7 Mẹo Chăm Sóc Vết Thương Hở Hiệu Quả Tại Nhà - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu chăm sóc vết thương hở, vết trầy xước:
- Cầm máu
- Hạn chế nhiễm khuẩn
- Chăm sóc vết thương hở mau lành
- Hạn chế sẹo
Sau đây là hướng dẫn chi tiết 7 bước xử lý vết thương hở đơn giản tại nhà. Hãy đọc thật kỹ để giúp vết thương lành nhanh chóng, không để lại sẹo nhé!
I. 7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà hiệu quả
Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Rửa tay trước khi chăm sóc vết thương
Rửa tay là bước vô cùng quan trọng trước khi xử lý vết thương. Rửa tay giúp hạn chế nhiễm khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương, vết trầy xước của người bệnh.
Trước khi xử lý vết thương của mình hoặc người khác, nên rửa tay sạch với nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Có thể sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vết thương.
Bước 2: Cầm máu, hạn chế tối đa lượng máu bị mất đi
Cầm máu, hạn chế chảy máu là ưu tiên hàng đầu khi có vết thương hở. Chảy máu nhiều có thể dẫn đến choáng váng, sốc nhẹ. Nặng hơn nữa có thể ngất, trụy tim mạch, tử vong.
- Dùng mảnh vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết cắt hoặc vết trầy xước để thúc đẩy quá trình đông máu.
- Nếu máu chảy nhiều và không có vải hay băng sạch, có thể dùng tay ép miệng vết thương lại để hạn chế máu chảy.
- Nâng vị trí vết thương cao hơn tim để hạn chế áp lực máu đến khu vực này.
Nếu cảm thấy vết thương sâu và không thể cầm máu bằng biện pháp thông thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa kịp thời.
Cầm máu đúng cách để hạn chế mất máu tại vết thương
Bước 3: Rửa sạch vết thương hở, vết xước
- Rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp trong 5-10 phút để loại bỏ bụi và các chất bẩn.
- Lau nhẹ nhàng vết thương bằng khăn sạch.
- Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn. Nếu không loại bỏ được hết cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Lưu ý:
- Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu thì không nên rút ra vì có thể khiến máu chảy ồ ạt. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương an toàn.
Rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp
Bước 4: Sát trùng vết thương hở đúng cách
Sát trùng là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết thương hở tại nhà. Lựa chọn sử dụng thuốc sát trùng vết thương hở chuyên dụng giúp ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, bào tử) vào vết thương hở. Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, bệnh viện Bạch Mai, đây là điều kiện tối ưu để vết thương lành lại nhanh chóng, tự nhiên.
Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm sát trùng vết thương hở
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được các loại mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm, bào tử
- Không gây xót và kích ứng
- Không làm tổn thương và ảnh hưởng tới sự hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợ (các yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương)
- Hiệu quả nhanh: đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn
➤ Xem bài viết: 6 tiêu chí lựa chọn thuốc sát trùng cho vết thương hở
Vết thương hồi phục nhanh sau khi được sát trùng đúng cách
Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.
Lưu ý:
- Một số loại thuốc mỡ có thể gây phát ban nhẹ do cơ địa của mỗi người. Nếu có dấu hiệu phát ban, mẩn đỏ, cần ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc về sau.
Bước 5: Băng vết thương cẩn thận
Băng cẩn thận để giữ vết thương luôn sạch sẽ. Nên sử dụng băng vô trùng để hạn chế tối đa nhiễm khuẩn.
Lưu ý:
- Nếu vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước nhẹ, có thể không cần băng bó. Vết thương được giữ thông thoáng sẽ lành nhanh hơn.
- Hạn chế băng quá chặt, làm giảm lưu lượng máu đến vị trí vết thương. Điều này khiến bệnh nhân khó chịu và làm khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Băng các vết thương lớn và sâu để tránh tình trạng nhiễm trùng
Bước 6: Thay băng thường xuyên
- Theo nghiên cứu, cần thay băng ít nhất mỗi 24h hoặc khi băng bị ướt, bẩn. Mỗi lần thay băng cần phải rửa lại vết thương, bôi kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.
- Lưu ý: Nếu vết thương đã liền thì không cần băng bó nữa.
Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
- Trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương hở tại nhà cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế để chữa kịp thời.
- Một số dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ xung quanh vết thương như: sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau, cảm thấy vết thương hơi ấm.
- Nhiễm trùng nặng có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn.
Mẹo nhỏ:
- Nếu bệnh nhân quá đau có thể sử dụng paracetamol để giảm đau.
- Chườm đá nếu có dấu hiệu bầm tím hoặc sưng.
>>Xem thêm: Lựa chọn kháng sinh trong điều trị vết thương hở
II. 5 Thuốc sát trùng vết thương hở tại nhà phổ biến nhất
1. Oxy già
- Oxy già là dung dịch sát khuẩn có tính oxy hóa rất mạnh. Nồng độ càng cao thì tính oxy hóa càng mạnh. Khi sử dụng oxy già thường có hiện tượng sủi bọt. Hiện tượng này chứng tỏ oxy già vẫn còn tác dụng.
- Oxy già thường được sử dụng để sát trùng các vết thương ngoài da như: vết trầy xước, vết đứt, vết cắt… Ngoài ra, oxy giá còn dùng để khử mùi hoặc pha loãng để súc miệng.
Lưu ý:
- Oxy già có thể gây bỏng da hoặc niên mạc ở nồng độ cao trên 5%. Vì vậy, chỉ nên sử dụng oxy già để sát trùng ở nồng đồ 1,5-3%.
- Hạn chế sử dụng oxy già cho vết thương hở vì oxy già làm chậm quá trình lành tự nhiên của cơ thể. Tuyệt đối không sử dụng oxy già khi vết thương đang lành, đang lên da non.
- Tuyệt đối không uống oxy già.
- Không sử dụng oxy già để sát trùng vùng kín, các hốc tự nhiên của cơ thể.
➤ Xem bài viết: Có nên rửa vết thương bằng oxy già?
2. Cồn
Cồn sử dụng để sát trùng thường có nồng độ từ 70-75 độ vì ở nồng độ này cồn mới đảm bảo khả năng diệt khuẩn. Cồn sử dụng để sát khuẩn vết trầy xước, vết đứt, sát khuẩn tay, dụng cụ y tế và sát trùng trước khi tiêm.
Lưu ý:
- Cồn sát khuẩn tốt nhất ở nồng độ 70-75.
- Cồn không dùng để sát khuẩn vùng da mặt, da nhạy cảm, sát khuẩn mắt, các hốc tự nhiên của cơ thể. Cồn có thể gây kích ứng trong một số trường hợp.
- Không nên dùng cồn để sát khuẩn vết thương hở, vết thương sâu. Chỉ nên sử dụng cho các vết trầy xước
- Không uống hoặc để dây vào mắt
➤ Xem bài viết: Cồn sát trùng vết thương hở: Hại nhiều hơn lợi
3. Cồn – iod
Cồn iod là hỗn hợp của cồn và iod. Lượng cồn sử dụng rất ít, chỉ đủ để hòa tan iod. Iod là tác nhân oxy hóa tạo ra khả năng sát khuẩn của dung dịch. Đây là dung dịch sát trùng rất mạnh, cần đặc biệt lưu ý khi dùng trên da.
Lưu ý:
- Không dùng cồn iod 5% để sát khuẩn da.
- Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.
- Không uống hoặc để dây vào mắt
4. Povidone iod
Povidone iod là phức hợp của povidon và iod. Nó có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm có hại cho cơ thể, nhưng lại có màu vàng gây mất thẩm mỹ.
Lưu ý:
- Povidon iod gây kích ứng đau xót và chậm lành vết thương. Do đó, hạn chế dùng cho vết thương hở, không dùng cho vết thương đang lành.
- Povidon iod có nhiều chống chỉ định đặc biệt như: hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi… Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
➤ Xem bài viết: Povidon Iod: Đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng
5. Dung dịch sát trùng chăm sóc vết thương hở chuyên biệt – Dizigone
Bộ sản phẩm sát trùng vết thương Dizigone bao gồm 2 sản phẩm: dung dịch sát trùng Dizigone và kem bôi kháng khuẩn, tái tạo da Dizigone nano bạc.
