7 đốt Sống Cổ: Cấu Tạo, đặc điểm, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Liên Quan

7 đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng, nâng đỡ đầu và được cấu tạo để dễ dàng xoay lắc. Vậy cấu tạo, đặc điểm, chức năng và các bệnh lý xương khớp đi kèm ở những đốt sống này ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5/5 - (514 bình chọn)
  1. 1. Cấu tạo của 7 đốt sống cổ
  2. 2. Đặc điểm của từng đốt sống cổ
    1. 2.1. Đốt sống cổ C1
    2. 2.2. Đốt sống cổ 2 (đốt sống trục)
    3. 2.3. Đốt sống C3-C6
    4. 2.4. Đốt sống C7 (đốt lồi)
  3. 3. Chức năng của 7 đốt sống cổ
    1. 3.1. Đốt sống cổ bảo vệ tủy sống
    2. 3.2. 7 đốt sống cổ hỗ trợ nâng đỡ vùng đầu và giúp chuyển động
    3. 3.3. Tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não
    4. 3.4. 7 đốt sống cổ giúp hỗ trợ mạch đốt sống
  4. 4. Các bệnh lý thường gặp ở 7 đốt sống cổ
    1. 4.1. Thoái hóa đốt sống cổ
    2. 4.2. Thoát vị đĩa đệm cổ
    3. 4.3. Gai đốt sống cổ
    4. 4.4. Hẹp ống sống
  5. 5. Lời khuyên từ chuyên gia bảo vệ 7 đốt sống cổ

1. Cấu tạo của 7 đốt sống cổ

cấu tạo của đốt sống cổ

Không phải các đốt sống ở vùng cổ đều có cấu tạo giống nhau.

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ được đánh số C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7 ghép lại với nhau hơi uốn cong thành chữ C. Điểm bắt đầu ngay dưới xương sọ cho tới điểm cuối là đốt sống giao với đốt sống ngực T1 (đỉnh của vai). Khi nhìn từ bên cạnh, cột sống cổ tạo thành một hình chữ nhật cong.

Cấu tạo của cột sống cổ được chia thành 2 vùng:

  • Cột sống cổ cao: gồm 2 đốt C1 (đốt đội), C2 (đốt trục). Hai đốt sống này có cấu tạo khác với 5 đốt sống cổ còn lại là có trục xoay thực hiện chức năng vận động cho đầu cổ và không có đĩa đệm.
  • Cột sống cổ thấp: Gồm 5 đốt sống còn lại từ C3-C7 với thân đốt sống phía trước và cung đốt sống phía sau.

Các đốt sống này đều có các đặc điểm chung như:

  • Thân đốt sống dẹt theo bề ngang, phía trước dày hơn phía sau
  • Cuống cung đi ra từ phần sau của mặt bên thân đốt sống
  • Mỏm gai chẻ đôi
  • Có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, lỗ ngang có tủy sống nằm
  • Lỗ đốt sống hình tam giác, rộng hơn lỗ đốt sống cột sống đoạn ngực và cột sống đoạn sát lưng vì để phù hợp với ống sống cổ chứa tủy gai và phù hợp với biên độ hoạt động của cột sống cổ
  • Như vậy, đặc trưng để xác định một đốt sống cổ là có lỗ ngang

2. Đặc điểm của từng đốt sống cổ

2.1. Đốt sống cổ C1

Đốt sống cổ 1 còn gọi là đốt sống đội, không có thân đốt sống, được cấu tạo như một vòng xương bao gồm khung trước, khung sau và nối với nhau bởi khối bên (có hai hố khớp trên và hai hố khớp dưới).

Hố khớp trên khớp với lồi cầu xương chẩm và hố khớp dưới khớp với xương trục đốt sống cổ 2. Cung trước đốt sống cổ 1 nhô lên một củ là củ trước. Phía sau cung trước có hố răng để khớp với mỏm răng đốt sống cổ 2.

Phía sau đốt sống cổ 1 là cung sau nhô ra một củ là củ sau. Cung sau có một rãnh để động mạch đốt sống đi qua.

2.2. Đốt sống cổ 2 (đốt sống trục)

Đây là đốt sống dày và khỏe nhất trong đốt sống cổ. Từ thân đốt sống nhô lên một mỏm gọi là mỏm răng. Mỏm răng được coi là thân đốt sống đội để dính vào đốt sống trục để làm trục cho đốt sống đội quay.

