Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Tại Nhà Hiệu Quả Chỉ Sau 10 Phút

Cách cầm máu khi nhổ răng rất đơn giản: cố định băng gạc, hạn chế tác động lên vết mổ, không hút thuốc, nghỉ ngơi thoải mái và có thể sử dụng thuốc cầm máu do bác sĩ kê đơn. Trong hầu hết trường hợp, những biện pháp trên sẽ cầm máu ngay chỉ sau từ 10 đến 15 phút.

Chảy máu sau nhổ răng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong quá trình làm sạch vết thương và thúc đẩy quá trình đông máu. Tuy nhiên nếu máu chảy nhiều và kéo dài sẽ là tình trạng nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu cách cầm máu khi nhổ răng nhanh chóng ngay sau đây.

  • 1. Cầm máu khi nhổ răng là gì
  • 2. Tại sao cần phải cầm máu khi nhổ răng
  • 3. Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng
  • 4. Cách cầm máu khi nhổ răng
    • 4.1. Cố định băng gạc tại vị trí nhổ răng
    • 4.2. Không tác động lên cục máu đông ở vị trí nhổ
    • 4.3. Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
    • 4.4. Không hút thuốc lá
    • 4.5. Chế độ ăn uống hỗ trợ cầm máu
    • 4.6. Vệ sinh răng miệng đúng cách
    • 4.7. Thăm khám bác sĩ
  • 5. Các loại thuốc cầm máu sau nhổ răng tốt nhất
    • 5.1. Thuốc cầm máu Calci clorid
    • 5.2. Thuốc Acid tranexamic
    • 5.3. Thuốc Carbazochrom cầm máu sau nhổ răng
  • 6. Khi nào nên gặp bác sĩ

1. Cầm máu khi nhổ răng là gì

Cầm máu khi nhổ răng (tooth extraction) là tình trạng máu chảy ra từ vết thương sau khi răng lấy ra khỏi nướu. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau quá trình tiểu thuật nhổ răng. Cơ thể cần thời gian để ngừng máu và làm sạch vết thương.

Thông thường, máu sẽ chỉ chảy trong 30 – 40 phút sau khi nhổ răng, tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Nếu sau thời gian đó mà máu vẫn chảy thì bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng

Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng

2. Tại sao cần phải cầm máu khi nhổ răng

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, cần nhanh chóng thực hiện cầm máu sau khi nhổ răng để kiểm soát chảy máu, tránh nguy cơ nhiễm trùng, giảm sưng viêm và hỗ trợ quá trình lành vết thương nhổ răng.

– Kiểm soát chảy máu: cầm máu giúp kiểm soát chảy máu, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra ngoài

– Ngăn ngừa nhiễm trùng: cầm máu giúp hình thành cục máu đông ở vùng vết thương, bảo vệ khỏi vi khuẩn và nhiễm trùng

– Hỗ trợ quá trình lành vết thương: cục máu đông hình thành khi cầm máu giúp bảo vệ và đẩy nhanh quá trình lành thương

– Giảm nguy cơ viêm nhiễm: cầm máu sau khi nhổ răng giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và một số biến chứng khác sau tiểu phẫu

3. Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng

Các nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng là (1):

– Mạch máu gần răng và mô bị tổn thương trong quá trình nhổ răng

– Vận động mạnh, ăn nhai đồ cứng sau khi nhổ răng

– Vùng nhổ răng không được sát trùng kỹ, vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nướu, gây chảy máu

– Người bệnh sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến đông máu như aspirin, warfarin, khiến máu lưu thông nhiều và khó cầm hơn

– Vị trí răng nhổ mắc các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm tuỷ răng,…

– Mắc bệnh lý như Hemophilia, giảm fibrinogen, giảm tiểu cầu,… sẽ khiến máu khó đông và dễ chảy máu

– Những người thiếu vitamin K, nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng dễ bị chảy máu sau nhổ răng

– Người bị tiểu đường, huyết áp cao có nguy cơ chảy máu kéo dài cao

Nguyên nhân xảy ra chảy máu khi nhổ răng

Nguyên nhân xảy ra chảy máu khi nhổ răng

4. Cách cầm máu khi nhổ răng

Các phương pháp cầm máu sau khi nhổ răng (2):

4.1. Cố định băng gạc tại vị trí nhổ răng

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ cho khách hàng cắn một miếng băng gạc để cầm máu. Điều này giúp thấm bớt máu từ vết thương chảy ra và giúp máu đông lại nhanh hơn.

Thao tác thực hiện:

– Dùng miếng băng gạc sạch, cuộn tròn và gấp lại thành hình vuông

– Làm ẩm băng gạc và đặt vào vị trí răng vừa nhổ khoảng 45 – 60 phút

– Đảm bảo để gạc luôn ở đúng vị trí và có thể tạo áp lực vào vị trí nhổ răng

Cố định băng gạt vào vị trí nhổ

Cố định băng gạt vào vị trí nhổ

4.2. Không tác động lên cục máu đông ở vị trí nhổ

Cục máu đông xuất hiện ở vị trí nhổ là dấu hiệu tích cực trong quá trình phục hồi. Do đó, hãy cẩn thận để không làm cục máu đông bị vỡ ra trong vòng 24 giờ đầu, giúp máu đông giữ nguyên và để vết thương nhanh hồi phục.

