7 điều Bạn Nên Biết Khi Chăm Sóc Người Thân Ung Thư Giai đoạn Cuối
Có thể bạn quan tâm
Chẳng có nỗi đau nào nhói lòng bằng khi bạn phải chứng kiến người thân đau đớn vật vã với căn bệnh hiểm nghèo ngày qua ngày. Khi chăm sóc người thân ung thư ở giai đoạn cuối, bạn không những cần biết cách giảm nhẹ triệu chứng mà còn phải trở thành một chỗ dựa tinh thần thật vững chắc!
Dù trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bệnh ung thư không phải lúc nào cũng được kiểm soát tốt. Khi chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân ung thư, người thân trong gia đình nên tìm cách giảm thiểu những biến chứng, đau đớn do ung thư gây ra.
Dưới đây là những lời khuyên tâm huyết của các bác sĩ điều trị ung thư, chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ, cũng như người đã từng chăm sóc người thân ung thư những ngày cuối đời.
1. Chọn cách điều trị theo mong muốn người thân
Dù bệnh ung thư tiến triển nặng hơn hoặc không đáp ứng hiệu quả với các liệu pháp điều trị đã dùng, bạn có thể tham khảo một số lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân như sau:
• Thử nghiệm lâm sàng: Bạn có thể tìm hiểu các thử nghiệm lâm sàng phù hợp với điều kiện sức khỏe và tình trạng bệnh của người thân bạn. Đây là những thử nghiệm về điều trị bệnh đang được nghiên cứu. Vì là liệu pháp mới, thử nghiệm lâm sàng có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát căn bệnh của bạn khi các loại thuốc khác đã không có tác dụng.
• Liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị: Việc này để thu nhỏ khối u hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Tuy không thể giúp chữa khỏi bệnh, cách này có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn hoặc cảm thấy tốt hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
• Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ: Đây là liệu pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân ung thư cuối đời mà không điều trị ung thư.
Cho dù là lựa chọn liệu pháp nào, sự chăm sóc và điều trị của bệnh nhân vào những năm tháng cuối đời nên được đáp ứng theo nguyện vọng và mục đích của bệnh nhân. Những mong muốn cá nhân của bệnh nhân nên được coi trọng khi đưa ra quyết định ở bất kỳ giai đoạn nào trong điều trị ung thư, kể cả giai đoạn muộn hay những ngày cuối đời.
2. Cân nhắc về mọi phương pháp điều trị
Ngay cả khi không có cách chữa khỏi ung thư, bệnh nhân vẫn có những lựa chọn điều trị. Tuy nhiên, người chăm sóc cần lưu ý là những phương pháp điều trị có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Một số bệnh nhân vẫn muốn thử những liệu pháp điều trị để ổn định tình trạng khối u của họ mặc dù chất lượng cuộc sống của họ có thể bị ảnh hưởng.
Xạ trị hoặc các loại thuốc làm khối u co lại hoặc làm chậm sự phát triển khối u cũng là một hướng điều trị bệnh. Tuy nhiên, xạ trị để làm thu nhỏ một khối u ở cổ có thể gây đau đớn khi nuốt thức ăn, vì vậy bệnh nhân phải sử dụng ống dẫn để đưa thức ăn vào. Người nhà cũng nên tìm hiểu thêm về các bí quyết ăn uống khi điều trị xạ trị để chăm sóc người bệnh được tốt hơn.
Không phải liệu pháp điều trị nào cũng đem lại hiệu quả. Thậm chí, những liệu pháp điều trị ung thư mới hơn có thể kéo dài thời gian thêm một vài tháng chứ không được vài năm. Nếu như liệu pháp điều trị mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích, người nhà và bác sĩ điều trị có thể khuyên bệnh nhân tránh điều trị bằng cách đó.
3. Cải thiện chất lượng cuộc sống người thân
Nếu ung thư đã tiến triển và trở nên nghiêm trọng, người nhà và bệnh nhân có thể lựa chọn những điều trị giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe tinh thần. Liệu pháp này còn gọi là điều trị triệu chứng hay chăm sóc giảm nhẹ.
Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào các triệu chứng về thể chất, tinh thần hoặc tâm lý. Bệnh nhân có thể được kê thuốc để chữa buồn nôn do tác dụng phụ của các loại thuốc làm khối u nhỏ lại, hay cách hỗ trợ giấc ngủ, giảm bớt trầm cảm.
Người chăm sóc cùng bệnh nhân nên suy nghĩ về các triệu chứng cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra khi điều trị và những ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
4. Xem xét các thử nghiệm lâm sàng
Khi không có phương pháp điều trị nào khác cho khối u tiến triển và không thể chữa được, một số gia đình tìm đến các thử nghiệm lâm sàng.
Chương trình thử nghiệm lâm sàng có thể cung cấp các loại thuốc điều trị miễn phí và chăm sóc tích cực từ nhóm các bác sĩ và y tá. Gia đình bệnh nhân có thể vẫn phải trả chi phí cho những xét nghiệm hoặc đi lại khi điều trị nếu bệnh viện hay phòng khám xa nơi bệnh nhân sống. Bạn cần hỏi bác sĩ về chi phí điều trị và những mục bảo hiểm sẽ chi trả.
Nhiều bệnh nhân lo lắng rằng họ và gia đình không thể chi trả viện phí cho liệu pháp điều trị mà họ muốn thử. Hãy xem xét mọi thứ thật kỹ trước khi quyết định, vì chi phí điều trị cao có ảnh hưởng rất lớn tới lựa chọn điều trị của người bệnh.
5. Động viên người thân đừng bỏ cuộc
Hãy luôn ở bên cạnh động viên người thân đừng bỏ cuộc. Thường thì tâm lý bệnh nhân lo sợ khi thực hiện các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ vì liệu pháp này đồng nghĩa với việc bệnh tình đã đi đến giai đoạn không chữa được.
Kéo dài cuộc sống là hết sức quan trọng đối với người bệnh ung thư, nhưng các phương pháp hóa trị liệu có thể gây đau đớn cho người bệnh vào những ngày cuối đời. Các bác sĩ và người thân nên hướng đến cuộc sống chất lượng nhất có thể cho bệnh nhân chứ không phải thời gian sống dài hay ngắn.
Viện an dưỡng cuối đời cũng là một trong những sự lựa chọn. Đây là dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế để giảm bớt đau đớn, lo âu và bất kỳ triệu chứng nào bệnh nhân gặp phải cho đến cuối đời. Nếu bệnh thuyên giảm tại bất kỳ thời điểm nào, bệnh nhân có thể ngừng điều trị và rời khỏi viện an dưỡng cuối đời.
Khi trò chuyện về những lựa chọn chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân, bác sĩ thường hỏi về những mục tiêu của bệnh nhân dựa trên niềm tin của họ về con cái, gia đình hoặc sự nghiệp. Trách nhiệm của người chăm sóc có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi bệnh nhân được điều trị. Vì vậy, việc chăm sóc người thân tại nhà thường sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần nhiều hơn.
6. Giúp người thân cảm thấy thoải mái
Người thân và người chăm sóc bệnh nhân có thể giúp bệnh nhân thoải mái nhất có thể trong những ngày cuối đời. Các bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn người chăm sóc từng bước chi tiết dựa trên tình trạng sức khỏe và những nhu cầu cụ thể của bệnh nhân.
Dưới đây là một số cách giúp tạo nên sự thoải mái cho bệnh nhân ung thư những ngày cuối đời:
• Giúp bệnh nhân thay đổi vị trí thường xuyên.
• Dùng một số loại gối, đệm phù hợp để làm cho giường và ghế ngồi êm và thoải mái hơn.
• Giúp bệnh nhân ngồi ở tư thế đầu nâng cao, để người bệnh cảm thấy thoải mái và quay về phía giúp họ cảm thấy dễ thở hơn.
