7 Mẹo điều Trị Chảy Máu Chân Răng Tại Nhà ít Tốn Kém Mà Hiệu Quả

Danh Mục

Toggle
  • Chảy máu chân răng là gì?
  • Nguyên nhân
  • Cách điều trị chảy máu chân răng tại nhà nhanh chóng
  • Cách phòng tránh chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng không phải là tình trạng hiếm gặp và có rất nhiều người đang mắc phải với nhiều lý do khác nhau. Nó cũng là tiếng còi báo hiệu răng miệng của bạn đang gặp phải nhiều vấn đề như: viêm nướu, áp xe và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nhưng khi đối diện với tình trạng chân răng tự nhiên và thường xuyên chảy máu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết nên bắt đầu từ đâu và chữa trị ra sao. Chỉ một vài phút đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ có thêm thông tin về cách chữa trị và phòng tránh chảy máu chân răng đơn giản mà hiệu quả.

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu ở chân răng là tình trạng các mô mềm như lợi (nướu), dây chằng, xương ổ răng bị viêm xung huyết và dẫn đến hiện tượng xuất huyết tại các vùng ở chân răng. Tình trạng này thường không gây cảm giác đau đớn, máu chảy ít và có thể tự cầm sau 1-2 phút. Nếu chân răng chảy máu kèm theo cơn đau, vùng lợi sưng đỏ thì đây là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm vùng mô mềm, hay bị áp xe,… 

cách chữa trị chảy máu chân răng

Nguyên nhân

Hiện tượng chảy máu ở chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

  • Đầu tiên phải kể đến những tổn thương do lực tác động vô tình khi dùng bàn chải, dùng tăm, chỉ nha khoa hay do va đập phải các vật cứng, khi nhai thức ăn rắn, sắc nhọn.
  • Vôi răng bám nhiều khiến lợi bị viêm, sưng đỏ cũng là một nguyên nhân khiến chân răng dễ bị chảy máu.
  • Sử dụng răng giả, các phương pháp chỉnh nha chưa phù hợp hay đang trong quá trình điều trị và phục hồi.
  • Rối loạn nội tiết tố và thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C cũng gây nên chảy máu chân răng.
  • Một số nguyên nhân nguy hiểm và đáng sợ hơn xuất phát từ các căn bệnh như: tiểu đường, ung thư máu, bệnh bạch cầu và rối loạn đông máu.

Cách điều trị chảy máu chân răng tại nhà nhanh chóng

Chảy máu ở chân răng trong giai đoạn nhẹ hay do biết nguyên nhân đến từ các yếu tố va chạm lực, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà.

  • Bạn có thể dùng miếng gạc sạch thấm vào nước lạnh hoặc bao quanh 1 viên đá và để vào vùng đang chảy máu, giữ chặt đến khi cầm máu.
  • Dùng trà túi lọc ngâm vào nước lạnh và áp vào vùng chân răng đang chảy máu cũng giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
  • Ngậm nước muối ấm pha loãng, hay nước súc miệng không cồn vào sáng và tối sẽ giúp vùng lợi giảm viêm sưng, nhờ đó chảy máu chân răng cũng sẽ dần biến mất.
  • Mật ong và trà cũng là thần dược chữa tình trạng này rất tốt. Bạn có thể pha một ít mật ong vào trà, ngậm từ 2-3 phút để giảm đau, sát khuẩn.
  • Một số chuyên gia Ấn Độ đã nghiên cứu và chỉ ra dùng 1 quả chanh kết hợp với ăn 2 gram tỏi mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể.
  • Thêm cần tây, các loại trái cây như xoài, ổi, cam và bưởi vào thực đơn hàng ngày sẽ tạo thành lớp lá chắn vững vàng ngăn chân răng chảy máu.
  • Bạn có thể dùng thêm các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm và thuốc bổ sung khoáng chất, canxi, vitamin C, E, K,…. Nhưng bạn cần lưu ý không lạm dụng và tuyệt đối  tuân theo chỉ dẫn của dược sĩ.

Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn cần tìm đến nha sĩ để được điều trị đúng hướng và kịp thời.

cách điều trị chảy máu chân răng

Cách phòng tránh chảy máu chân răng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây chính là bước quan trọng giúp bạn chia tay căn bệnh này một cách nhanh chóng.

Bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng: sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, dùng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày.

Hạn chế cắn, nhai mạnh và nhanh các thức ăn có bề mặt góc cạnh và cứng. Bạn có thể dùng tay bẻ nhỏ chúng trước khi đưa vào miệng.

Uống đủ nước và ăn nhiều rau quả, trái cây giúp tăng cường dưỡng chất và vitamin C cho cơ thể. Nhờ đó, sức đề kháng được gia tăng, chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm và chảy máu chân răng.

Hạn chế uống rượu bia, ăn thức ăn cay nóng, vì đây là nguyên nhân gây nên xuất huyết chân răng.

Bạn cần lấy cao răng định kỳ (6 tháng/lần) nhằm phá bỏ môi trường sinh sôi của bệnh nha chu.

>> Xem thêm: Lấy cao răng có tốt không? Có nên thực hiện lấy cao răng?

Chỉ một vài bước đơn giản, bạn đã có thể “đánh bay màu” căn bệnh chảy máu răng và bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân.

Chảy máu chân răng không phải là một căn bệnh hiếm hay quá nguy hiểm, nhưng nếu bạn xem nhẹ và không biết cách chữa trị, phòng tránh từ sớm, chảy máu ở chân răng sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý, kết hợp bổ sung vitamin và khoáng chất để tối ưu quá trình điều trị.

Tác giả: Nha khoa Tân Định

Từ khóa » Cách Cầm Chảy Máu Chân Răng