7 Bộ Phận Cần Tắm Rửa đúng Cách để Không Sinh Bệnh Và Khỏe Mạnh
Có thể bạn quan tâm
Sau một ngày làm việc vất vả thì ắt chẳng còn gì thoải mái bằng việc tắm sạch sẽ từng bộ phận trên người. Có thể khẳng định rằng, tắm rửa là phương pháp tốt nhất để làm sạch và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chưa kể tắm còn giúp phụ nữ thơm tho và thoải mái hơn, nhất là tạo sự tự tin và lôi cuốn với người đối diện.
Dù tốt là thế nhưng không phải ai cũng tắm đúng cách, đặc biệt là những người hay có thói quen tắm qua loa. Chỉ cần một bộ phận không được vệ sinh đúng cách thôi, bạn đã phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh da liễu và gây hại cho sức khỏe rồi.
Theo các chuyên gia từ trường Đại học Harvard (Mỹ), dưới đây là 7 bộ phận hầu như ai cũng tắm sai cách, cần sửa sớm để bảo đảm sức khỏe và tránh xa bệnh tật:
1. Rốn
Hầu hết chúng ta đều không vệ sinh rốn hoặc tắm rửa một cách "cho có lệ". Nhưng theo tiến sĩ Rob Dunn cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học bang North California (Mỹ) chia sẻ, rốn là nơi tụ tập của 2368 vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Chưa kể nhiều người còn dùng tăm bông ngoáy sâu vào rốn gây nguy hiểm hơn gấp bội.
Để vệ sinh rốn đúng cách, bạn cần nhúng tăm bông vào cồn rồi xoa nhẹ bên trong rốn. Lau cho đến khi sạch hết thì dùng một miếng gạc mới để thấm đi phần cồn đọng lại bên trong. Sau khi vệ sinh rốn, chị em tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng da để tránh gây kích ứng.
2. Tai
Đừng vì một phút ngứa tai mà dùng vật nhọn hay móng tay để gãi. Càng đưa vào sâu bên trong, bạn càng có nguy cơ bị thủng màng nhĩ và một số bệnh như viêm tai giữa… Bên cạnh đó, tai là bộ phận nằm sâu bên trong nên khi tắm hay bị bỏ qua, chỉ dội nước bên ngoài thôi cũng không thể sạch được.
Thế nên, bạn chỉ được phép dùng tăm bông hoặc vải mềm để vệ sinh phía ngoài tai. Đa số các trường hợp bình thường thì có thể tự lấy ráy tai tại nhà. Nhưng khi ráy tai quá cứng hoặc nằm sâu bên trong, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị.
3. Lưỡi
Đánh răng tuy là việc ai cũng phải làm hàng ngày nhưng lại hay "quên" vệ sinh sạch lưỡi nhất. Theo các chuyên gia, lưỡi là nơi chứa lượng vi khuẩn lớn nhất trong các mô miệng. Không giữ cho lưỡi sạch sẽ có thể dẫn đến các vấn đề như hôi miệng, đổi màu lưỡi, đau nhức hay nặng hơn là thay đổi vị giác…
Có nhiều cách cũng như các dụng cụ khác nhau giúp việc vệ sinh lưỡi dễ dàng. Cách phổ biến nhất mà mọi người thường làm là dùng cây cạo lưỡi, hoặc đơn giản hơn là lấy bàn chải đánh răng chà sạch là được. Ít nhất phải làm sạch lưỡi mỗi ngày/lần, mỗi lần vài phút để bảo đảm không còn vi khuẩn gây mùi.
4. Khuỷu tay
Khi tắm thì hầu như ai cũng rửa tay, cánh tay… chứ khuỷu tay thì lại bị bỏ qua. Mọi người đều để nước tự chảy qua nơi này và nghĩ thế là đủ sạch rồi. Lâu dần, bụi bẩn sẽ bám lại trên da và làm thâm đen vùng da này, gây mất thẩm mỹ thấy rõ.
Để tránh tình trạng thâm đen vùng khuỷu tay, cách tốt nhất là tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần. Bạn có thể mua dụng cụ chuyên dụng hoặc sử dụng muối, sau đó massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để làm sạch vùng da này.
5. Da đầu
Nhiều phụ nữ tuy xài hàng tá loại mỹ phẩm chăm sóc tóc nhưng lại lười gội đầu thường xuyên. Ngày qua ngày sẽ khiến da đầu sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn và tế bào chết. Bên cạnh đó, đa phần ai cũng chỉ xoa dầu gội lên tóc và vò nhẹ chứ không thật sự vệ sinh đúng cách.
Để làm sạch da đầu, bạn hãy làm ướt tóc hoàn toàn trước khi dùng dầu gội. Khi gội hãy đánh bọt xà phòng lên trước khi thoa vào da đầu. Nếu dùng dầu xả thì chỉ nên thoa lên phần đuôi tóc, tránh thoa lên da đầu.
6. Phía sau tai
Đây là khu vực có nhiều tuyến bã nhờn và mồ hôi nên rất dễ làm vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là khuẩn tụ cầu vàng, corposis hay vi khuẩn gây viêm não. Chưa hết, khu vực này còn bị lõm nên dễ bị tích tụ bụi bẩn. Thế nên khi tắm, chị em hãy chà xát phần này thật kỹ hoặc sử dụng một miếng vải nhúng nước ấm để vệ sinh sạch sẽ.
7. Sau lưng
Đây ắt là nơi rất ít người kì cọ sạch sẽ vì nó nằm phía sau cơ thể, rất khó để với tay tới. Nhiều người còn nghĩ lưng ướt khi tắm là đã sạch rồi nên không cần chà kỹ. Thế nhưng, những tế bào chết hay bụi bẩn trên lưng lâu ngày có thể gây nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng rất nhanh.
Nếu chị em muốn có một tấm lưng láng mịn và đẹp không tì vết, hãy siêng kì cọ phần lưng hơn nhé. Nên sắm những công cụ có khả năng chà lưng như bông tắm, đồng thời tắm lưng sạch ít nhất 3-4 lần/tuần để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và mụn.
Theo Brightside, Heathline, Heath
Từ khóa » Cách Kỳ Lưng Khi Tắm
-
Cho Tấm Lưng đẹp Mịn Màng - Tuổi Trẻ Online
-
Cách Kỳ Lưng Khi Tắm - Mẹo Vặt Hằng Ngày
-
8 Bộ Phận Này Dễ Bị Bỏ Qua Khi Tắm Khiến Vi Khuẩn Có Thể "bò" Khắp ...
-
Cách Từ Kỳ Lưng Khi Tắm
-
Tắm đúng Cách - VnExpress Đời Sống
-
2 Đai Kỳ Lưng Khi Tắm Cực đã
-
Dụng Cụ Kỳ Lưng Tạo Bọt Cán Dài đồng Thời Giúp Massage Lưng Khi Tắm
-
Dây Kì Lưng Khi Tắm Nhiều Chức Năng | Shopee Việt Nam
-
Không Thể Kỳ Lưng Khi Tắm Là Dấu Hiệu Cơ Thể Muốn Cảnh Báo điều Gì?
-
Hóa Ra Gần 30 Năm Nay Tôi đã Tắm Sai Cách, Bạn Có Sai Giống ... - Genk
-
Thiết Bị Kỳ Lưng Nhật Bản Cao Cap, Thiet Bi Ky Lung Nhat ... - Lazada
-
Cọ Lưng, Kỳ Lưng Khi Tắm
-
Dụng Cụ Kỳ Lưng Chà Lưng Dán Tường Làm Sạch Sâu Bụi Bẩn