Bách Hợp Và Tác Dụng Chữa Bệnh, Bài Thuốc Từ Bách Hợp - Dược Liệu

Bách hợp không đơn thuần chỉ là loài hoa đẹp mà củ của cây bách hợp còn là vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc của Đông y. Vậy bách hợp là gì và vị thuốc bách hợp có công dụng gì, bài thuốc chữa bệnh của bách hợp ra sao. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích về bách hợp để quý vị và các bạn tham khảo. 

Contents

  1. GIỚI THIỆU VỊ THUỐC BÁCH HỢP 
    1. Tên gọi cây bách hợp
    2. Đặc điểm thực vật của cây bách hợp 
    3. Phân bố địa lý của cây bách hợp 
    4. Bộ phận dùng của cây bách hợp
    5. Thu hoạch và sơ chế 
    6. Chế biến và bảo quản
    7. Thành phần hóa học 
  2. TÁC DỤNG CỦA VỊ THUỐC BÁCH HỢP 
    1. Tác dụng củ bách hợp theo Đông y
    2. Cách dùng và liều dùng củ bách hợp 
    3. Đối tượng nên dùng củ bách hợp
    4. Kiêng kỵ khi dùng bách hợp chữa bệnh 
  3. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ VỊ BÁCH HỢP 

GIỚI THIỆU VỊ THUỐC BÁCH HỢP 

Tên gọi cây bách hợp

– Tên thường gọi: cây bách hợp, củ bách hợp. 

– Tên gọi khác: Cây tỏi rừng. 

– Tên khoa học: Bulbus Lili – Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri Wils

– Thuộc họ: Hành tỏi (danh pháp khoa học: Liliaceae).

Hình ảnh cây bách hợp

Hình ảnh cây bách hợp

Đặc điểm thực vật của cây bách hợp 

Cây bách hợp thuộc nhóm cây thân thảo, chủ yếu sinh trưởng tại các vùng núi cao, thân cây khi trưởng thành có chiều cao đạt từ 0,5-1m. Cây bách hợp sống lâu năm và thường phát triển tốt ở điều kiện môi trường thổ nhưỡng thích hợp. Hoa bách hợp trắng, tạo nên được vẻ đẹp thanh thoát, kiêu sa. Do có hình dáng giống với hoa loa kèn nên thường hay bị nhầm lẫn với loài hoa này.

Phần thân cây thường có lá mọc so le, đầu lá thường có hình dạng nhọn lưỡi mác, thuôn dài, dưới gốc lá sẽ to hơn, thu nhỏ dần đến gần với phần hoa bách hợp. Do củ bách hợp chủ yếu thường nằm sâu dưới đất nên không được nhiều người biết tới. Củ bách hợp có hình dáng giống củ tỏi rừng và màu trắng ngà, mang nhiều lớp vảy và được khai thác làm dược liệu. 

Phân bố địa lý của cây bách hợp 

Bách hợp vốn là giống hoa nên ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt, cần nhiều ánh sáng. Loại cây này thường sống tại những vùng núi cao với nhiệt độ trung bình khoảng từ 13-20 độ C. Cây bách hợp chủ yếu thường mọc hoang ở những bãi cỏ ven sông, suối, ngoài bờ ruộng, trên núi cao. Đôi khi, bách hợp cũng thường được trồng tại những trang trại lớn để lấy củ làm thuốc. Do hoa bách hợp đẹp và dễ trồng nên hiện nay, bách hợp thường được trồng và nhân giống ở nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, giống cây bách hợp chủ yếu được phân bố tại Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Giang. 

Đến mùa đông, cây bách hợp sẽ bị lụi hết, mục đích là giúp cây chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông tại các vùng thuộc đỉnh núi Hoàng Liên Sơn (tại đây, đôi khi nhiệt độ có thể giảm xuống tới 0 độ C). Đến đầu mùa xuân, những chồi non sẽ nhú dần từ mặt đất lên, phát triển thành các cây mới và nở hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. 

Bộ phận dùng của cây bách hợp

Phần củ bách hợp là bộ phận được dùng của cây. 

