7 điều Cần Biết Về Chân Dung Tự Họa Của Van Gogh
Có thể bạn quan tâm
Không phải những bức ảnh hay những giải thưởng danh giá, chúng ta thường biết đến danh họa tài hoa mà bạc mệnh Van Gogh thông qua những bức chân dung tự họa của Van Gogh trứ danh.
Chân dung tự họa của Van Gogh: Số lượng chân dung tự họa kỷ lục
Trong khoảng 4 năm cuối đời, Van Gogh đã vẽ tổng cộng hơn 43 bức chân dung tự họa - con số mà gần như không có họa sĩ nào vẽ chân dung tự họa nhiều như thế trong thời gian tương đương.
Mỗi bức tranh được Van Gogh thể hiện bằng một phong cách khác khiến cho mỗi bức họa lại mang một khuôn mặt khác nhau. Chính Van Gogh đã viết: “Mọi người nói rằng mỗi bức chân dung là một khuôn mặt khác nhau và tôi rất sẵn lòng tin vào điều đó, rằng rất khó để biết chính mình và cũng không dễ để vẽ chính mình.”
Chân dung tự họa của Van Gogh có một điểm đặc biệt là Van Gogh luôn vẽ bản thân ở những góc nghiêng và không bao giờ nhìn thẳng vào mắt người xem tranh. Điều này có thể là do ông đã vẽ chân dung bằng cách quan sát bản thân qua một tấm gương.
Chân dung tự họa của Van Gogh: họa sĩ chỉ có duy nhất một bức ảnh chân dung
Hiện nay có hơn 35 bức tranh chân dung tự họa của Vincent Van Gogh đang được lưu giữ nhưng chỉ còn duy nhất một bức ảnh chân dung của Van Gogh. Bức ảnh đơn sắc được chụp vào năm 1873 khi Van Gogh 19 tuổi, khi ông còn rất trẻ. Lúc này Van Gogh chưa để râu và khuôn mặt có phần thư thái hơn so với những bức chân dung tự họa của ông.
Hầu hết chúng ta đều biết đến hình ảnh Van Gogh thông qua những bức chân dung tự họa của họa sĩ. Trong những bức chân dung tự họa của Van Gogh và bức họa Van Gogh của những nghệ sĩ khác cho thấy Van Gogh có mái tóc đỏ, đôi mắt màu xanh lá cây và một khuôn mặt góc cạnh.
Van Gogh đã vẽ những bức chân dung tự họa vì không có người mẫu để vẽ
Phần lớn chân dung tự họa của Van Gogh được vẽ trong thời gian ông ở Paris (1886 - 1888), đây là thời gian Van Gogh có tâm lý hướng nội, tự cô lập bản thân và không muốn hòa hợp với người khác. Van Gogh cũng gặp khó khăn về tài chính khiến ông chật vật trong việc tìm người mẫu, chính vì thế họa sĩ đã tự vẽ bản thân để thực hành những kỹ năng vẽ người và thử nghiệm những kỹ thuật vẽ mới ông học được trong thời gian ở Kinh đô ánh sáng Paris.
Chân dung tự họa khắc họa tính cách của Van Gogh
Trong các bức vẽ của mình, Van Gogh thường thể hiện mình là một người điềm tĩnh và nghiêm túc. Ông thường vẽ bản thân với một vẻ mặt tập trung. Tuy nhiên tình trạng và thể chất của Van Gogh lại được thể hiện rõ ràng trong những bức họa. Van Gogh được biết đến là một họa sĩ ốm yếu với tâm lý bất ổn thậm chí còn từng bị cho là điên loạn.
Những nét vẽ phản ánh chân thực tính cách của Van Gogh, trong những bức chân dung tự họa ở Paris, có thể nhận thấy được sự buồn bã, hỗn loạn và dường như không thể kiểm soát được sự run rẩy của nó. Thậm chí trong bức chân dung tự họa cuối cùng Van Gogh vẽ ở Paris, ông đã mô tả “Một cái gì đó nhếch nhác và buồn bã, giống như khuôn mặt của cái chết”. Thời điểm vẽ bức họa, Van Gogh đã quá chán ngán với cuộc sống ở Paris, đó là những gì mà danh họa thực sự cảm thấy khi đó, sự kiệt quệ cả về thể xác và tinh thần.
