Các Dáng ấm Tử Sa được ưa Chuộng - HITA Tea - Thế Giới Trà

Nội dung chính

  • 1. Ấm Tử Sa dáng Tây Thi
  • 2. Ấm Tử Sa Dáng Văn Đán
  • 3. Ấm Tử Sa Dáng Thủy Bình
  • 4. Ấm Tử Sa Dáng Thạch Biều – Thạch Điều
  • 5. Ấm Tử Sa Dáng Biển Phúc
  • 6. Ấm Tử Sa Tỉnh Lan 
  • 7. Ấm Tử Sa Dáng Trụ Sở
  • 8. Ấm Tử Sa Dáng Mỹ Nhân Kiên
  • 9. Ấm Tử Sa Dáng Phan Hồ
  • 10. Ấm Tử Sa Dáng Tần Quyền
  • 11. Ấm Tử Sa Dáng Chuyết Cầu (Xuyết Cầu)
  • 12. Ấm Tử Sa Dáng Long Đán
  • 13. Ấm Tử Sa Dáng Châu Bàn
  • 14. Ấm Tử Sa Dáng Hợp Hoan
  • 15. Ấm Tử Sa Dáng Tiêu Anh
  • 16. Ấm Tử Sa Dáng Đức Trung
  • 17. Ấm Tử Sa Dáng Hư Biến
  • 18. Ấm Tử Sa Dáng Như Ý Phỏng Cổ
  • 19. Ấm Tử Sa Dáng Bán Nguyệt
  • 20. Ấm Tử Sa Dáng Tư Đình

1. Ấm Tử Sa dáng Tây Thi

Nói đến dáng ấm tử sa được yêu thích nhất, chắc chắn không thể không nhắc tới dáng ấm Tây Thi hay còn được gọi là ấm Tây Thi Nhũ.

Ấm Tử Sa Tây Thi
Ấm Tử Sa dáng Tây Thi

Ấm mô phỏng nét đẹp của nàng Tây Thi mà chi tiết hơn là bầu ngực căng tràn sức sống của nàng. Núm nắp ấm tựa nhũ hoa, vòi ngắn xinh xinh. quai ngược (lớn dần từ trên xuống dưới). Trung tâm đáy ấm thu vào trong tạo hình đẹp bầu bĩnh phong mãn. Tây Thi vốn tên là Thi Di Quang (施夷光), là con một người thôn nữ họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt thời Xuân Thu.

Có thể bạn quan tâm: Nhìn nhận ấm tử sa làm thủ công và bán thủ công

Về sau, thấy tên gọi “Tây Thi Nhũ” có phần hơi khiếm nhã, không được lịch sự, nên người ta đổi tên thành ấm “Tây Thi Quai Ngược”.Người làm ấm tây thi quai ngược là nghệ nhân rất nổi tiếng Đời Thanh tên ”Từ Hữu Tuyền”.

Sở hữu đầy đủ những đặc tích của ấm tử sa: nắp ấm khít, khi rót trà nghiêng ấm 90 độ nắp ấm không rơi, lưu giữ thẩm thấu hương trà tốt… ấm tử sa tây thi rất thích hợp để pha trà thiết quan âm, Trà olong, Trà Olong Sâm, Bích La Xuân.

Bộ Ấm Chén Tử Sa Tây Thi Mẫu Đơn
Bộ Ấm Chén Tử Sa Tây Thi Mẫu Đơn

2. Ấm Tử Sa Dáng Văn Đán

Với kích thước vừa phải, Ấm tử sa Văn Đán mang dáng dấp nhã nhặn tựa như đường cong bờ vai mỹ nhân, cốt cách cao tựa như Tây Từ (Tây Thi Nhũ).

Vào thời kỳ đầu nhà Thanh, Ấm Văn Đán được ra đời dựa trên kiểu dáng gần giống ấm Tây Thi, đơn giản, cổ điển nhưng được đánh giá là tinh tế, sang trọng. Văn chỉ sự dịu dàng nho nhã, ngoại hình tư thái ung dung, Đán chỉ nữ diễn viên hài kịch nổi tiếng thời bấy giờ.

