7 Ngàn Con Cò ốc Quý Hiếm Bay Về Tràm Chim - ThienNhien.Net

Facebook Linkedin Mail Spotify Website Search Sign in Welcome! Log into your account your username your password Forgot your password? Get help Password recovery Recover your password your email A password will be e-mailed to you. ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên Home Infographics 7 ngàn con cò ốc quý hiếm bay về Tràm Chim
  • Infographics
FacebookTwitterPinterestWhatsApp

ThienNhien.Net – Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết: Có hơn 7 ngàn con cò ốc bay về sinh sống tại vườn. Đây là một trong 32 loại chim nước đang được ưu tiên bảo tồn, lưu giữ. Chúng đang sống từng đàn trong 5 khu của Vườn quốc gia, nhiều nhất là khu A1 và A4.

Cò ốc - loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Ảnh: Wikipedia/www.nld.com.vn)
Cò ốc là loài chim nước, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (Ảnh: Wikipedia/www.nld.com.vn)

Cò ốc là loài chim nước, hiếm, được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Cò ốc vẫn thích nghi tốt với môi trường của vườn quốc gia Tràm Chim do nơi đây là vùng đất ngập nước, có nước ngọt quanh năm, có nhiều cây cỏ, thức ăn. Thức ăn chủ yếu của cò ốc là các loại ốc, cua, ếch, nhái và nhiều loại côn trùng khác. Cò ốc giúp Vườn quốc gia Tràm Chim tiêu diệt số lượng lớn ốc bươu vàng.

Theo ông Hùng, cò ốc có trọng lượng từ 1 – 1,5 kg, sống định cư, đôi cánh màu đen bóng và đuôi có ánh lục hay tía. Bộ lông chim trưởng thành thay đổi theo mùa. Cò ốc sinh sản thành bầy, xây dựng một tổ gồm những que thường trên cây, chúng đẻ 2 – 4 trứng vào mùa sinh sản.

Vườn quốc gia Tràm Chim đang bảo vệ loài chim này để phục vụ cho việc nghiên cứu về hệ chim nước, đánh giá giá trị đa dạng sinh học cũng như nguồn tài nguyên trong vườn, từ đó có biện pháp để góp phần bảo tồn những loài chim nước hiện hữu trong vườn cũng như bổ sung vào cơ sở dữ liệu của vườn.

Bài liên quan:

  1. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  2. Chuyên gia, nhà khoa học lên tiếng bảo vệ chim hoang dã, di cư
  3. Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”
  4. Bài 2: “Lúc Công an kiểm tra, tôi vẫn cho giết thịt chim phục vụ khách bình thường”
  5. Hãy cứu lấy chim trời – Bài 1: “Thiên la địa võng” quét sạch chim, cò
  6. Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
  7. Đồng Tháp đầu tư 92 tỷ đồng để bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ
  8. Giải pháp nào cho bảo tồn Sếu đầu đỏ ở Vườn Quốc gia Tràm Chim?
  9. Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ

RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR

Hội nghị COP16 tìm giải pháp ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học

Những hành động đơn giản để bảo vệ tầng ozone

Vụ sạt lở tại Làng Nủ: 52 người chết, 14 người mất tích, 87 người an toàn

Survey Banner

Nghe Podcast

Mới cập nhật

  • Khoa học về tìm kiếm và cứu nạn
  • