7 Bước Xây Dựng Chiến Lược Email Marketing Hiệu Quả Cho Doanh ...

Email marketing là một trong những yếu tố cơ bản của bất kỳ chiến lược marketing online (digital marketing) nào. Điều này giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, quảng bá thương hiệu và xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng.

Xây dựng CHIẾN LƯỢC EMAIL MARKETING là điều mà bất kỳ bộ phận marketing của doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trước khi tiến hành gửi hàng loạt email đến khách hàng. Để email marketing của Bạn hiệu quả, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, và khuyến khích họ thực hiện các CTA (hiệu ứng Call to Action - hiệu ứng Lời kêu gọi hành động mạnh mẽ - hiệu ứng CTA tạo sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng, để khuyến khích họ thực hiện một hành động mạnh mẽ, như HÀNH VI MUA HÀNG mà Bạn luôn mong muốn) thì chiến lược email marketing của Bạn phải được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng.

VietMis xin chia sẻ các bước dưới đây giúp Bạn thực hiện chiến lược email marketing đạt hiệu quả tốt nhất.

BƯỚC 1. Xác định các mục tiêu của chiến lược

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên, luôn có ở bất kỳ một chiến lược nào. Tuy nhiên mọi người thường hay bỏ qua bước này và chỉ tập trung thực hiện cho những bước tiếp theo. Nhưng việc xác định MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC lại là bước quan trọng nhất, chúng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động định hướng của toàn bộ kế hoạch.

Mục đích làm chiến lược email marketing rất đa dạng có thể là giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi giảm giá, thúc đẩy doanh thu bán hàng, phát triển về thương hiệu, khảo sát, thông báo chương trình sự kiện, tri ân khách hàng

Hình 01 - Xác định mục tiêu của chiến lược email marketing

Bạn không nên gửi email marketing một cách hỗn hợp về tin tức, các mẹo vặt hay các thông tin khuyến mãi khi mà Bạn chưa có mục tiêu hay kế hoạch nào cụ thể. Thay vào đó Bạn hãy xác định mục tiêu của từng thông điệp, từ đó Bạn có thể đưa ra một bản thảo email marketing dành cho từng đối tượng khách hàng một cách hợp lý.

Một số chiến lược email marketing có mục tiêu rõ ràng mà Bạn có thể tham khảo:

  • Một email bản tin chất lượng tốt ngay từ lần gửi đầu tiên, để tạo ấn tượng thuở ban đầu với người đọc.
  • Email quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ với giá trị vừa phải để tăng khả năng quay lại và sử dụng những sản phẩm có giá trị cao hơn sau này.
  • Email để chăm sóc những khách hàng đang có, và email để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới.
  • Email dưới hình thức quảng cáo có trả phí, giúp tăng lượng truy cập tới những bài viết trên website của Bạn; giúp seeding mạng xã hội và forum. [Seeding (gieo mầm): được hiểu nôm na là một dịch vụ marketing online (như online seeding, forum seeding) định hướng và bảo vệ thương hiệu trên mạng truyền thông xã hội; dân làm dịch vụ seeding được gọi là seeder (người gieo mầm)]

Do đó, bộ phận marketing của doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được của chiến lược email marketing sẽ triển khai. Khi biết được mục đích rõ ràng của chiến lược thì doanh nghiệp mới có thể tập trung nguồn lực để email chính xác đến nhóm đối tượng khách hàng của mình.

BƯỚC 2. Chia từng phân khúc khách hàng mục tiêu

Một điều thú vị với một người đọc chưa chắc là thú vị với người đọc khác. Đây là lý do tại sao Bạn phải chia từng phân khúc khách hàng mục tiêu, tức là chia nhỏ nhóm người sẽ nhận email marketing của Bạn. Chia cơ sở dữ liệu khách hàng của Bạn thành các nhóm đối tượng mục tiêu nhỏ dựa trên các đặc điểm chung hoặc sở thích chung. Nội dung và trình bày trong từng email của Bạn càng phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu thì càng tốt ... 

Cách Bạn chia phân khúc khách hàng mục tiêu phụ thuộc vào đặc thù và ngành nghề của doanh nghiệp của Bạn, ví dụ nhãn hàng thời trang có thể nhóm khách hàng theo giới tính, công ty du lịch thì chia phân khúc khách hàng mục tiêu dựa trên vị trí địa lý thì hợp lý hơn ...

Hình 02 - Chia từng phân khúc khách hàng mục tiêu

Nếu Bạn chia phân khúc khách hàng mục tiêu một cách khoa học, thì việc soạn nội dung và trình bày trong từng email sao cho phù hợp với từng phân khúc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Email phù hợp và thú vị, người đọc cũng không gặp rắc rối khi phải cuộn cho qua những nội dung không liên quan, không phù hợp; chắc chắn sẽ tác động tích cực đến tỷ lệ NHẤP & MỞ trên tổng số email mà Bạn đã gửi đi, hihi ...

