm ấm Thuỷ Bình nổi tiếng nhất chính là Huệ Mạnh Thần tại vùng Kinh Khê, Nghi Hưng, Giang Tô. Xuất hiện vào khoảng cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh.
Dáng ấm tử sa Tư Đình
Dáng ấm khá đặc biệt của dòng ấm tử sa Nghi Hưng. Có hình dáng khá giống quả bầu hoặc quả hồ lô khi sở hữu phần trên nhỏ, dưới to. Đặc điểm của dòng ấm Tư Đình là miệng ấm nhỏ, vòi cong. Dáng ấm được cho là tinh xảo hơn, thanh lịch hơn và nhìn rất hút mắt.
Tên gọi ấm Tư Đình được lấy theo tên của nghệ nhân Lu Tư Đình. Đây là nghệ nhân làm ấm được cho là xuất sắc của thời nhà Thanh. Để đánh dấu lên ấm nhằm khẳng định thương hiệu cũng như tránh hàng giả. Những nghệ nhân xưa thường khắc thủ công lên nắp hoặc đáy ấm. Tuy nhiên thời gian về sau sử dụng nhiều hơn các con dấu, lạc khoản đóng vào đáy ấm hoặc vòi ấm.
Nhận biết dáng ấm Tư Đình khá đơn giản. Thân ấm dạng cao với hình dáng thon dài như quả hồ lô. Phần vòi ấm được thiết cao ngang với nắp ấm. Thông thường các ấm Tư Đình sẽ có 1 lỗ lưới lọc ở vòi ấm.
Ấm Mỹ Nhân Kiên
Nếu như dáng ấm Tây Thi được ví như bầu ngực thiếu nữ thì ấm Mỹ Nhân Kiên chính là bờ vai trần tuyệt vời của họ. Vói dáng vẻ đầy đặn, cuốn hút kèm nét quý phái mê mẩn lòng người.
Đặc điểm nhận dạng của ấm Mỹ Nhân Kiên chính là một khối thống nhất, đầy đặn. Không có gờ nổi giữa nắp ấm và thân ấm. Tất cả tạo nên một đường thẳng hoàn hảo ai cũng phải thích thú.
Dáng Ấm Cà Đoạn
Được lấy cảm hứng từ quả cá tím nên nhìn dáng ấm có thể đoán ngay ra dáng ấm tử sa này. Khi sử dụng với đúng chất đất tử sa ánh tím thì sẽ tạo nên dáng ấm nguyên thuỷ của sản phẩm này. Đặc điểm của ấm tử sa Cà Đoạn chính là dòng nước khi sử dụng. Chúng cho ra dòng nước được cho là mịn và đẹp.
Dáng ấm tử sa Hồ Lô
Một sản phẩm ấm nữa được lấy hình dáng từ các loại quả thiên nhiên. Có thể sử dụng hoặc sưu tầm làm đồ trang trí cũng khá đẹp. Đặc điểm nhận biết của dáng ấm tử sa Hồ Lô đó chính là phần nắm ấp như phần núm của quả hồ lô. Phần vòi ấm hơi chếch lên và ngắn nhìn rất rõ nhận biết. Dáng ấm thanh thoát, bắt mắt tinh tế.
Nghệ nhân nổi tiếng nhất với dáng ấm Hồ Lô đó chính là Dương Bành Niên. Ông cũng là nghệ nhân có tài với vô số những dáng ấm khác của dòng ấm tử sa.
Dáng ấm Báo Xuân
Cái tên gọi cũng đủ nói lên hình dáng cũng như các hoạ tiết trên dáng ấm tử sa đặc biệt này. Bắt nguồn từ phong tục cổ truyền xưa của người Trung Quốc khi bắt đầu ngày lập xuân. Sẽ có những người hoá trang và loan báo về mùa xuân đến rồi. Chính vì những phong tục đó mà dáng ấm Báo Xuân ra đời.
Đặc điểm nhận biết của ấm Báo Xuân chính là hoa văn hoạ tiết trên ấm sẽ có cành cây đang nở hoa, lá báo hiệu xuân tới. Thân ấm hình tròn với đáy ấm và miệng ấm thon hơn. Phần hoa văn trên ấm thường gặp nhất là hoạ tiết cành cây, hoa lá của hoa mai và hoa đào. 2 loại hoa đại diện cho mùa xuân đến với 2 dòng ấm nổi tiếng nhất Báo Xuân Mai và Báo Xuân Đào.
Dáng ấm Hư Biến
Một trong những dáng ấm đòi hỏi kỹ thuật cực cao từ người làm ấm. Kết hợp kỹ thuật từ sự khéo léo cho tới việc dùng lực một cách phù hợp. Nếu sử dụng lực quá nhẹ hoặc quá mạnh có thể làm biến dạng ấm không theo ý muốn. Khi đó chỉ có cách làm lại từ đầu một ấm khác mà thôi.
Công đoạn làm ấm Hư Biến khá phức tạp khi phần thân ấm được tạo hình từ trước. Sau đó người làm ấm sẽ tiến hành dùng lực tác động từ trên xuống. Mục đích để làm ấm biến dạng theo chiều ngang tạo thành hình dáng ấm dẹt dẹt.
Nhận biết dáng ấm Hư Biến khá đơn giản khi hình dáng của chúng khá bẹt theo phương ngang. Loại ấm này chỉ dùng để pha những loại trà lá nhỏ do có dung tích bé. Ngoài ra, với dáng ấm này thường sử dụng để trang trí nhiều hơn.
Từ khóa » Dáng ấm
-
[Tổng Hợp] Các Dáng ấm Tử Sa Phổ Biến Nhất Từ Trước đến Nay
-
Tổng Hợp Những Dáng ấm Tử Sa Hiện Nay - .vn
-
CÁC DÁNG ẤM TỬ SA CƠ BẢN ĐƯỢC ƯA ... - Trà Công Phu
-
CÁC DÁNG ẤM TỬ SA CƠ BẢN ĐƯỢC ƯA ... - Trà Công Phu
-
Các Dáng ấm Cơ Bản - Thanh Phương Trà
-
Tổng Hợp Các Dáng ấm Tử Sa Nổi Tiếng - Hồng Trà
-
Các Dáng ấm Tử Sa Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
60 Dáng Ấm Tử Sa Cơ Bản Phần 1 - Quang Trà
-
Các Dáng ấm Tử Sa được ưa Chuộng - HITA Tea - Thế Giới Trà
-
Các Dáng ấm Thường Gặp - P.1 Giới Thiệu ấm - Song Hỷ Trà
-
Dáng Ấm Tần Chung - ĐỒNG NHÂN TRÀ QUÁN
-
Ấm Tử Sa Nghi Hưng - Dáng ấm Liên Hoa Tứ Phương - Dung Tích 160cc
-
Các Dáng Ấm Tử Sa Phổ Biến - TRÀ QUÁN TRÚC VÂN LÂU