Ấm Tử Sa Văn Đán
Ấm Tử Sa Dáng Văn Đán

Cũng có tài liệu ghi lại rằng, Văn Đán cũng là tên một loại quả – quả bưởi, dáng ấm vừa mô phỏng đúng hình dáng sinh thái thời bấy giờ, thể hiện được cái nữ tính, dịu dàng, nho nhã, mỹ lệ. Ngày nay, tùy theo phong cách của thợ làm ấm mà thành,cao thấp tròn gầy, muôn màu muôn vẻ, khiến việc gọi tên có khi cũng có sự nhầm lẫn, tuy vậy vẫn còn giữ được hình thể nguyên thủy của ấm Văn Đán.

Có thể bạn quan tâm: Lịch sử ngàn năm chế tác của gốm sứ Nghi Hưng

3. Ấm Tử Sa Dáng Thủy Bình

Ấm Thủy Bình được chế tác vào giữa đời nhà Minh. Tại Phúc Kiến lúc đó đang thịnh hành thưởng trà theo “Công Phu Trà“. Mỗi khi uống trà, các trà nhân thường bỏ rất nhiều lá trà vào bên trong ấm, sau đó dùng nước đang sôi để pha, lá trà nở, vòi bị nghẹn khiến nước trà không chảy ra được.nên cần phải để ấm trong 1 cái tô lớn – chung trà/thuyền trà, dùng nước sôi tôi lên ấm, đến khi gần đầy tô thì ấm trà nổi lềnh bềnh trên nước nóng, như vậy mới có thể rót trà ra được.

Ấm Tử Sa Thủy Bình
Ấm Tử Sa Dáng Thủy Bình

Để ấm nổi lền bềnh trên mặt nước đòi hỏi kĩ thuật làm ấm phải cực kì điêu luyện. Trọng lượng ấm cân bằng giúp ấm có thể lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngả, do vậy mà ấm có tên gọi Thủy Bình.

Tay nghề làm ấm Tử Sa của Huệ Mạnh Thần rất xuất chúng, mang đậm phong cách riêng, tác phẩm của ông ấm nhỏ nhiều, ấm cỡ trung bình ít, ấm lớn hiếm nhất. Ấm lớn thì kiểu dáng đơn giản mộc mạc, loại ấm nhỏ lại cực kỳ tinh xảo, tạo hình của ấm có dáng tròn, dáng dẹt, có thân cao, bụng tròn, hình trái lê hay trái quýt…

Quý trà nhân có thể kết hợp thêm chén tử sa, tống chuyên trà tử sa, phễu lọc tử sa để tạo thành một bộ ấm chén tử sa hoàn chỉnh.

Có thể bạn quan tâm: Cách chọn ấm tử sa phù hợp với loại trà dựa theo dáng ấm

4. Ấm Tử Sa Dáng Thạch Biều – Thạch Điều

Ấm Thạch Biều này bắt đầu xuất hiện từ thời Bắc Tống do Tô Đông Pha sáng chế.Ban đầu, tên ấm là Thạc Điều, “Điều” tức là siêu có quai cao, thời xưa chế tác quai cao để thuận tiện trong việc cầm đun và bắc trên bếp để pha trà.

Đến thời của Trần Mạnh San và Dương Bành Niên thì được phát triển theo hướng cá nhân hóa và có tính nghệ thuật cao.

Ấm Tử Sa Thạch Biều
Ấm Tử Sa Dáng Thạch Biều – Thạch Điều

Ấm được đổi tên thành Thạch Biều vào thời của đại sư Cố Cảnh Chu, tên ấm được dẫn từ câu thơ “Nhược thủy tam thiên Duy ẩm nhất biều”. Chữ Biều từ câu nói nổi tiếng đó dần dần đã được thay thế chữ “Điều” nguyên gốc xưa.

Ấm được làm theo cấu trúc hình Kim Tự Tháp với thế ấm hình trụ chắc chắn,. Thân ấm hình Kim Tự Tháp, miệng thu lại, bụng và đáy ấm to ra khi rót trà, ấm hướng xuống, vòi thẳng dòng trà ra mạnh và tuôn như suối. Thoạt nhìn góc ảnh này, vòi ấm như khẩu Đại bác hướng lên dứt khoát, mạnh mẽ.

Bộ Ấm Chén Tử Sa Thạch Biều
Bộ Ấm Chén Tử Sa Thạch Biều

5. Ấm Tử Sa Dáng Biển Phúc

Nói về dáng ấm này, người ta nghĩ ngay đến chiếc bụng lớn: bụng ấm rộng rất thích hợp pha các loại trà xanh, rất dễ thay trà.

