7 Bài Thuốc Cổ Truyền Từ Bách Hợp

Củ bách hợp còn được gọi là củ tỏi rừng, là vị thuốc Nam được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc cổ truyền. Bách hợp vị đắng, hơi hàn, quy vào kinh tâm, phế với công dụng chính là nhuận phế cầm ho, thanh tâm an thần. Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc sử dụng bách hợp như một thành phần không thể thiếu.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Tên gọi
  • 2. Mô tả
    • Cách nhận biết bách hợp ngoài tự nhiên và phân loại
    • Phân bố
    • Thu hoạch
  • 3. Các thành phần hóa học:
  • 4. Tác dụng dược lý
  • 5. Tính vị quy kinh
  • 6. Công dụng – chủ trị
  • 7. Liều dùng – kiêng kỵ khi dùng bách hợp
  • 8. Ứng dụng lâm sàng của bách hợp
    • 8.1. Bách hợp trị ho không thôi, hoặc trong đàm có máu
    • 8.2. Trị bệnh phổi thổ huyết
    • 8.3. Trị tạng Phế ủng nhiệt phiền muộn
    • 8.4. Trị tai điếc, tai đau
    • 8.5. Ho do Phế nhiệt, họng khô miệng khát
    • 8.6. Chữa triệu chứng đau ngực thổ huyết
    • 8.7. Chữa viêm phế quản các chứng ho

1. Tên gọi

Bách hợp còn được gọi là cây tỏi rừng.

Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils

Họ khoa học: Họ Hành Tỏi (Liliaceae)

2. Mô tả

Cách nhận biết bách hợp ngoài tự nhiên và phân loại

Bách hợp là cây thân thảo cao khoảng 0,5m sống lâu năm. Cây có hình dáng giống hoa loa kèn (Hoa màu trắng, có khi màu hồng nhạt) .

Hình ảnh: Vị thuốc Bách Hợp Hình ảnh: Vị thuốc Bách Hợp

Phân bố

Cây thường mọc hoang ở một số nơi như vùng núi Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh nhưng cũng rất hiếm gặp.

Thu hoạch

Hàng năm vào đầu mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, khi lá cây bắt đầu khô héo thì đào lấy củ, bóc tách rồi đem rửa sạch phơi khô dùng dần làm thuốc.

– Vùng trồng, cách trồng

– Bộ phận dùng làm thuốc: Củ là bộ phận được sử dụng làm thuốc.

3. Các thành phần hóa học:

Trong bách hợp có chứa 30% là tinh bột, 4% protit, 0,1% chất béo và Vitamin C còn lại là chất xơ.

4. Tác dụng dược lý

Nhiều nghiên cứu cho thấy Bách hợp có chứa tinh bột, protein, chất béo, vi lượng colchicine… có tác dụng kháng virus HIV, trị ho lao phổi, phù thũng,…

5. Tính vị quy kinh

Vị đắng, tính hơi hàn. Quy vào kinh Tâm, Phế.

6. Công dụng – chủ trị

Nhuận Phế cầm ho, thanh tâm an thần.

Ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ Họng, đau bụng (sao qua). Phế âm suy kèm hỏa vượng biểu hiện như ho và ho ra máu.

7. Liều dùng – kiêng kỵ khi dùng bách hợp

Ngày dùng từ 10 – 12g

Không dùng trong các trường hợp ho do phong, hàm xâm nhiễm hoặc tiêu chảy do Tỳ Vị bị hàn.

8. Ứng dụng lâm sàng của bách hợp

8.1. Bách hợp trị ho không thôi, hoặc trong đàm có máu

Khoản đông hoa, Bách hợp (sấy, hấp) lượng bằng nhau. Thuốc trên nghiền nhỏ, luyện mật làm hoàn, lớn bằng hạt nhãn . Mỗi lần 1 hoàn, sau bữa ăn, trước khi đi ngủ nhai nhỏ, nước gừng nuốt ngậm tan tốt nhất. (Tế sinh phương, Bách hoa cao).

Hình ảnh: Chè Bách Hợp Trị Ho Hình ảnh: Chè Bách Hợp Trị Ho

8.2. Trị bệnh phổi thổ huyết

Bách hợp mới giã nước, hòa nước uống, cũng có thể nấu ăn. (vệ sinh giản dị phương).

8.3. Trị tạng Phế ủng nhiệt phiền muộn

Bách hợp mới 4 lượng, dùng một nửa chén nhỏ, trộn với Bách hợp, hấp cho mềm, thường ngậm bằng quả táo, nuốt nước. (Thánh huệ phương).

8.4. Trị tai điếc, tai đau

Bách hợp khô nghiền bột, uống 2 chỉ với nước ấm, ngày 2 lần. (Thiên kim phương).

8.5. Ho do Phế nhiệt, họng khô miệng khát

Bách hoa tiển. Bách hợp 30g, Đông hoa 15g, sắc nước uống.

8.6. Chữa triệu chứng đau ngực thổ huyết

Bách hợp giã nát vắt lấy nước uống.

8.7. Chữa viêm phế quản các chứng ho

Bách hợp 30g, Mạch môn 10g, Bạch bộ 8g, Thiên môn 10g, Tang bì 12g, ý dĩ 15g, nước 1 lít. Sắc còn lại 400ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Thaythuocvietnam.vn

Từ khóa » Tác Dụng Của Củ Bách Hợp