7 Châu Lục Trên Trái đất | Các Nước
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, chúng ta có 7 châu lục trên Trái đất được bao quanh bởi 5 đại dương. Là nhà của hơn 7,5 tỷ người và hơn 1,5 triệu loài khác nhau gồm: động vật, côn trùng và thực vật trải rộng trên 7 châu lục.
Một châu lục lớn hơn một hòn đảo và thường được tạo thành từ nhiều quốc gia và mở rộng ra hàng triệu kilomet vuông. 7 châu lục của thế giới là Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương (Châu Úc).
Một số người xem Bắc Mỹ và Nam Mỹ chỉ là 1 châu lục gọi là “Châu Mỹ”. Châu Âu và Châu Á đôi khi cũng được kết hợp lại và gọi chung là “lục địa Á-Âu”. Nói chung, số lượng châu lục được xác định theo quy ước chứ không theo bất kỳ tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào.
Dưới đây là danh sách 7 châu lục được liệt kê theo kích thước, từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
CHÂU Á (43.820.000 km2) bao gồm 50 quốc gia, và nó là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, 60% trong tổng số dân của Trái đất sống ở đây. Các nước Châu Á
CHÂU PHI (30.370.000 km2) bao gồm 54 quốc gia. Đây là châu lục nóng nhất và nhà của sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích của châu Phi. Các nước Châu Phi
BẮC MỸ (24.490.000 km2) bao gồm 23 quốc gia dẫn đầu bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nước Bắc Mỹ
NAM MỸ (17.840.000 km2) bao gồm 12 quốc gia. Được bao phủ bởi những khu rừng lớn, rừng nhiệt đới Amazon chiếm đến 30% tổng diện Nam Mỹ. Các nước Nam Mỹ
NAM CỰC (13.720.000 km2) là lục địa lạnh nhất trên thế giới, hoàn toàn bao phủ trong băng. Không có dân cư trú ở đây, ngoại trừ các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực.
CHÂU ÂU (10.180.000 km2) bao gồm 51 quốc gia. Là lục địa phát triển nhất về kinh tế với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất trên thế giới. Các nước Châu Âu
CHÂU ÚC (9.008.500 km2) bao gồm 14 quốc gia. Đây là châu lục ít dân cư nhất trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% trong tổng dân số Trái đất sống ở đây. Các nước Châu Úc
Sự hình thành của các châu lục trên thế giới
175 triệu năm trước, 7 châu lục đều được kết nối thành một siêu lục địa bao quanh bởi một đại dương rất lớn. Siêu lục địa này được gọi là Pangaea. Nó từ từ bắt đầu vỡ ra thành nhiều mảnh khác nhau và theo thời gian chúng bắt đầu trôi dạt vào các vị trí chúng ta nhìn thấy như ngày nay.
Có một sự thật thú vị là các châu lục không đứng yên. Chúng luôn luôn di chuyển và theo thời gian sẽ di chuyển và trôi dạt tạo thành những lục địa hoàn toàn mới. Vài trăm triệu năm tới khi nhìn lại sẽ rất khác .
Định nghĩa và phân loại
Đại lục và lục địa là thuật ngữ sử dụng trong địa lý tự nhiên. Đại lục dùng để chỉ một mảng đất liền rộng lớn, trong khi đó lục địa dùng để chỉ một mảng đất liền không xác định rõ quy mô diện tích.
Châu lục hay châu là một thuật ngữ được sử dụng trong địa chính trị. Dùng để chỉ một tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều đất nước mà bao gồm phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).
Tổng diện tích toàn bộ 7 châu lục chỉ chiếm 29,05% trên tổng diện tích bề mặt trái đất mà thôi.
- Tìm hiểu về Trái Đất
Từ khóa » Dân Số Các Châu Lục Trên Thế Giới
-
Dân Số Các Khu Vực Trên Thế Giới
-
Châu Lục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thống Kê Dân Số đầy đủ Và Mới Nhất 2022 Tại
-
Tổng Quan Về Bức Tranh Dân Số Thế Giới đến Năm 2021
-
Xếp Hạng 7 Châu Lục Theo Quy Mô Và Dân Số
-
Dân Số Các Châu Lục Năm 2020 - Thả Rông
-
Bài 3 Trang 97 SGK Địa Lí 10
-
Dân Số Các Nước Trên Thế Giới (năm 2020)
-
Có Bao Nhiêu Châu Lục Trên Thế Giới? - Luật Hoàng Phi
-
BẢN ĐỒ THẾ GIỚI VÀ 6 CHÂU LỤC & BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ...
-
Biểu đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Dân Số Các Châu Lục Trên Thế Giới
-
Biểu đồ Thể Hiện Tỉ Lệ Dân Số Các Châu Lục Trên Thế Giới | HoiCay
-
So Sánh Diện Tích Châu Á Với Diện Tích Của Các Châu Lục Khác