• Thay drap trải giường ít nhất 2 lần mỗi tuần, thậm chí thường xuyên hơn nếu cần.
• Dùng chăn để giữ ấm cho bệnh nhân, không nên dùng chăn điện vì có thể gây cháy.
• Xoa tay, chân nhẹ nhàng để làm ấm tay chân, có thể ngâm nước nóng nếu cách này làm bệnh nhân thấy thoải mái.
• Khi trò chuyện với bệnh nhân, giọng nói nên rõ ràng, bình tĩnh và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thời gian, nơi bệnh nhân đang ở và những ai đang ở xung quanh.
• Giữ ẩm miệng cho bệnh nhân, tránh để bị khô miệng, môi. Có thể cho bệnh nhân uống chất lỏng bằng ống hút hoặc thìa nếu bệnh nhân có thể nuốt. Gạc glycerin và dưỡng môi cũng giúp làm khô miệng và môi.
• Massage cơ thể bệnh nhân nhẹ nhàng, cách làm này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp bệnh nhân có cảm giác được an ủi. Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu tình trạng khô da.
Đôi khi, cách tốt nhất để an ủi và trấn an người thân bạn là ở bên cạnh, trò chuyện hoặc nắm tay người thân của bạn. Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự cô đơn mà còn là cách thể hiện tình yêu thương đối với những người thân đang sống những ngày cuối đời.
7. Kiểm soát biến chứng của bệnh ung thư
Những cơn đau dữ dội thường làm cho bệnh nhân ung thư khó có thể cảm thấy thoải mái và bình yên khi qua đời. Ung thư gây ra nhiều đau đớn nhưng cũng có cách để kiểm soát cơn đau do ung thư. Người thân nên hỏi ý kiến của các bác sĩ, y tá có chuyên môn trong giảm đau, kiểm soát cơn đau hoặc chăm sóc giảm nhẹ.
Bạn cũng nên giúp kiểm soát cơn đau bằng những loại thuốc khác nhau cho người bệnh tùy theo mức độ và từng giai đoạn. Hãy tìm hiểu kỹ về cách giảm đau dùng thuốc và các liệu pháp khác để kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân ung thư đúng cách.
Khó thở cũng là một biến chứng thường gặp ở nhiều bệnh nhân ung thư những ngày cuối đời. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, người chăm sóc có thể thay đổi tư thế ngồi, sử dụng bình thở oxy, các thiết bị hỗ trợ thở hoặc trợ giúp y tế từ các bệnh viện, trung tâm chăm sóc giảm nhẹ.
Trong thời kỳ cuối cuộc đời, người có người thân mắc bệnh ung thư cần có những phương pháp điều trị và hướng đi đúng đắn để có thể giữ vững tinh thần của người bệnh. Với mục tiêu cải thiện chất lượng sống và giúp lưu trữ những khoảnh khắc đẹp đẽ của người bệnh những ngày cuối đời, gia đình cần ở bên cạnh động viên và giúp người bệnh hoàn thành những tâm nguyện của mình.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư Giai đoạn Cuối
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Những Ngày Cuối đời - Vinmec
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN GIAI ĐOẠN CUỐI
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - TRUNG TÂM MEDICVIET
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Tại Nhà - Khi Cái Chết Cận Kề
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Giai đoạn Cuối | Báo Dân Trí
-
KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI ...
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN GIAI ĐOẠN CUỐI
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư đường Mật Giai đoạn Cuối
-
Ung Thư Phổi Giai đoạn Cuối, Chăm Sóc Và điều Trị Giảm Nhẹ - Medlatec
-
Chăm Sóc Cuối đời Cho Bệnh Nhân Ung Thư - VITAS Healthcare
-
Vai Trò Giao Tiếp Của Người Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư
-
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Thực Quản Giai đoạn Cuối
-
Sự Thật, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị Ung Thư Thận | Bệnh Viện ...
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Gan Giai đoạn Cuối Tại Nhà