Vị thuốc bách hợp được lấy từ củ bách hợp

 

Vị thuốc bách hợp được lấy từ củ bách hợp

Thu hoạch và sơ chế 

Bách hợp được trồng bằng giò giống như hành và tỏi. Sau một năm là có thể được thu hoạch. Thông thường, muốn củ có thể phát triển to và mạnh hơn, người ta sẽ cắt hết hoa. Vào khoảng cuối mùa hè và đầu mùa thu, khi những cây khô bị héo là đã có thể thu hoạch được củ. Củ được đào về, rửa sạch, dùng tay hoặc dùng dao tách riêng từng vẩy. Tiếp theo là mang phần này đi nhúng nước sôi trong khoảng 5-10 phút hoặc nhúng cùng nước sôi cho đến khi chín tái rồi mới mang đi sấy khô hoặc phơi khô. 

Chế biến và bảo quản

– Cắt lát: Củ bách hợp được cắt thành từng sợi nhỏ, khoảng một đốt tay và dùng trong các bài thuốc. 

– Tán bột: Củ mang phơi khô và đem tán thành bột mịn. 

Bảo quản: Sau khi bào chế xong cần cho vào túi bóng hoặc vào lọ, buộc kín để tránh hơi xâm nhập gây mốc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dược liệu. Không sử dụng dược liệu khi thấy màu sắc của củ chuyển sang màu đỏ nâu hoặc bị ẩm ướt. 

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu khoa học, cây bách hợp mang đến nhiều thành phần hóa học hữu ích như 30% tinh bột, 4% protid, vitamin C, chất xơ, 0,1% chất béo. 

Hình ảnh hoa bách hợp trắng

 

Hình ảnh hoa bách hợp trắng

TÁC DỤNG CỦA VỊ THUỐC BÁCH HỢP 

Tác dụng củ bách hợp theo Đông y

Theo các tài liệu cổ về y học cổ truyền đều ghi nhận công dụng của cây bách hợp. Theo đó, củ bách hợp có vị hơi đắng, tính hàn mang tác dụng thanh tâm an thần, nhuận phế trừ ho. Vị thuốc bách hợp được dùng cho những người đang mách bệnh liên quan đến chứng hô hấp (lao phổi, ho, viêm phế quản), hỗ trợ điều trị chứng suy nhược thần kinh, bồi bổ tim, mất ngủ, thổ hiện, nóng gan. 

Tác dụng của củ bách hợp theo y học hiện đại 

Hiện nay, y học hiện đại thường sử dụng củ bách hợp để chữa một số loại bệnh lý như:

– Hỗ trợ điều trị viêm phế quản, lao phổi, hen suyễn. 

– Hỗ trợ điều trị chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi ngay khi đã uống thuốc Tây trong khoảng thời gian dài. 

– Hỗ trợ điều trị bệnh HIV.

Cách dùng và liều dùng củ bách hợp 

– Theo Trung dược đại từ điển: Vị thuốc bách hợp thường được sử dụng để làm thuốc uống trong, sắc thang từ khoảng 0,3-1 lượng hoặc cũng có thể hấp ăn, cũng có thể nấu cháo. Dùng bach shopwj làm thuốc đắp ngoài da, để tươi, giã nát rồi ép thành loại nước uống, dùng chủ yếu trong các trường hợp bị ho, đau ngực, lao phổi, ho ra máu. 

– Theo Trung dược học: Sắc bách hợp làm thuốc uống với lượng từ 6-12g hoặc có thể chích mật để giúp làm tăng thêm tác dụng nhuận Phế. 

Đối tượng nên dùng củ bách hợp

– Những người bị tim đập nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực.

– Những người bị ho khan, ho có đờm. 

– Những người bị lao phổi, viêm phế quản. 

– Những người bị nhiễm HIV. 

Kiêng kỵ khi dùng bách hợp chữa bệnh 

Vị thuốc bách hợp thường kiêng kị khi dùng cho các trường hợp như”

– Người bị tiêu chảy do trúng hàn, ho đờm do phong hàn. 

– Người bị nhị tiện hoạt tiết, trung khí hư hàn. 

– Người mới ho, người bị tì vị hư hàn với các triệu chứng gồm ỉa chảy, đau lạnh ổ bụng.