BƯỚC 3. Xây dựng và phân loại danh sách email khách hàng

Danh sách email khách hàng hay Mailing list là những từ khóa rất hot trên Google ... Mọi doanh nghiệp và Bạn đều cần có một danh sách email khách hàng tiềm năng CHẤT LƯỢNG, nghĩa là 1/ danh sách email đó là tồn tại, là có thực, là không có email ảo; 2/ danh sách email là đúng khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hay dịch vụ của công ty Bạn đang hướng đến; 3/ số lượng email trong danh sách là đủ lớn để có thể lan tỏa và tiếp cận khách hàng mục tiêu trên phạm vi rộng ...

Để XÂY DỰNG một danh sách email khách hàng tiềm năng chất lượng thì có nhiều cách: có thể thu thập email từ form đăng ký trên website; thu thập email từ thông tin hay dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp; thu thập email từ khách hàng hiện tại; hay yêu cầu khách hàng để lại email khi họ đến giao dịch, hay tham gia sự kiện; hay thậm chí là mua danh sách email ... Theo thời gian, tùy ngân sách mà Bạn có thể lựa chọn cách thức phù hợp để có được một danh sách email khách hàng tiềm năng chất lượng ... Bạn có thể đọc tham khảo thêm 17 cách xây dựng danh sách email ở link sau: https://blog.growsteak.com/17-cach-xay-dung-danh-sach-email ...

Hình 03 - Phân loại danh sách email khách hàng

Vì thông tin người dùng là quan trọng nhất trong chiến lược email marketing, nên Bạn không nên bỏ qua PHÂN LOẠI danh sách email khách hàng tiềm năng theo độ tuổi, giới tính, công việc, địa chỉ, lĩnh vực quan tâm, sở thích cá nhân … Nếu Bạn không phân loại thì hiệu quả của email marketing có thể rất kém, hoặc rất tệ là bị khách hàng Unsubscriber, tức đăng ký hủy hay không nhận email của Bạn nữa ...

BƯỚC 4. Sáng tạo hình thức & thiết kế và cá nhân hóa email của Bạn

HÌNH THỨC & THIẾT KẾ của email cần được chú trọng, cần đảm bảo thẩm mỹ và chuyên nghiệp để thu hút người nhận ... Email không nên chứa hình ảnh có kích thước lớn hay dung lượng cao, email cần tuân thủ các chính sách của nhà cung cấp dịch vụ email để hạn chế việc bị đánh giá là spam email.

Hình 04 - Thiết kế và cá nhân hóa email marketing

Bạn không nên thiết kế email quá phức tạp, như vậy vừa tốn thời gian lại không đem lại hiệu quả vì người dùng cảm thấy khó chịu. Hãy làm cho email của Bạn thật đơn giản bằng cách: 1/ hình thức & thiết kế toát lên được mục đích của email, 1/ sử dụng văn bản nhiều hơn hình ảnh (thường 80% là văn bản, 20% còn lại là hình ảnh), 2/ sử dụng những thủ thuật trong thiết kế để người đọc tập trung vào những điểm mà Bạn mong muốn ...

Khách hàng sẽ cảm thấy được trân trọng nếu nhận email có ghi họ & tên của họ, họ cảm giác rằng email marketing này không phải là spam mà là một cuộc trò chuyện thân mật, dành riêng cho họ. Việc CÁ NHÂN HÓA email rất đơn gản đó là Bạn có thể sử dụng một số cách như sau: thêm tên khách hàng vào dòng chào (“Kính gửi …”, “… thân mến” …), giới thiệu các nội dung nên đọc dựa trên hành vi truy cập của họ trên trang web của Bạn… Email của Bạn sẽ có lượng phản hồi tăng tích cực và tỷ lệ nhấp chuột đọc nội dung mail sẽ tăng lên một cách không ngờ.

BƯỚC 5. Sáng tạo nội dung với những bản thảo email marketing

Bạn không nên tiếc thời gian công sức để tạo ra những bản thảo email marketing. Bởi nội dung và thông điệp của email phải thật hấp dẫn, nắm được tâm lý khách hàng và thiết kế dễ nhìn thì người nhận mới đọc email của Bạn. Nếu Bạn không phải là một người có khả năng viết lách để viết bài PR cho Bạn, nhưng nếu Bạn muốn tự mình viết nội dung thì Bạn hãy tìm những bản email marketing của những người viết giỏi để học hỏi. Bạn hãy vào những website của họ đăng ký nhận bản tin, rồi họ sẽ chăm sóc Bạn thật sự chuyên nghiệp, đây sẽ là những case study hiệu quả mà Bạn không cần phải tốn một khoản chi phí nào cả, kha kha kha ...