Những bức chân dung tự họa không có tai của Van Gogh mang theo hy vọng về sự chữa lành
Ngày 23 tháng 12 năm 1888, Van Gogh đã tự cắt tai của mình sau khi họa sĩ Paul Gauguin rời khỏi Nhà Vàng ở Arles, cũng có một số giả thuyết cho rằng Van Gogh đã tự cắt tai sau khi nhận được tin em trai Theo Van Gogh sẽ kết hôn. Sau đó, Van Gogh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và rơi khủng hoảng tinh thần trong một thời gian dài. Sau khi sức khỏe ổn định, Van Gogh đã vẽ hai bức chân dung tự họa bản thân với phần tai bị băng bó.
Hai bức tranh vẽ góc phải của khuôn mặt Van Gogh, khuôn mặt họa sĩ không có râu và có phần gầy gò với phần tai bị băng bó. Khuôn mặt họa sĩ trong bức tranh không mang nét u sầu, thậm chí còn có phần tươi mới, Van Gogh đã không thể hiện mình là một người ốm yếu và bệnh tật. Trong một bức thư gửi cho Theo, Van Gogh đã chia sẻ rằng ông không muốn nhận được sự thương hại và hy vọng bức tranh sẽ có thể giúp ông chữa lành.
Chân dung tự họa của Van Gogh là kim chỉ nam định hình phong cách sáng tác của nhiều nghệ sĩ
Lấy cảm hứng từ bức chân dung tự họa của Van Gogh, nhiều nghệ sĩ khác cũng đã vẽ chân dung tự họa của bản thân như một cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật của mình. Rất nhiều bản tranh chép chân dung tự họa của Van Gogh cũng đã được ra đời kể từ đầu thế kỷ 20.
Bức chân dung Van Gogh đã trở thành nguyên mẫu của người nghệ sĩ, của một thiên tài mang theo nỗi buồn của thế hệ, của thời cuộc nơi mà nghệ thuật bị thương mại hóa.
Chân dung Van Gogh của các họa sĩ khác
Bên cạnh những bức chân dung tự họa trứ danh, chúng ta còn biết đến Van Gogh thông qua những bức tranh của các họa sĩ khác
Bài liên quan Tranh minh họa cực độc về Van Gogh bạn chắc chắn không thể rời mắt Tranh trang trí độc lạ cho phòng khách thu hút mọi ánh nhìn Nữ họa sĩ chấm bi Yayoi Kusama: "Điên" và những bức tranh ám ảnh Những mẫu tranh sơn dầu phong cảnh châu Âu đẹp lộng lẫyQuý khách hàng yêu thích các bức Chân dung tự họa của Van Gogh có thể đặt mua tranh với HomeAZ.vn.
HomeAZ.vn cung cấp các mẫu tranh chép có bản quyền nổi tiếng thế giới, với công nghệ in hiện đại trên chất liệu canvas cao cấp, tạo ra các bức tranh giống bản gốc đến 98%.
- Email: [email protected]
- Hotline/Zalo: 0901732989
Từ khóa » Bức Chân Dung Tự Họa Là Gì
-
Chân Dung Tự Họa: Cái Gì Là Chân Dung Tự Họa? | Tạp Chí Da Màu
-
Một Chân Dung Tự Họa Trong Nghệ Thuật Là Gì? - Ad
-
Chân Dung Tự Họa: Loại Hình Nghệ Thuật Dũng Cảm Nhất?
-
Bức Chân Dung Tự Họa Là Gì - 123doc
-
Phân Tích Bức Chân Dung Tự Họa Con Người Chủ Tịch Hồ Chí Minh
-
Từ điển Tiếng Việt "tự Hoạ" - Là Gì?
-
Chân Dung
-
Chân Dung Tự Họa (Raffaello) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chân Dung Tự Họa (Van Gogh, 1889) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giáo án Mĩ Thuật Lớp 5 Chủ đề 1: Chân Dung Tự Họa
-
Những Bức Chân Dung Tự Họa Từ Năm 15 đến 90 Tuổi Của Picasso
-
Một Chút Khái Niệm Về Tranh Chân Dung - MyThuatMS
-
Chân Dung Tự Họa… - Báo Văn Nghệ Việt Nam