Củ bách hợp có nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe

 

Củ bách hợp có nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ VỊ BÁCH HỢP 

Nhờ có các thành phần hóa học cùng tác dụng dược lý đa dạng, cây bách hợp thường được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau như:

Bài thuốc từ cây bách hợp điều trị đờm có máu hoặc cho mãi không dứt

Sử dụng củ bách hợp và khoản đông hoa với lượng bằng nhau. Mang bách hợp đi rửa sạch, sấy khô hoặc hấp. Tán bột mịn cả hai hoặc dùng nghiền nhỏ, sau đó, mang vị thuốc luyện mật làm thành hoàn có kích thước lớn bằng hạt nhãn. Mỗi lần uống 1 viên hoàn. Trước khi ngủ, nhai nhỏ viên hoàn, nước gừng nuốt ngậm tan là tốt nhất. 

Bài thuốc nhuận phổi, giảm ho, ho khan, ho ra máu từ cây bách hợp (Cố kim thang bách hợp) 

Lấy lượng bằng nhau 10-12g các vị dược liệu đương quy, bạch thược, bách hợp, cam thảo khô, cát cánh cùng với thục địa, sinh địa, mạch môn. Cho các dược liệu này vào ấm sắc, sắc cùng với 500ml nước. Đến khi nước cô cạn còn khoảng 200ml thì chắt ra bát để uống. Mỗi thang sắc làm 2 lần và uống hết trong ngày. 

Bài thuốc bách hợp trị họ kéo dài cả ở người lớn, trẻ nhỏ

Dùng mỗi vị 15-30 củ bách hợp, thiên môn đông, tang bạch bì, củ mạch môn, bách lộ tá. Sắc thuốc cùng với 500ml nước vừa chia làm 2-3 lần uống trong ngày để nhanh mang đến hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm phổi tử với hoa bách hợp tươi

Hoa bách hợp có ý nghĩa gì? Hoa bách hợp không chỉ có ý nghĩa trong cuộc sống, phong thủy mà còn mang đến công dụng chữa bệnh hiệu quả. Bài thuốc chữa bệnh với hoa bách hợp như sau:

Dùng khoảng 30g hoa bách hợp tươi và nước tinh khiết. Cho vào máy xay, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt thu được cùng với một ít nước ấm khác để uống mỗi ngày. Ngoài hoa, bạn cũng có thể củ bách hợp để thay thế hoa. 

Bài thuốc trị bệnh tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu

Dùng mỗi loại tá dược 20g củ bách hợp, cây chi mẫu và hoa hòe. Rửa sạch tât cả những thảo dược này và cho vào ấm cùng với 1 lít nước. Đun thuốc trên lửa đến khi thuốc cô cạn chỉ còn khoảng 1/2 thì chắt ra bát và uống hàng ngày.

Bài thuốc trị đau dạ dày cấp và mạn tính 

Dùng khoảng 30g ô dược và bách hợp. Mang nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước tinh khiết. Sắc thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 500ml nước thì dừng lại, chắt ra bát và chia làm 2 lần uống trong ngày. 

Củ bách hợp được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

 

Củ bách hợp được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Bài thuốc củ bách hợp chữa bệnh mụn nhọt 

Dùng 10g liên kiều, mỗi vị 12g củ bách hợp và kim ngân hoa. Mang tất cả thảo dược đi rửa sạch, cho vào nồi nước sôi đun lên. Đun trong khoảng 20-30 phút thì cho thêm chút muối, chắt ra bát để lấy nước uống. Uống trong khoảng 3-5 ngày thì mụn xẹp và biến mất hoàn toàn trên da.

Bài thuốc trị điếc tai, đau tai từ củ cây hoa bách hợp 

Dùng khoảng 50g củ bách hợp khô, mang tán thật mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng bôt hòa cùng 200ml nước ấm. Uống sau khoảng 1-2 tháng sẽ thấy có hiệu quả. 

Bài thuốc củ bách hợp điều trị đại tiện ra máu 

Sau khi rửa sạch củ bách hợp thì để ráo nước dược liệu, tẩm rượu và cho vào chảo sao sơ. Tán nhỏ tất cả dược liệu, rửa sạch tất cả những vị thuốc này và hấp cùng thịt lợn, ăn trong ngày. 

Bài thuốc điều trị mất ngủ 

Dùng 40g ngảu cứu tươi, 30g hạt sen, 30g củ bách hợp. Rửa sạch tất cả những vị thuốc trên và hấp cùng thịt lợn, ăn trong ngày. 

Trên đây là những thông tin về cây bách hợp và dược liệu củ bách hợp làm thuốc, hi vọng sẽ mang đến cho quý vị và các bạn sự hữu ích. 

Từ khóa » Tác Dụng Của Củ Bách Hợp