Hình 05 - Sáng tạo nội dung với những bản thảo email marketing

Một trong những yếu tố quan trọng của nội dung email là cái tiêu đề. Nếu tiêu đề của Bạn không hấp dẫn và thiết thực, có thể nó sẽ không bao giờ được mở hoặc có thể bị đánh dấu là thư spam. Dưới đây là những mẹo với tiêu đề để tỷ lệ Open cao:

  • Tránh sử dụng những từ như “Miễn phí”, “Gọi điện thoại ngay bây giờ”, “Khẩn cấp”, hay “Đặt hàng ngay”.
  • Tiêu đề email chứa tối đa khoảng 50 ký tự.
  • Tiêu đề email nên thể hiện được tên công ty, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Sáng tạo ra những tiêu đề email đáng nhớ, kích thích sự tò mò của khách hàng, thậm chí hài hước.

BƯỚC 6. Chạy thử nghiệm và kiểm tra kết quả

Có một cách để tìm hiểu điều gì thật sự hiệu quả với khách hàng của Bạn, đó là việc CHẠY THỬ NGHIỆM. Chạy thử nghiệm để xem dòng chủ đề, nội dung và hình thức & thiết kế nào hoạt động tốt nhất. Điều này có thể thay đổi từ phân khúc này sang phân khúc khác, nhưng theo thời gian, Bạn sẽ có thể xác định các xu hướng nhất định.

Khi chạy thử nghiệm, tốt nhất chỉ kiểm tra một yếu tố tại một thời điểm. Bằng cách này, Bạn có thể rút ra kết luận chính xác từng yếu tố. Với các tính năng kiểm tra kết quả của phần mềm email marketing, Bạn có thể tạo các phiên bản khác nhau của bản tin của mình và gửi chúng đến các nhóm mẫu trong số các địa chỉ liên hệ của Bạn. Các biến thể hoạt động tốt nhất sau đó sẽ được gửi đến các liên hệ còn lại của Bạn.

Hình 06 - Tiến hành chạy thử nghiệm và kiểm tra kết quả

Bạn chỉ chạy test thử đến một lượng nhỏ các đối tượng khách hàng và chờ nhận phản hồi. Sau đó Bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu từ những phản hồi đó, để điều chỉnh tiêu đề, kích cỡ chữ, màu sắc hay thậm chí là nội dung cho đúng ý. Sau khi Bạn hoàn thành xong bước này, thì Bạn có thể gửi hàng loạt và KIỂM TRA KẾT QUẢ của chiến dịch. Bằng cách này, Bạn có thể chắc chắn gửi email hiệu quả có khả năng đạt được tỷ lệ mở, nhấp và chuyển đổi tốt nhất.

BƯỚC 7. Thống kê kết quả của email marketing

THỐNG KÊ KẾT QUẢ là bước cuối cùng Bạn cần thực hiện để xem mức độ hoàn thành mục tiêu mà Bạn đặt ra ở Bước 1 là như thế nào. Bạn cần xem xét dựa trên các chỉ tiêu, thông số liên quan như tỷ lệ mở email, tổng lượng mở mail, mail bị trả lại, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu thực tế ….Tùy theo mục đích mà Bạn đề ra để xem xét các chỉ số có liên quan.

Các KPI quan trọng nhất trong tiếp thị qua email (email marketing) bao gồm:

  • Tỷ lệ những người nhận mail.
  • Tỷ lệ những người mở mail.
  • Tỷ lệ những người click vào liên kết trong mail.
  • Tỷ lệ những người phản hồi sau khi nhận email.

Các ứng dụng email thường tự động theo dõi từng số liệu và tạo một báo cáo toàn diện cho mỗi email Bạn gửi. Sau đó, Bạn có thể xuất các báo cáo này hoặc xem chúng trong bảng điều khiển của mình. Và đừng quên theo dõi các kết quả trong Google Analytics nhờ các thông số UTM.

Hình 07 - Thống kê kết quả của email marketing

Lời kết

Bây giờ thì chắc Bạn đã biết nên bắt đầu chiến lược email marketing của mình như thế nào rồi phải không nào. Hy vọng rằng bài viết này đã có những thông tin bổ ích giúp Bạn vượt qua những trở ngại trong việc xây dựng chiến lược email marketing hiệu quả. Nếu Bạn quá bận rộn vì kinh doanh, không còn thời gian để xây dựng chiến lược email marketing được, thì hãy đến với dịch vụ Digital Marketing của VietMis. Bạn sẽ được hỗ trợ từ 8h sáng đến 10h đêm mỗi ngày, vì vậy ... đừng ngần ngại mà hãy liên hệ NGAY VỚI VIETMIS qua số điện thoại hotline 038.666.38.39 – hay 090.301.8960.

Từ khóa » Chiến Lược Email Marketing