Ấm Tử Sa Biển Phúc
Ấm Tử Sa Dáng Biển Phúc

Thân Ấm Biển Phúc (Dẹp Bụng) cao vừa phải, thành mỏng miệng rộng, tay ấm tròn dễ cầm, mang lại cảm giác dễ chịu, chắc chắn. Ưu điển của ấm là dòng nước dài, tròn đều. Tổng thể ấm đối xứng và cân bằng, nhìn từ trên xuống thấy núm ấm – nắp ấm – thân ấm đều tròn nhìn như những đường gợn sóng đồng tâm rất đẹp.

Có thể bạn quan tâm: 4 hiểu lầm thường mắc phải đối với người chơi ấm tử sa
Bộ Ấm Chén Tử Sa Biển Phúc
Bộ Ấm Chén Tử Sa Biển Phúc

6. Ấm Tử Sa Tỉnh Lan 

Ấm Tử Sa Tỉnh Lan được nghệ nhân thời xưa chế tác mô phỏng theo hình ảnh chiếc Tang giếng hay còn gọi là Thành Giếng.

Ngày xưa khi đào giếng, người ta thường đặt thêm chiếc Tang giếng lên, có khi có thêm cả phần nắp đạy, mái che. Chiếc tang giếng vừa có thể bảo vệ được mọi người, vừa bảo về được nguồn nước, bảo về được giếng cũng tạo thêm vẻ đẹp cho môi trường xung quanh.

Ấm Tử Sa Tỉnh Lan
Ấm Tử Sa Tỉnh Lan

Thân ấm có hình trụ tròn cao, nắp ấm liền mạch với thân tạo thành một khối hoàn chỉnh. Vòi ấm cao, dòng nước suôn dài. Ấm thích hợp pha các dòng trà xanh như trà thiết quan âm, bích la xuân, trà olong, hoặc những dòng trà đỏ – đại hồng bào, trà đen – trà phổ nhĩ vân Nam.

7. Ấm Tử Sa Dáng Trụ Sở

Được sáng tạo bởi Man Sinh, ấm tử sa Trụ Sở mô phỏng lại hòn đá kê dưới mỗi chân cột nhà đẻ tránh cho những chiếc cột không bị ẩm mốc, mối mọt đồng thời cũng giúp cho kiến trúc ngôi nhà thêm vững chãi, chắc chắn hơn.

Ấm Tử Sa Trụ Sở
Ấm Tử Sa Dáng Trụ Sở

Cùng với sự thay đổi của thời gian, khi tính nghệ thuật được nâng cao hơn, chiếc trụ cột nhà được cách điệu thêm bởi những nét hoa văn, trạm trổ ngày càng phong phú hơn. Lấy đó làm ý tưởng sáng tạo, chiếc ấm Trụ Sở ngày càng được phát triển với những nét mới mẻ, tinh tế hơn.

Được lưu truyền hậu thế, chiếc ấm trụ sở mang ý nghĩa trượng trưng cho sự vững vàng, chắc chắn.

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về Hồng Trà
Ấm Tử Sa Trụ Sở
Ấm Tử Sa Dáng Trụ Sở

8. Ấm Tử Sa Dáng Mỹ Nhân Kiên

Là một trong những dáng ấm kinh điển, Ấm tử sa Mỹ Nhân Kiên như vẻ đáng yêu đoan trang của phụ nữ cổ đại, dáng vẻ thanh lịch,quý phái rất mê hoặc.

Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên
Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên

Tổng thể của ấm mền mại uyển chuyển với điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối.

Dáng ấm tựa như vẻ đẹp toát lên các đường nét đẫy đà cùng bờ vai của mỹ nhân xưa, tạo ra dáng ấm động lòng người. Từ việc rất khó khi chế tác ấm ra thì việc dùng toàn thủ công để tạo các đường nét ấm lại càng khó hơn, nhất là độ nhạy cảm trong việc tạo hình cho nắp và thân ấm.

9. Ấm Tử Sa Dáng Phan Hồ

Được bắt nguồn từ dòng họ Phan – chuyên làm nghề buôn muối cho các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, dáng ấm Phan Hồ được làm từ triều đại nhà Thanh ở Quảng Đông. Vì yêu thích trà mà các thương nhân họ Phan đã yêu cầu đặt riêng cho dòng họ mình một chiếc ấm riêng – kiểu dáng riêng, đặc biệt chỉ lưu hành, sử dụng trong dòng họ.