Ngoài ra, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Không súc miệng mạnh hoặc khạc nhổ

– Không dùng ống hút vì có thể tạo áp lực vào cục máu đông

– Tránh hắt hơi và xì mũi khi miệng đang mở

– Tránh chơi nhạc cụ có dùng miệng trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng như kèn, sáo,…

4.3. Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp giúp cơ thể được thư giãn và thoải mái hơn để vết thương mau lành:

– Không làm việc quá nặng hay tập thể dục quá sức

– Không cúi người hoặc khiêng đồ vật nặng

– Kê gối nằm cao hơn tim khi ngủ hoặc lúc nghỉ ngơi để kiểm soát tình trạng chảy máu cũng như để huyết áp ổn định hơn

4.4. Không hút thuốc lá

Để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, vết thương mau lành lại hơn, khách hàng không nên hút thuốc. Thuốc lá có thể gây ra những biến chứng nặng, khiến vết thương ra nhiều máu hơn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng.

Nên tránh hút thuốc ít nhất trong 48 giờ sau khi nhổ răng, tốt hơn hết nên cố gắng hút càng ít càng tốt sau đó.

4.5. Chế độ ăn uống hỗ trợ cầm máu

Chế độ ăn uống hợp lý để hình thành cục máu đông nhanh hơn, giúp vết thương mau lành:

– Chỉ tiêu thụ thức ăn dạng lỏng và mềm trong 24 giờ đầu sau quá trình nhổ răng

– Nhai thức ăn chậm rãi, nhẹ nhàng và nhai kỹ

– Không nhai kẹo cao su và không dùng bia rượu, chất kích thích, đồ uống có gas

– Tránh thức ăn cứng hoặc giòn, vì chúng sẽ gây tổn thương vào vết thương tại vị trí nhổ, gây chảy máu trầm trọng

– Tránh dùng thực phẩm quá nóng, lạnh

4.6. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, không nên dùng bàn chải đánh răng, thay vào đó hãy súc miệng bằng nước để giữ vệ sinh.

Sau đó, có thể sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và tránh vị trí mới nhổ răng để không làm vỡ cục máu đông. Đồng thời kết hợp sử dụng nước muối sinh lý súc miệng và tuân thủ bước vệ sinh răng miệng hàng ngày.

4.7. Thăm khám bác sĩ

Nếu chảy máu kéo dài hoặc lượng máu chảy quá nhiều sau khi nhổ răng thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Không tự mua thuốc giảm đau mà không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng không mong muốn.

5. Các loại thuốc cầm máu sau nhổ răng tốt nhất

Bác sĩ thường kê các loại thuốc cầm máu hiệu quả sau nhổ răng là: thuốc Calci clorid, Acid tranexamic và thuốc Carbazochrom.

5.1. Thuốc cầm máu Calci clorid

Calci clorid có tác dụng hình thành và giữ cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch, cầm máu. Ngoài ra thuốc còn có công dụng chống dị ứng, cân bằng lượng axit trong máu (3).

Thuốc Calci clorid không màu, không mùi, vị chát, hơi đắng, tan nhanh trong nước, dễ hút ẩm. Nên uống 2 – 4 gam/ngày và uống cách 3 – 4 ngày/lần.

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp như:

– Người có axit trong máu tăng cao, huyết áp cao

– Người đang dùng thuốc có thành phần Digitalis

– Người có bệnh hoặc tiền sử bệnh lý sỏi thận, sỏi mật

Sử dụng thuốc Calci Clorid để cầm máu khi nhổ răng

Sử dụng thuốc Calci Clorid để cầm máu khi nhổ răng

5.2. Thuốc Acid tranexamic

Thuốc cầm máu Acid tranexamic có màu trắng, tan trong nước, có công dụng ngăn sự phân hủy của fibrin để cầm máu (4).

Vì thuốc có tác dụng phụ hạ huyết áp, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa nên những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc này như 1 cách cầm máu sau khi nhổ răng:

– Phụ nữ có thai

– Người có tiền sử bệnh máu đông, tắc nghẽn mạch máu

– Người đang sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen

– Người xuất huyết não, có bệnh về thần kinh

Thuốc Acid tranexamic

Thuốc Acid tranexamic

5.3. Thuốc Carbazochrom cầm máu sau nhổ răng

Thuốc Carbazochrom có tác dụng làm tăng bền thành mạch và ngăn ngừa thẩm thấu máu qua mao mạch. Người dùng có thể uống 10 – 30 mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Liều lượng có thể thay đổi theo tuổi tác, mức độ chảy máu răng.

Ngoài ra thuốc còn có thể xảy ra 1 số tác dụng phụ như chán ăn, đầy hơi khó tiêu, phản ứng giống sốc thuốc như đau đầu, choáng váng,…

Thuốc Carbazochrome hỗ trợ cầm máu tốt

Thuốc Carbazochrome hỗ trợ cầm máu tốt

6. Khi nào nên gặp bác sĩ

Nếu tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng kèm theo các triệu chứng sau thì nên đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức:

– Chảy máu liên tục, không cầm được trong nhiều giờ

– Cảm thấy đau nhức dữ dội vị trí nhổ răng

– Vùng nhổ răng sưng to, đỏ hoặc có mùi hôi

– Cơ thể sốt, buồn nôn, mệt mỏi

Trên đây là những cách cầm máu khi nhổ răng nhanh chóng và hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề cầm máu nhổ răng hoặc cần tư vấn các dịch vụ nha khoa, vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris để được bác sĩ tư vấn miễn phí.

Từ khóa » Cách Cầm Chảy Máu Chân Răng