7 Cấp độ Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Từ Nhẹ đến Nặng Mà Bạn Cần ...
Có thể bạn quan tâm
Cũng giống như hầu hết các bệnh lý khác, nếu phát hiện suy giãn tĩnh mạch chân càng sớm, ở cấp độ càng nhẹ thì việc điều trị bệnh sẽ càng dễ dàng và khả năng phục hồi của người bệnh sẽ càng khả quan hơn.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 7 cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng ở bài viết này nhé !
7 Cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Thế nào là suy giãn tĩnh mạch?
Hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể con người của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi và có mặt ở hầu hết tất cả các cơ quan bộ phận.
Nếu như động mạch đóng vai trò vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan thì tĩnh mạch lại có vai trò ngược lại là đưa khí huyết từ các cơ quan trở về tim.
Hệ thống tĩnh mạch của chúng ta có thể gặp phải một số bệnh khác nhau nhưng phổ biến nhất là bệnh lý suy giãn. Tình trạng thành tĩnh mạch bị giãn nở ra quá mức hay các van tĩnh mạch 1 chiều bị tổn thương và mất chức năng dẫn đến máu bị ứ đọng lại trong lòng mạch được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Thực tế trong cơ thể chúng ta không phải bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị suy giãn mà chỉ có một số hệ thống tĩnh mạch thường gặp phải tình trạng này. Đó là hệ thống tĩnh mạch tại chi dưới, tĩnh mạch tại hậu môn trực tràng (bệnh trĩ) và số ít xảy ra ở tĩnh mạch tay, cổ, mặt…
Trong đó suy giãn tĩnh mạch chân là trường hợp phổ biến nhất trên thế giới khi có sự ảnh hưởng đến 30% dân số toàn cầu tại một số thời điểm nhất định.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, từ nam giới đến phụ nữ, từ người già đến người trẻ. Dưới đây là 7 nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc phải bệnh lý này:
+ Người ít vận động, thường xuyên đứng hay ngồi 1 chỗ quá lâu: thói quen này sẽ khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân và gây suy giãn tĩnh mạch.
+ Người thừa cân béo phì: do trọng lượng cơ thể cao tạo áp lực nhiều lên hệ thống các mạch máu ở hai chân (nhất là khi đi lại, vận động) khiến cho các van hay thành tĩnh mạch dễ bị tổn thương và gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau.
Người béo phì dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân
+ Người hay mặc đồ bó sát: việc thường xuyên mặc quần áo body, bó sát, ôm dáng là điều không tốt một chút nào. Nhất là đồ bó vào vùng eo và vùng đùi sẽ làm cản trở sự tuần hoàn máu về tim từ hai chân dẫn tới ứ đọng máu và suy giãn tĩnh mạch.
+ Người thường xuyên đi giày cao gót: Đây là thói quen làm đẹp thường xuyên của phụ nữ. Việc mang giày cao gót khiến cho áp lực sẽ tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân và lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể. Từ đó nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân sẽ tăng lên đáng kể.
+ Phụ nữ mang thai: đây là đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân do sự thay đổi hormon nội tiết tố, lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng và sự chèn ép, áp lực từ thai nhi.
+ Người cao tuổi: càng về già thì tỷ lệ mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu và cả suy giãn tĩnh mạch sẽ càng tăng cao. Nguyên nhân là do tuổi càng cao thì cơ thể bị lão hóa, cấu trúc chức năng của tĩnh mạch cũng bị suy giảm theo.
+ Người có tiểu sử gia đình bị suy giãn tĩnh mạch chân: Do cấu trúc và sức bền vững của thành các mạch máu trong cơ thể chịu ảnh hưởng nhất định từ sự quy định của gen di truyền. Do đó nếu trong gia đình có tiền sử người thân, đặc biệt là ông bà cha mẹ bị suy giãn tĩnh mạch thì nguy cơ mắc bệnh của chúng ta sẽ cao hơn người bình thường.
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân theo từng giai đoạn
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường được chia làm 7 cấp độ chính (từ độ 0 đến độ 6) tùy thuộc vào tình trạng cũng như giai đoạn phát triển của bệnh. 7 Cấp độ này lại được phân chia thành 3 giai đoạn khác nhau: giai đoạn đầu, giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối.
2 Cấp độ suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm 2 cấp độ là 0 và 1:
+ Cấp độ 0: các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có những dấu hiệu biểu hiện gì rõ ràng trên lâm sàng cả. Người bệnh ở độ này chỉ có thể phát hiện ra bệnh nếu dùng các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng hay kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
+ Cấp độ 1: Các tĩnh mạch đã bắt đầu giãn ra (chỉ nhỏ khoảng 1mm) có thể ở vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân… Ở độ này suy giãn tĩnh mạch chân thường có một số biểu hiện như: ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều, cảm giác kiến bò trong chân… nhưng tất cả vẫn còn khá mờ nhạt, lúc có lúc không nên người bệnh thường không chú ý.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch khó nhận biết được ở giai đoạn đầu
3 Cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn tiến triển
Giai đoạn tiến triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm 3 cấp độ là 2, 3 và 4
+ Cấp độ 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Từ giai đoạn này trở đi những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch mới cụ thể và rõ ràng hơn. Các triệu chứng này bao gồm: đau nhức, nặng chân, tê bì và có thể có hiện tượng tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da nếu suy giãn ở tĩnh mạch nông.