Mỏm răng có diện khớp trước khớp với hố răng của đốt sống đội và diện khớp sau khớp với dây chằng ngang đốt sống đội.

2.3. Đốt sống C3-C6

Các đốt sống cổ từ C3 đến C6 là đốt sống không điểm hình vì chúng có chung các đặc điểm cơ bản với hầu hết các đốt sống trong suốt phần còn lại của cột sống.

Thân đốt sống: Phần xương dày này có hình trụ, nằm ở phía trước đốt sống, mang hầu hết tải trọng cho một đốt sống. Giữa các đốt sống này có đĩa đệm để tạo lớp đệm và hấp thụ chấn động của chuyển động hàng ngày.

Vòm đốt sống: quấn quanh tủy sống về phía sau cột sống, các cuống kết nối với thân đốt sống, bao gồm 2 cuống và 2 lớp màng.

Các diện khớp: Mỗi một đốt sống đều có một cặp diện khớp, nằm giữa cuống và lớp đệm mỗi bên ở vòm đốt sống, được lót bằng lớp sụn trơn để hạn chế chuyển động giữa hai đốt sống.

Ngoài ra, đốt sống cổ C4 có đặc điểm mỏm ngang lồi to thành củ cảnh, nếu củ cảnh to dễ chèn vào động mạch cảnh chung.

2.4. Đốt sống C7 (đốt lồi)

Đốt sống cổ thứ 7 có mỏm gai dài nhất trong số các mỏm gai đốt sống cổ, bạn có thể sờ được sau gáy.

C7 là đốt dưới cùng cột sống cổ và kết nối với đỉnh cột sống ngực T1 nên có nhiều đặc điểm chuyển tiếp giữa đốt sống cổ và đốt sống ngực.

Lỗ ngang đốt sống nhỏ, có khi không có.

3. Chức năng của 7 đốt sống cổ

3.1. Đốt sống cổ bảo vệ tủy sống

đốt sống cổ bảo vệ tủy sống

Đốt sống cổ bao bọc tủy và bó dây thần kinh.

Tủy sống là bó dây thần kinh kéo dài từ não, chạy qua cột sống cổ và cột sống ngực (lưng trên và giữa), trước khi kết thúc ở cột sống thắt lưng (lưng dưới). Mỗi một đốt sống có lỗ lớn (lỗ đốt sống) để tủy sống đi qua. Cùng với nhau, những đốt sống này giữ cho tủy được che chắn được gọi là ống sống.

Do thực hiện nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não bộ xuống thân dưới và ngược lại nên nếu không được bảo vệ hoặc gặp tổn thương có thể ảnh hưởng đến các chức năng như:

  • Ảnh hưởng chức năng hô hấp
  • Chức năng vận động suy giảm, có thể gây liệt chi trên và chi dưới
  • Hệ tim mạch bị ảnh hưởng
  • Có nguy cơ tử vong

3.2. 7 đốt sống cổ hỗ trợ nâng đỡ vùng đầu và giúp chuyển động

Cột sống cổ phải nâng đỡ sức nặng của đầu từ 4,5 – 6kg. Đốt sống C1-C3 nối phần đầu mặt với thân. Ngoài việc hỗ trợ đầu, cột sống cho phép cổ xoay linh hoạt và phạm vi chuyển động của đầu.

3.3. Tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não

Các lỗ liên hợp trong cột sống tạo thành lối đi cho các động mạch đưa máu lên não đồng thời bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh. Nếu đốt sống cổ bị tổn thương, các dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến hiện tượng:

  • Thiếu máu lên não và đến các chi gây đau, tê vùng cổ vai gáy
  • Có thể lan xuống cánh tay, bàn tay tại khu vực tổn thương

3.4. 7 đốt sống cổ giúp hỗ trợ mạch đốt sống

Mạch đốt sống có diện tích lớn, cung cấp máu cho hầu hết phần não ở thùy sau. Hệ thống mạch này đi qua các lỗ mỏm ngang đốt sống, nếu cột sống gặp chấn thương khiến mạch chèn ép, gây thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến thiếu oxy và có nguy cơ tử vong.

