7 Cách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện đơn Giản, Hiệu Quả | Cleanipedia

Tư duy phản biện là gì? Tại sao cần rèn luyện tư duy phản biện?

Tư duy phản biện (Critical thinking) được định nghĩa là khả năng suy nghĩ và phân tích, là quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định và giả thiết được đưa ra. Từ đó, bộ não mới hình thành các phản ứng cần thiết, trả lời cho vấn đề đó. Nói cách khác, rèn tư duy phản biện chính là cách bạn luyện tập cách suy nghĩ khi phải đối mặt với một vấn đề nào đó.

Đồ họa với ba hình minh họa biểu diễn quy trình từ “vấn đề” đến “suy nghĩ” và cuối cùng là “giải pháp”, kèm theo đó là ba nhãn và khuôn mặt biểu lộ cảm xúc khác nhau từ lo lắng, trung tính đến hạnh phúc.

Theo triết học, tư duy phản biện là một quá trình biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin nào dưới một cách nhìn khác. Cách suy nghĩ mới này giúp bạn làm sáng tỏ các vấn đề, giúp bạn phán đoán và khẳng định vấn đề đó một cách chắc chắn hơn. Lập luận này được đưa ra lựa trên những phản biện rõ ràng, tỉ mỉ và công tâm.

Tư duy phản biện giúp bạn hình thành nên cá tính riêng, thúc đẩy sự sáng tạo và hình thành nên tri thức cũng như các kỹ năng cần thiết cho mọi lĩnh vực bao gồm học tập và lao động. Chính vì thế, rèn luyện tư duy phản biện đang ngày càng được quan tâm hơn và được các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý đưa vào các bài học giáo dục đầu đời cho trẻ.

5 cách giúp rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một kỹ năng, không phải xuất thân từ bản năng. Điều này đồng nghĩa với việc muốn có tư duy phản biện tốt bạn phải học tập và rèn luyện rất nhiều. Tuy nhiên để rèn luyện tư duy phản biện tốt, bạn phải biết cách và phải được hướng dẫn cụ thể, tốt nhất là ngay từ khi còn nhỏ. Dưới đây là 5 cách rèn luyện tự duy phản biện cực hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho bản thân và các bé nhà mình.

1. Học cách đánh giá khách quan 

Để có thể rèn luyện tư duy phản biện, điều đầu tiên bạn cần thay đổi đó chính là học cách đánh giá mọi việc dưới góc nhìn khách quan.

Cụ thể, khi đứng trước một nhận định, một vấn đề nào đó, bạn hãy nhìn nhận chúng dưới một góc nhìn không phải chỉ của riêng bạn. Nghĩa là, chúng độc lập và không bị tác động hay chi phối bởi các yếu tố cảm xúc hay tình cảm nào khác.

Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý. Để con trẻ có thể hình thành lối tư duy phản biện ngay từ khi con nhỏ, trong đời sống hay sinh hoạt gia đình, ba mẹ nên cư xử với con một cách công tâm, không thiên vị và áp đặt quá nhiều.

2. Đưa ra những giả định

Khi thực hành tư duy phản biện, nhất định phải đưa ra những giả định. Tư duy phản biện được sinh bởi những nghi vấn và giả định là điều cần thiết để hình thành nên tư duy phản biện. Hãy luôn đặt mình trước nghi vấn và thắc mắc là cách để bạn có thể phản biện tốt một vấn đề nào đó. 

Người đàn ông đứng trước tường gạch với các tờ giấy ghi chú có dấu hỏi dán lên.

3. Tư duy ngược

Hình thành lối tư duy ngược cũng là cách hữu hiệu để rèn luyện tư duy phản biện.

Trước một vấn đề, một nhận định, việc đảo ngược tình huống sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách cặn kẽ hơn. Từ đó tìm ra đáp án nhanh hơn. Trường hợp đảo ngược nếu không đem lại kết quả đúng, chúng cũng giúp bạn một lần nữa tái khẳng định nhận định còn lại là đúng. Lối tư duy này khá hữu hiệu trong việc làm toán, khi bạn cần xét đến hai điều kiện cần và đủ. Hãy thử làm một số bài tập rèn luyện tư duy phản biện để cải thiện kỹ năng tư duy ngược.

4. Sử dụng dẫn chứng thực tế

Trước khi nhận định hay kết luận cần phải dùng thực tế để chứng minh. Đó là cách rèn luyện tư duy phản biện tốt nhất đối với tất cả mọi người. Cùng đó, khi người khác đưa ra một khẳng định hay nhận định nào đó, bạn hoàn toàn có thể đặt ngược lại các câu hỏi cho họ. Chẳng hạn: 

  • Bạn lấy bằng chứng ở đâu để khẳng định điều đó?