+ Cấp độ 3: Xuất hiện sưng phù chân: bàn chân hoặc bắp chân có hiện tượng sưng to, phù chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều tối. Bệnh nhân thường chỉ sưng phù bàn chân, bắp chân mà không có các bộ phận khác.
+ Cấp độ 4: Do ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi nên da vùng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì và sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào vùng chân có tĩnh mạch bị suy giãn sẽ tạo ra vết lõm.
Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất gồm 2 cấp độ cao nhất của suy giãn tĩnh mạch bao gồm:
+ Cấp độ 5: Các tĩnh mạch bị suy giãn sẽ nổi chằng chịt ở trên da và bắt đầu có các vết loét ở chân.
+ Cấp độ 6: Xuất hiện nhiều vết loét hơn, vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và khó lành hơn.
Cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân càng cao càng nguy hiểm
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân theo từng cấp độ bệnh
Cấp độ 0 và 1
Nếu bệnh lý ở tĩnh mạch này được phát hiện sớm ở các cấp độ 0 hoặc 1 thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng và đơn giản vì tĩnh mạch mới bị suy giãn nhẹ. Điều trị sớm ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trong giai đoạn đầu này, nếu như không bị khó chịu bởi các triệu chứng lâm sàng thì người bệnh sẽ không cần phải sử dụng đến thuốc tây y mà chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ tập luyện và chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất:
+ Chế độ ăn uống: sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E, uống nhiều nước và hạn chế dùng bia rượu, các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
+ Chế độ sinh hoạt: hạn chế việc ngồi nhiều, đứng nhiều quá lâu, nên tăng cường vận động đi lại nhiều hơn.
+ Chế độ tập luyện: người bệnh có thể tập luyện với phương pháp và môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe đạp, yoga, bơi lội… Đồng thời nên đeo vớ y khoa trong quá trình luyện tập.
Cấp độ 2,3 và 4
Suy giãn tĩnh mạch chân ở các cấp độ này có các biểu hiện rõ ràng nên người bệnh sẽ hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết và phát hiện được.
Do các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt nên người bệnh cần phải sử dụng các thuốc điều trị để làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người bệnh cần phải chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc tây mà gặp phải nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Đồng thời người bệnh trong giai đoạn này cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách để tăng cường khả năng hồi phục cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Cấp độ 5 và 6
Nếu bệnh tiến triển đến những cấp độ cuối này thì người bệnh cần phải cẩn thận trước những biến chứng nguy hiểm như: huyết khối tĩnh mạch, lở loét hoại tử hay vỡ tĩnh mạch…
Trong giai đoạn này nếu như các phương pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Phẫu thuật có mục đích là để loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn ra khỏi cơ thể và người bệnh sẽ không còn gặp phải những triệu chứng khó chịu nữa.
Tuy nhiên phẫu thuật cũng chỉ trị được phần ngọn không giải quyết được nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch nên sau đó bệnh nhân vẫn sẽ có nguy cơ tái phát ở những vùng tĩnh mạch khác. Do đó người bệnh vẫn cần phải có các biện pháp phòng ngừa hợp lý trong cả đời sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày.
Hiện nay, sử dụng thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạn tính bao gồm cả suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trở thành xu thế và chiếm trọn được niềm tin của người bệnh. Phương pháp này vừa mang lại hiệu quả cao, vừa an toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây.
Nếu như người bệnh suy giãn tĩnh mạch đang tìm kiếm sản phẩm thảo dược với đầy đủ các thành phần tác động đến mọi khía cạnh của bệnh thì BoniVein chính là sự lựa chọn số 1 hiện nay.
BoniVein – Chắt lọc tinh túy từ thảo dược thiên nhiên cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
BoniVein là sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược, công thức được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa của hàng loạt các loại thảo dược quý cùng với những cơ chế đặc biệt giúp tác động hiệu quả tới bệnh suy giãn tĩnh mạch, giúp người bệnh không những nhanh chóng vượt qua được những triệu chứng khó chịu của bệnh mà còn giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.
Công thức thảo dược toàn diện của BoniVein
Những cơ chế đặc biệt của thành phần tạo nên sản phẩm BoniVein gồm:
+ Cơ chế chống oxy hóa: Gồm những loại thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
+ Cơ chế tác động trực tiếp lên tĩnh mạch: Gồm những loại thảo dược như hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hòe, diosmin và hesperidin có tác dụng giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai – giải quyết tận gốc nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch.
+ Cơ chế hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, chống huyết khối: Nhờ những thảo dược như cây chổi đậu và bạch quả, cơ chế này cực kỳ quan trọng giúp BoniVein có khả năng phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch.
