#Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Suy giãn tĩnh mạch chân nếu nhẹ thì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhưng nếu nặng thì có thể gây đau, sưng, phù nề hai chân. Vì thế, cần sớm nhận biết các dấu hiệu và có cách điều trị kịp thời để tránh biến chứng.

1. Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu bị tích tụ, ứ đọng lại hệ thống tĩnh mạch dưới chân. Lâu dần, gây áp lực trong lòng tĩnh mạch, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là các mạch máu nổi rõ khi nhìn từ bên ngoài.

Giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ và thiếu tự tin cho người bị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bị giãn tĩnh mạch có thể cảm thấy đau nhức hoặc mỏi ở chân. Hay nghiêm trọng hơn là cảm giác như kiến bò và thường xuyên bị chuột rút ban đêm.

Nếu không được điều trị sớm, suy giãn tĩnh mạch ở chân có thể gây biến chứng phù nề, chàm da, loét chân,… Vì vậy, người bệnh không được chủ quan để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

suy giãn tĩnh mạch chân

Hình ảnh đôi chân bị suy giãn tĩnh mạch với các mạch máu nổi rõ ra bên ngoài

>> Xem thêm: #9+ Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

2. Các nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân cơ bản gây giãn tĩnh mạch ở chân chính là những bệnh liên quan đến hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Cụ thể như sau:

Bình thường, máu từ tĩnh mạch ở chân sẽ được bơm về tim theo chiều từ dưới lên. Nhưng khi van một chiều của hệ tĩnh mạch bị mất chức năng này thì máu bị ứ đọng lại tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị giãn. 

Tình trạng này thường xảy ra do:

  • Quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

  • Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, ít vận động.

  • Mắc bệnh thừa cân, béo phì. 

suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở người cao tuổi, người ít vận động hoặc người thừa cân, béo phì

3. Tổng hợp các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Để biết chắc chắn mình có bị suy giãn tĩnh mạch chân không, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tĩnh mạch chi dưới để xác định tình trạng bệnh.

Nếu bị giãn tĩnh mạch chân, ngoài các phương pháp điều trị theo phác đồ bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà sau.

3.1. Tập thể thao đều đặn

Như đã nói, giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở người ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Vì thế, để phòng chống và cải thiện bệnh, bạn cần tích cực vận động. Những bài tập bạn có thể tham khảo và áp dụng là đi dạo, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… Kiên trì tập luyện mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tích cực. 

3.2. Bổ sung thực phẩm giàu flavonoid

Người bị suy giãn tĩnh mạch nói chung nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều flavonoid. Bên cạnh đó, chú trọng chế độ ăn giàu chất xơ và kali. Tránh xa các thực phẩm nhiều muối và natri vì chúng sẽ giữ nước lại cơ thể, khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng. 

suy giãn tĩnh mạch chân

Thực phẩm giàu flavonoid rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng và người bị giãn tĩnh mạch nói chung 

3.3. Mang vớ y khoa

Vớ y khoa giãn tĩnh mạch có thể giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Bởi vớ có tác dụng tạo áp lực hợp lý lên giãn mạch, giúp giãn mạch không bị giãn, đồng thời, kích thích máu lưu thông về tim. Bạn có thể tìm mua vớ dễ dàng ở các quầy thuốc tây.

>> Xem thêm: #Top Ghế Massage Giá rẻ Chất Lượng

3.4. Sử dụng chiết xuất thực vật

Các loại tinh dầu được chiết xuất từ thực vật khi thoa lên vùng da bị giãn tĩnh mạch cũng mang lại hiệu quả tích cực. Lưu ý là nên pha loãng tinh dầu rồi mới sử dụng để tránh tình trạng kích ứng, bỏng da.

3.5. Massage chân nhẹ nhàng

Song song với sử dụng chiết xuất thực vật, hãy massage chân nhẹ nhàng. Đây là biện pháp giúp kích thích lưu thông máu hiệu quả. Bạn có thể tự mình massage hoặc đến các trung tâm thẩm mỹ, spa, vật lý trị liệu. Lưu ý là không nên đè hay ấn mạnh vào các tĩnh mạch để tránh làm tổn thương các mô xung quanh. 

suy giãn tĩnh mạch chân

Massage chân nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, ngăn ngừa và cải thiện giãn tĩnh mạch chân

3.6. Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu bạn bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch sẽ cao hơn. Vì trọng lượng cơ thể gây áp lực lên đôi chân, cộng với lớp mỡ thừa quá dày sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu về tim bị cản trở. Do đó, nếu đang thừa cân, hãy kiên trì giảm cân. Nếu đang có cân nặng hợp lý, hãy cố gắng duy trì mức cân nặng này.

3.7. Chọn trang phục phù hợp

Nếu bị suy giãn tĩnh mạch chân, bạn nên tránh mặc đồ quá chật vì sẽ khiến quá trình lưu thông máu càng trở nên khó khăn. Ngoài ra, cũng không nên mang giày cao gót liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy ưu tiên giày đề bệt và những trang phục rộng rãi, thoải mái.

3.8. Thay đổi tư thế và nâng cao chân

Nếu phải ngồi làm việc một chỗ, hãy thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, kết hợp với đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Nếu có thể, hãy đặt chân cao lên một chút để giảm áp lực trong tĩnh mạch, đồng thời, kích thích máu bơm về tim hiệu quả.

suy giãn tĩnh mạch chân

Những bài tập nâng cao chân giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch cực kỳ hiệu quả

4. Phương pháp điều trị y tế giãn tĩnh mạch chân

Với những trường hợp bị giãn tĩnh mạch chân nặng thì cần can thiệp y tế để tránh biến chứng. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. 

- Phương pháp tiêm xơ: Chất gây xơ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, làm suy các huyết khối tích tụ trong tĩnh mạch. 

- Phương pháp phẫu thuật: Toàn bộ tĩnh mạch và các nhánh bên sẽ được phẫu thuật trong trường hợp bị suy giãn nặng và gây biến chứng. 

- Sóng cao tần hoặc tia laser: Phương pháp này được đánh giá cao ở tính hiện đại, ít xâm lấn, nhanh hồi phục và không để lại sẹo. 

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân do Queen Crown cung cấp. Nếu nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Nhưng nếu nặng, cần phải đến bệnh viện để được điều trị y tế. 

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chân Nhẹ