  • Có dẫn chứng nào khẳng định điều đó là đúng?

  • Tại sao lại khẳng định như vậy?

5. Hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận

Đừng dễ dàng thỏa hiệp khi tranh luận. Đây chính là cách để bạn hình thành nên lối tư duy phản biện. Điều này không có nghĩa là bạn luôn đúng hay người khác lúc nào cũng sai. Đừng đánh đồng “phản biện” và tư tưởng “chủ quan hóa”, đề cao cái tôi cá nhân. Tư duy phản biện đó là tranh luận, là “đấu tranh” một cách văn minh để bảo vệ quan điểm của mình, dưới một góc nhìn khách quan, không mang tính phiến diện. Hơn hết, chúng được bảo vệ bởi những luận điểm và dẫn chứng rõ ràng. Đây là dẫn chứng về tư duy phản biện dễ thấy nhất.

6. Kết luận vấn đề thông qua dẫn chứng thực tế

Đưa ra kết luận và bảo vệ quan điểm của bản thân bằng các dẫn chứng thực tế để tăng tính thuyết phục. Một số câu hỏi để áp dụng gồm:

- Bằng chứng này do ai thu thập?

- Bằng chứng đã được thu thập như thế nào?

- Ý nghĩa của bằng chứng đưa ra.

7. Hiểu rằng ai cũng có thể thiếu kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện không tự nhiên sinh ra, mà cần được rèn luyện. Do đó, hãy kiên nhẫn rèn luyện, không tự ti về bản thân mình.

8. Bạn nên tạo cơ hội để bản thân được trải nghiệm nhiều hơn

Mọi kinh nghiệm đều có thể được hình thành từ việc dấn thân vào cuộc sống và học hỏi nơi mọi người xung quanh. Muốn rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, hãy trải nghiệm và tìm kiếm cơ hội va vấp nhiều hơn. Những tình huống thiết thực trong cuộc sống chính là thầy dạy hay để bạn trưởng thành và vững vàng hơn mỗi ngày.

9. Tập thói quen đánh giá từ câu hỏi đơn giản

Đừng bắt đầu bằng cách phức tạp hóa mọi vấn đề. Đôi khi sự đơn giản có thể giải quyết mọi chuyện một cách dễ dàng.

Do đó, hãy đánh giá mọi khía cạnh của sự việc bằng những câu hỏi đơn giản nhất, rồi từ từ nâng cao tư duy vấn đề cho đến khi mọi chuyện được giải quyết thật logic và suôn sẻ.

10. Luôn luôn nhìn nhận bản thân mỗi ngày 

Dù có đang thất bại, gặp vấn đề khó khăn hay đạt được những thành tựu lớn lao như thế nào, mỗi ngày bạn cũng cần dành một khoảng thời gian để nhìn nhận lại bản thân mình.

Tôi đã làm được điều gì tốt, điều gì tôi chưa thể hoàn thiện, kỹ năng nào còn thiếu, cách xử lý vấn đề đó có ổn hay không,... Thông qua việc nhìn nhận lại bản thân, bạn sẽ thấy được những nhược điểm của mình và tìm được cách cải thiện chúng.

Review Top những cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện hay nhất

Đọc sách là một trong những cách giúp bạn tích lũy trau dồi kiến thức nhanh nhất. Để rèn luyện tư duy phản biện thì việc đọc những cuốn sách hay nói về đề tài, chứa các tình huống tư duy phản biện, rồi học hỏi những điều mà những người có kinh nghiệm đi trước truyền tải, chia sẻ cũng một cách hay. Dưới đây là tuyển tập những cuốn sách có nhiều thông tin bổ ích, hướng dẫn cách rèn luyện tư duy phản biện và logic mà bạn nên đọc.

1. Tư duy nhanh và chậm -  Daniel Kahneman

Trong tác phẩm, tác giả Daniel Kahneman mô tả hai cách thức mà não chúng ta vận hành. Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế nghĩ nhanh, thường xuyên được sử dụng, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2 hoạt động theo cơ chế nghĩ chậm, ít sử dụng, dùng logic và ý thức.

Cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện này cũng nói rất nhiều về sự sai lệch của trực giác trong trí não của con người. Cuộc sống do chính chúng ta làm chủ, nên bản thân phải tuân theo những cảm xúc, niềm tin bản năng, cũng như sở thích bản thân. Nhưng không hẳn, chúng ta vẫn tự tin kể cả khi mắc sai lầm và người khác thường phát hiện ra những sai lầm đó hơn bản thân chúng ta.

Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra khi chúng ta luôn cho rằng quyết định mình đưa ra là hợp lý, nhưng sự thực chúng ta lại mắc những thành kiến. Cuốn sách đem đến cho bạn đọc những cơ hội tốt hơn để tránh hay giảm thiểu những sai lầm.

Giá bán tham khảo: 155.000đ - 239.000đ

Ly cà phê đen bên cạnh cuốn sách

2. Tư duy phản biện - Zoe McKey

Cuốn sách hay về rèn luyện tư duy phản biện và logic, là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống một cách sáng tạo và hiệu quả. Trong cuốn sách của tác giả Zoe McKey, chứa đựng bí quyết và chiến lược của các cá nhân thành công, giúp bạn đọc không ngại mơ ước, vượt qua lo lắng, quản lý hiệu quả thời gian, nắm bắt cơ hội, khám phá được chiều sâu tư duy, đánh thức trí sáng tạo.

Đọc xong tác phẩm, bạn có một tư duy minh mẫn, trực giác sắt bén giúp bạn dễ dàng định hướng, đánh giá, tìm ra mấu chốt của mọi vấn đề và đưa ra những quyết định hoàn thiện một cách hiệu quả. 

Giá bán tham khảo: 43.000đ - 85.000đ

Sách tư duy phản biên -Zoe Mckey

3. Lối mòn của tư duy cảm tính - Ori Brafman và Rom Brafman

Nhà lý luận xã hội học Ori Brafman, dựa trên những nghiên cứu về tâm lý xã hội, hành vi tổ chức và kinh tế học hành vi đã khám phá ra những tác động tâm lý có ảnh hưởng đến công việc và đời sống của mỗi cá nhân; Bao gồm hiệu ứng tắc kè hoa (chấp nhận mọi tính cách bị người khác gán ghép tùy tiện cho mình); hiện tượng sai lệch chuẩn đoán (con người mất khả năng đánh giá và nhận định lại những xét đoán về người hay sự việc); tâm lý lo sợ thiệt hại (xu hướng thoái lui để tránh thiệt hại hay tổn thất xảy ra).

Hai tác giả Ori và Rom, giúp bạn thay đổi quan hệ về thế giới xung quanh và tư duy của chính bản thân. Cuốn sách rèn luyện tư duy phản biện này mang đến cho bạn đọc, những nhận định khách quan, giải thích các hành vi cảm tính, giới thiệu những phương pháp giúp ta chế ngự và vượt qua những tiêu cực của lối tư duy này

Giá bán tham khảo: 51.000đ

Ba cuốn sách

4. Phá tan sự ngụy biện - M. Neil Browne và Stuart M. Keeley

Hai tác giả định nghĩa tư duy phản biện: hiểu rõ các câu hỏi phản biện, khả năng đặt và trả lời câu hỏi phản biện. Tư duy phản biện là thái độ chủ động, tích cực chứ không phải thụ động, chấp nhận mọi thứ mà bạn nghe được. Đó là đưa ra những câu hỏi, nhận định, đánh giá, tìm sự liên kết và phân loại thông tin. Cũng có nghĩa là bạn phải có cái nhìn phóng khoáng, không mù quáng với những giả định không được kiểm chứng.

Nội dung cuốn sách là những thông tin, lời dạy vô cùng quý giá. Giúp ta hiểu những giả định, quy trình ngầm sau những ý kiến. Từ đó có thể hiểu được những sự bị ẩn của ngôn từ, những giả định, ngụy biện và đưa ra những lập luận chặt chẽ. 

Giá bán tham khảo: 84.000đ - 119.000đ 

Bạn vận dụng tư duy phản biện vào học tập nghiên cứu và trong cuộc sống như thế nào?

Để trả lời câu hỏi, phản biện vấn đề và chứng minh ý kiến quan điểm của bản thân. Đây cũng là cách vận dụng tư duy phản biện vào cuộc sống một cách đơn giản nhất.

Rèn luyện tư duy phản biện là một trong những bài học quan trọng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Hình thành lối sống “tư duy phản biện” giúp trẻ thông minh hơn và dần hình thành tính cách độc lập, biết tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Là bậc cha mẹ, bạn cần đầu tư hơn nữa cho việc giáo dục trẻ, rèn cho trẻ học cách tư duy phản biện ngay trong sinh hoạt đời sống thường ngày.

>>> Xem thêm:

  • Khóa học kỹ năng giao tiếp

  • Cách rèn luyện tư duy thông minh

  • Phòng ngừa sởi dễ dàng như thế nào?

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Rèn Tư Duy Phản Biện