Ưu điểm của bộ sản phẩm Dizigone: đem lại giải pháp hiệu quả nhất cho quá trình lành vết thương, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo
- Dizigone loại bỏ 100% mầm bệnh (vi khuẩn, nấm) trong 30 giây (theo nghiên cứu đánh giá tại trung tâm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ)
- Dizigone thân thiện với cơ thể, kích quá trình phục hồi vết thương, vết loét ngoài da một cách tự nhiên và nhanh chóng.
- Dizigone không màu, pH trung tính, không gây đau, không xót
- Dizigone hoàn toàn an toàn khi sử dụng lâu dài và dùng cho trẻ nhỏ (không chứa kháng sinh, không chứa corticoid).
Xem thêm phản hồi khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết thương hở qua Shopee:
Dược sĩ nhà thuốc đánh giá về hiệu quả của Dizigone trong chăm sóc vết thương:
III. Chăm sóc vết thương hở tại nhà bằng phương pháp thiên nhiên
1. Chăm sóc vết thương bằng bột nghệ
Nghệ chứa Curcumin có khả năng kháng khuẩn mạnh, có thể tăng cường chữa lành vết thương. Nhưng lưu ý rằng bột nghệ có thể gây bí vết thương và cần sử dụng nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
2. Chăm sóc vết thương hở bằng nha đam
- Nha đam là loài cây thuộc họ xương rồng. Nha đam chứa nhiều các loại vitamin, gel khoáng chất giúp làm dịu và duy trì độ ẩm phù hợp cho vết thương.
- Ngoài ra, nha đam có thể giúp giảm viêm, ngăn ngừa loét và hạn chế tạo sẹo. Thoa một lớp mỏng gel nha đam vào vết thương sau đó băng lại là cách chăm sóc vết thương tự nhiên và an toàn.
3. Chăm sóc vết thương hở bằng dầu dừa
- Dầu dừa có thể thúc đẩy quá trình làm lành, dưỡng ẩm vết thương do chứa một loại axit béo nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn.
- Sử dụng dầu dừa giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
4. Chăm sóc vết thương hở bằng tỏi
Tỏi chứa một hợp chất gọi là allicin, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, tinh chất tỏi còn giúp vết thương nhanh lành hơn.
Lưu ý khi sử dụng các biện pháp thiên nhiên chăm sóc vết thương:
- Chỉ sử dụng khi vết thương đã khô, bắt đầu lên da non
- Không nên sử dụng với vết thương hở
- Cần lựa chọn kỹ nguyên liệu thiên nhiên khi chăm sóc vết thương, đảm bảo các yếu tố vô trùng, không chứa các chất độc hại (một số dược liệu có thể bị phun thuốc trừ sâu trong khi trồng)
- Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm đã bào chế, được chứng minh và đảm bảo các yếu tố vô trùng
➤ Xem bài viết: Chăm sóc vết thương hở kiêng gì?
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở tại nhà:
Bài viết trên cung cấp những thông tin về cách chăm sóc vết thương hở tại nhà. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482
Từ khóa » Những Vết Thương ở Chân
-
Bị Trầy Xước Nên Làm Gì? Cách Xử Lý Vết Thương Ngoài Da - Hello Bacsi
-
Cách Xử Lý Vết Thương Cho Từng Trường Hợp Khoa Học Nhất | Medlatec
-
Vết Thương Hở: Phân Loại, Cách điều Trị Và Các Biến Chứng | Vinmec
-
Sơ Cứu Vết Thương: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước Da
-
Rách Tai - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước, Ngã Xe - VnExpress Sức Khỏe
-
Chăm Sóc Vết Thương Hở Thế Nào Cho đúng Cách | BvNTP
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước, Vết Cắt Và Vết Khâu Da | BvNTP
-
Vết Cắt, Vết Xước, Vết Sẹo ... Thói Quen Tốt để Tăng Tốc độ Phục Hồi
-
Chế độ Dinh Dưỡng Giúp Vết Thương Hở Nhanh Lành
-
Sơ Cứu Vết Thương ở Lòng Bàn Chân Và Những điều Cần Biết
-
Phát Hiện Tiểu đường Vì Vết Trầy ở Chân Tay Lâu Lành
-
Một Số Lưu ý Khi Tự Chăm Sóc Vết Thương Hở Tại Nhà