4. Các bệnh lý thường gặp ở 7 đốt sống cổ

Dựa vào đặc điểm của từng đốt sống sẽ có những bệnh lý kèm theo. Đối với đoạn đốt sống trên C1-C3 di chuyển nhiều nên quá trình thoái hóa ít xảy ra. Trong khi đó, đốt C1 và C2 không có đĩa đệm nên hầu như không có bệnh lý đĩa đệm ở đây.

các bệnh lý thường gặp ở đốt sống cổ

Một số bệnh lý thường gặp ở đốt sống cổ như thoái hóa, thoát vị…

Cụ thể:

4.1. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng tổn thương ở đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm, tổ chức bao hoạt dịch cùng hệ thống dây chằng vùng cổ, gây ra các cơn đau. Đặc trưng của thoái hóa bao gồm các triệu chứng như:

  • Cơn đau kéo dài, lan từ tai, cổ, vai gáy
  • Các cơn đau thường lan lên đầu, nhức vùng chẩm, trán, thậm chí cánh tay
  • Đau khi chuyển động
  • Có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh
  • Vị trí thường gặp: đốt C5, C6, C7

Xem thêmThoái hóa đốt sống cổ: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng ngay

4.2. Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch ra ngoài. Khối nhân nhầy này sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh và cấu trúc xương khớp xung quanh.

Tình trạng thoát vị được biểu hiện theo từng giai đoạn:

  • Ở giai đoạn đầu thường xuất hiện đau mỏi cổ, đặc biệt vào buổi sáng
  • Cơn đau xuất hiện không đều, tăng mạnh khi cử động, xoay, cúi, gập
  • Có dấu hiệu mệt mỏi
  • Giai đoạn phát bệnh cơn đau tăng mạnh, đau cổ vai gáy lan xuống cánh tay
  • Đau cả khi ngủ, nghỉ, thường đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt
  • Yếu có, khó cầm nắm, cúi gập
  • Vị trí thường gặp: tại các cặp đốt sống có đĩa đệm như: C3-C4, C4-C5, C5-C6, C6-C7

4.3. Gai đốt sống cổ

Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa rất dễ hình các mỏm gai xương, mọc quanh đĩa đệm cổ bị thoát vị hoặc thoái hóa do phản ứng của cơ thể tăng tiết canxi tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống.

Các triệu chứng thường gặp như:

  • Đau cổ êm ẩm và liên tục, đau vùng vai gáy và nhức mỏi bả vai
  • Tê, ngứa ran vùng da quanh cánh tay, ngón tay
  • Vận động cổ khó khăn, co cứng cổ khi ngủ dậy
  • Xuất hiện đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ
  • Vị trí thường gặp: C5-C6

>> Tìm hiểu ngay: Gai đốt sống cổ – Dân văn phòng hết sức chú ý

4.4. Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống quá nhỏ so với tủy sống và các rễ thần kinh, gây tổn thương cho tủy sống hoặc chèn ép thần kinh dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau cổ, đau một hoặc hai cánh tay, đau thần kinh tọa
  • Có cảm giác điện truyền xuống lưng khi di chuyển đầu
  • Tê cánh tay, bàn tay khi đang ngủ
  • Nặng hơn có thể yếu cơ, bàn tay và cánh tay mất khả năng phối hợp, rối loạn chức năng ruột và bàng quang

5. Lời khuyên từ chuyên gia bảo vệ 7 đốt sống cổ

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, hiểu được cấu trúc giải phẫu của cột sống và các dây thần kinh quan trọng sẽ giúp bạn tự ý thức được các hành vi ngăn ngừa chấn thương cổ và làm chậm sự phát triển của các rối loạn thoái hóa.

Một số phương pháp có thể hạn chế các bệnh lý xương khớp ở cổ như:

  • Luôn thắt dây an toàn khi lái xe, ngồi xe
  • Bảo vệ đầu và cổ bằng cách đội mũ bảo hiểm
  • Điều chỉnh màn hình máy tính hoặc điện thoại ngang tầm mắt, tránh phải cúi
  • Không nên kẹp điện thoại giữa tai và vai
  • Nên ngủ bằng gối đỡ cổ
  • Kết hợp các bài tập kéo giãn cổ định kỳ
  • Nếu gặp các bệnh lý nên thăm khám và điều trị
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh

Trên đây là những thông tin về 7 đốt sống cổ, cấu tạo và chức năng của từng đốt sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM: 

  • Bẻ cổ kêu răng rắc – Nghe sướng tai nhưng bẻ nhiều có tốt?
  • Thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ – Bỏ túi ngay 8 “bí kíp” đơn giản dễ dùng
  • Giảm đau mỏi cổ vai gáy – chỉ với 5+ bài tập siêu dễ

Từ khóa » Giải Phẫu Cột Sống Cổ