Ấm Tử Sa Dáng Phan Hồ
Ấm Tử Sa Dáng Phan Hồ

Trong dòng ấm Phan Hồ được chia thành ba dáng chính: Cao Phan (Dáng gần như trái lê), Vĩ Phan (Thân ấm dẹt gần như đi ngang) và Trung Phan (Thân ấm cao). Ở một số nơi ấm Phan Hồ còn được dùng làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng với dụng ý sau này sẽ trở thành người vợ, người mẹ mẫu mực như người trong dòng họ Phan và ngoài ra ý nghĩa sâu xa nhất là giáo dục tình đoàn kết gia đình, dòng họ.

Có thể bạn quan tâm: Tổng Quan Trà Ô Long
Ấm Tử Sa Phan Hồ
Ấm Tử Sa Dáng Phan Hồ

10. Ấm Tử Sa Dáng Tần Quyền

Tần Quyền – ám chỉ nhà Tần với quyền lực và sức mạnh thống nhất Trung Hoa.

Ấm Tử Sa Tần Quyền
Ấm Tử Sa Dáng Tần Quyền

Ấm có phần vòi ngắn không dài, nhìn tổng thể toát lên vẻ mạnh mẽ ngắn gọn, đơn giản. Quai ấm tròn thường đơn giản như vành tai.

Ấm Tử Sa Tần Quyền
Ấm Tử Sa Dáng Tần Quyền

Ấm khi rót trà có độ ngắt nước rất chuẩn, không bị rớt rọt miệng vòi. Ba chi tiết quai ấm, núm nắp ấm, vòi ấm được chế tác theo nguyên tắc vàng tức 3 chi tiết đó về tâm điểm sẽ nằm cùng trên 1 đường thẳng. Ấm có thể kết hợp cùng với chén tử sa, tống chuyên trà dáng cao cùng mẫu phễu lọc màu sắc tương ứng để tạo ra được bộ ấm chén pha trà đẹp, ngon, chuẩn vị.

11. Ấm Tử Sa Dáng Chuyết Cầu (Xuyết Cầu)

Được nghệ nhân Trình Thọ Trân chế tác vào đời nhà Thanh khi đã ở tuổi “Tất Thập cổ lai hy, Ấm Tử Sa Chuyết Cầu đã đạt giải khuyến khích tại cuộc triển lãm Ấm Tử Sa tại Panama, cũng từ đó ấm cũng được nhiều nghệ nhân đời sau mô phỏng lại dáng ấm này với những nét biến thể khác nhau mang phong cách cá nhân hóa và được nhiều người yêu thích. bởi kiểu dáng đơn giản mà phóng khoáng.

Ấm Tử Sa Xuyết Cầu - Chuyết Cầu
Ấm Tử Sa Dáng Chuyết Cầu (Xuyết Cầu)

Tạo hình cơ bản là núm,nắp ấm và thân ấm là 3 hình tròn theo trình tự từ bé đến lớn mà hợp thành ấm xuyết cầu. Bụng ấm là hình tròn lớn, nắp ấm là hình tròn nhỏ hơn,tròn nhỏ nằm trongvòng tròn lớn, ven miệng và ven nắp có đều có 1 viền đắp nổi. Viền trên nắp lớn dày hơn so với viền ven miệng ấm. Tên ấm được gọi theo đúng kiểu dáng của ấm, các vòng tròn đan lại với nhau gọi là các vòng chuyết cũng có người gọi là xuyết vì 2 từ này phát âm gần giống nhau. Đồng thời đó cũng là điểm nhấn tinh tế của ấm.

Có thể bạn quan tâm: Các loại đất Tử Sa
Ấm Tử Sa Chuyết Cầu - Xuyết Cầu
Ấm Tử Sa Dáng Chuyết Cầu (Xuyết Cầu)

12. Ấm Tử Sa Dáng Long Đán

2 từ Long Đán được dịch nghĩa Long là Rồng, Đán là trứng vậy hiểu theo nghĩa là trứng Rồng. Thân ấm hình dáng quả trứng đầy đặn, thân hơi cao miệng khom lại.T hân ấm to hình trụ, vòi ngắn nhưng thân vòi to và thu lại, rót trà dòng chảy mạnh, suôn tròn đẹp mắt.