+Giúp làm giảm triệu chứng của bệnh: Các thảo dược hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hòe, diosmin và hesperidin sẽ trực tiếp giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh thông qua việc hoạt hóa những chất trung gian từ đó giúp người bệnh nhanh chóng trở lại được với sinh hoạt hàng ngày.
Cơ chế tác dụng của BoniVein
Nhờ những cơ chế đặc biệt đó, BoniVein sẽ mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch:
+ Giúp phục hồi tĩnh mạch bị suy giãn, bảo vệ thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, làm giảm triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau nặng chân, tê bì, chuột rút, nhức mỏi, nặng nề, sưng phù…
+ Giúp co nhỏ những tĩnh mạch bị suy giãn, làm mờ những mảng thâm tím.
+ Giúp phòng ngừa những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
+ Giúp phòng ngừa và ngăn ngừa bệnh tái phát.
BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn bệnh nhân
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch chi dưới… Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:
Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa (61 tuổi, ở tổ 20, kp2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai), Điện thoại: 0327.904.756
Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch đã lâu, dùng nhiều cách nhưng bệnh không đỡ, nhưng nhờ dùng BoniVein mà bệnh tình đã thuyên giảm rõ rệt. Ban đầu triệu chứng của bệnh chỉ âm ỉ nhưng dần dần mới nặng dần lên, chân sưng phù lên như chân voi, nửa tháng mà không xẹp, chân vừa tức, vừa khó chịu, lâm râm như kiến bò mà rất nặng, đau nhức, đi lại phải có người xốc nách mới đi được. Vậy mà sau khi cô dùng BoniVein được 4 tuần, những triệu chứng này đã đỡ, được 3 tháng thì gần như đỡ hẳn, không những thế càng dùng tĩnh mạch còn mờ đi rõ rệt. Hiện tại cô vẫn kiên trì dùng để phòng bệnh tái phát”.
Cô Nguyễn Thị Dung (60 tuổi, ở phòng 504G7, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội, điện thoại: 0938.204.979)
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi
“Cô bị căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hành hạ đến là khổ sở. Cô thường xuyên tê bì hai bàn chân, bắp chuối vừa căng tức vừa đau nhức vừa buốt, mỗi bước đi cô cảm thấy vô cùng nặng nề và mệt mỏi. Ấy vậy mà từ khi biết đến BoniVein bệnh tình của cô đã thay đổi hẳn, cô dùng BoniVein với liều 6 viên/ngày, sau 20 ngày chân đỡ đau, đỡ căng, đi lại thoải mái hơn trước. Vì bệnh tiến triển rõ rệt nên cô chăm uống BoniVein lắm, không bỏ ngày nào, có khi chỉ đợi đến giờ là lấy ra uống thôi. Sau 2 tháng sử dụng chân cô hết hẳn triệu chứng, từ tê, buốt cho tới đau nhức, đi lại không còn nặng nề như trước mà cứ nhẹ bẫng như không. Thấy bệnh đỡ nên cô giảm liều xuống ngày 4 viên BoniVein, và bây giờ sau 6 tháng cô giảm liều xuống dùng liều 2 viên để duy trì phòng triệu chứng tái phát thôi”.
Cô Cao Thị Liễu (58 tuổi, ở Xóm Chợ, xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng, điện thoại: 0788.410.887)
Cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi
“Từ khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân cô lúc nào cũng thấy nặng nề, thêm cả tê bì, nóng rát và chuột rút cực kỳ khó chịu. May mà có BoniVein, từ hộp thứ 5 trở đi, cô thấy khỏe hơn hẳn vì triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, chân đi lại đỡ nặng nề hơn, tần suất chuột rút cũng giãn thưa hơn. Cô còn được công ty phân phối BoniVein gửi tặng cuốn cẩm nang bệnh suy giãn tĩnh mạch, cô phối hợp cả chế độ ăn uống cũng như những bài tập yoga trong đó nữa đấy. Nhờ thế, những triệu chứng khó chịu nhẹ dần , cô không còn tê bì, chuột rút, nặng chân, nóng rát nữa, mừng nhất là chuyện cô đã đi lại bình thường, đứng bán hàng hay thể dục thể thao cũng không làm sao cả”.
Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng độc giả đã có thêm được nhiều thông tin và kiến thức bổ ích về các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, xin vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
XEM THÊM:
- Bị suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không?
- 9 Loại thức ăn tốt cho tĩnh mạch, giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch
Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chân Nhẹ
-
Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà | Vinmec
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Khi Nào Cần điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Giãn Tĩnh Mạch Chân Thường Gặp
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
9 Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Không Ngờ Khiến Bạn Bị Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Mà ...
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Và Mạch Máu Hình Mạng Nhện
-
Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới Và Những điều Cần Biết
-
Cách điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà
-
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG
-
#Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Review 10 Thuốc Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Tốt Nhất
-
7 Cách Giúp Tránh Khỏi Tình Trạng Suy Giãn Tĩnh Mạch | BvNTP