Ấm Tử Sa Long Đán
Ấm Tử Sa Dáng Long Đán

Đây là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển được nhiều người chơi ấm yêu thích. Ấm Long Đán dựa vào dáng hình quả trứng, mang ý nghĩa phong ý, nhằm mang tài lộc đến cho gia chủ.

Ấm Tử Sa Long Đán
Ấm Tử Sa Dáng Long Đán

13. Ấm Tử Sa Dáng Châu Bàn

Được Trần Mạnh Sanh chế tác dựa theo hình chiếc La Bàn, Ấm Châu Bàn có thân tròn mềm mại mà vẫn không mất nét cứng rắn trong tổng quan của ấm.

Ấm Tử Sa Châu Bàn
Ấm Tử Sa Dáng Châu Bàn

Cổ nghiêng miệng ấm bằng,nắp bằng khúc cạnh núm dẹp,trong cương có nhu, tiêu nhiên thoát tục. Ngụ ý rằng trong đối nhân xử thế, khoan dung độ lượng,năng khuất năng triển, tam tư mà hành sự,vuông tròn như một.

14. Ấm Tử Sa Dáng Hợp Hoan

Hợp Hoan ở đây có nghĩa là sum họp vui vẻ,tạo hình tổng thể của ấm như 2 cái chũm chọe úp vào nhau tạo nên thứ âm thanh vui vẻ ngày lễ hội.

Có thể bạn quan tâm: Buổi trà ngon nhất

Ấm Hợp Hoan thường được làm bằng đất chu sa màu đỏ mang ý nghĩa tốt lành giàu có và hạnh phúc. Một chiếc ấm trà chứa đầy những niềm vui, hạnh phúc của những ngày lễ hội,những buổi đoàn viên còn gì có ý nghĩa hơn.

ẤM Tử Sa Hợp Hoan
Ấm Tử Sa Dáng Hợp Hoan

Ấm thích hợp pha trà loại trà: phổ nhĩ, trà đại hồng bào, hồng trà. Ngoài ra ấm có thể kết hợp thêm cùng với các bộ dụng cụ trà đạo: chén trà, phễu lọc trà, tống chuyên trà cùng màu đất chu sa để tạo nên bộ ấm chén tử sa pha trà đẹp.

15. Ấm Tử Sa Dáng Tiêu Anh

Theo như những tài liệu ghi chép thì Ấm Tử Sa Tiêu Anh được bắt nguồn từ nhà Minh với kiểu dáng thanh tao, phóng khoáng, mang tính lãng tử phong lưu.

Ấm Tử Sa Tiêu Anh
Ấm Tử Sa Dáng Tiêu Anh

Kiểu ấm cân đối, hài hòa các chi tiết nhỏ đến hoa văn tinh tế được chạm khắc trên ấm. Ngoài ra ấm còn được gọi là ấm “Anh hùng lãng tử”, nồng nhiệt đầy hào sảng.

Bên ngoài ấm có nét tính khí của người quân tử “hòa hưng không hợp”. Theo nghĩa lí luận: Hòa và Hợp đều có hàm ý về Cát Tường trong phong thủy.. chữ Hòa: thuận hòa, dương hòa, hòa khí…Dung hòa con người mang tính giác ngộ. Chữ Hợp: Biểu hiện trạng thái đàm định.

16. Ấm Tử Sa Dáng Đức Trung

Ấm Tử Sa Đức Trung có dáng dấp như chiếc đồng hồ, vững chắc, ấm thể hiện kỹ thuật chế tác đỉnh cao của người làm ấm.

Ấm Tử Sa Đức Trung
Ấm Tử Sa Dáng Đức Trung

Nổi tiếng nhất với dáng ấm này là Thiệu Đại Hạnh, các ấm của ông đa phần đều thường trơn, khí hình nặng nề, họa tiết thường được cường điệu, thân ấm mang lại cảm giác cầm tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Gong Chun – Nơi huyền thoại bắt đầu!
Ấm Tử Sa Đức Trung
Ấm Tử Sa Dáng Đức Trung

Mỗi chiếc ấm làm ra đều tuân thủ theo tỉ lệ vàng của ấm: quai, vòi ổn định, cân đối – vòi ấm, núm ấm và quai ấm luôn nằm trên một đường thẳng. Đây là dòng ấm đặc trưng cho phong cách thoải mái, đơn giản và mộc mạc.

17. Ấm Tử Sa Dáng Hư Biến

Được sáng tạo từ cuối đời nhà Minh, ấm tử sa Hư Biến được nhiều nghệ nhân nổi tiếng phỏng lại, trong đó quý hiếm nhất là ấm hư biến làm bằng đất tử sa màu tím sậm.

Ấm Tử Sa Hư Biến
Ấm Tử Sa Dáng Hư Biến

Là một trong những dòng ấm khó làm khi chế tác thủ công, những người thợ làm ấm đòi hỏi có kỹ năng, tay nghề điêu luyện.

Âm Tử Sa Hư Biến
Ấm Tử Sa Dáng Hư Biến

Những nghệ nhân đã có tay nghề chế tác ấm lâu năm nói rằng: ”Làm ấm thấp đi một phân thì độ khó tăng lên một bậc”. Quai và vòi ấm cong tròn đều, mềm mại. Thân dáng dẹt, rót trà dòng nước chảy siết, suôn mạnh, tạo dòng đẹp mắt. Ấm thích hợp pha các dòng trà xanh như olong, bích la xuân, thiết quan âm, …

18. Ấm Tử Sa Dáng Như Ý Phỏng Cổ

Ấm được lấy ý tưởng phỏng hình cây gậy Như Ý (vương trượng Như ý) là vật mà quan lại thời phong kiến thường dùng đại diện cho quyền lực và địa vị, khẳng định chất cái tôi cao thượng, đẳng cấp của mình trong triều đình.

Ấm Tử Sa Phỏng Cổ Như Ý
Ấm Tử Sa Dáng Như Ý Phỏng Cổ

Bao quanh thân ấm là các họa tiết, đường cong tạo dáng hình vân mây cách điệu. Một nguồn gốc khác của gậy Như ý là pháp khí của nhà Phật, được Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm: Những tác dụng của trà ô long đối với sức khỏe con người
Ấm Tử Sa Như Ý
Ấm Tử Sa Như Ý

Tổng thể, ấm được chế tác với ý nghĩa vượng trợ giúp cho người sở hữu có nhiều may mắn, khẳng định được địa vị quyền lưc của mình và hơn nữa là vạn sự như ý!

19. Ấm Tử Sa Dáng Bán Nguyệt

Đối với kiểu ấm “Bán Nguyệt” thì mỗi nghệ nhân đều tuân theo không gian ý nghĩa của thi nhân và những sáng tạo tìm tòi trong cuộc sống. Ấm mang kiểu dáng đơn giản, tao nhã, “trong như ánh trăng” không cầu kỳ, phô trương không mang tính độc tôn. Ấm Bán Nguyệt cân đối hài hòa, đơn giản tinh tế, tiền hô hậu ủng, độ mở ra thu vào hợp lý, mô phỏng theo như ý đẹp của câu thơ.

Ấm Tử Sa Bán Nguyệt
Ấm Tử Sa Dáng Bán Nguyệt

Ngọn nguồn của ấm Bán Nguyệt chính là sự mong ước đoàn viên, tươi đẹp. Dùng ấm để nói ra không chỉ là những ý niệm đơn thuần mà nó còn biểu đạt truyền thống văn hóa của người Trung Quốc luôn hướng về sự tươi đẹp và hoàn hảo. Ấm có quai tròn cân đối thuận tiện cho việc rót trà. Núm nắp ấm tròn tựa viên ngọc soi sáng nhân gian bằng ánh trăng, đồng thời là trung tâm của ấm giúp cân bằng tiết khí.

20. Ấm Tử Sa Dáng Tư Đình

Ấm Tư Đình nổi tiếng vào thời nhà Thanh, trong thời kỳ đầu ấm có miệng nhỏ, vòi cong nhỏ gọn.

Ấm Tử Sa Tư Đình
Ấm Tử Sa Dáng Tư Đình

Ấm tư Đình tồn tại trong khoảng thời gian khá ngắn nhưng được đánh giá cao vì có dáng ấm thanh lịch và tinh xảo. Đây là một dáng ấm nổi tiếng trong lịch sử tồn tại của ấm tử sa.

 

Từ khóa » Dáng ấm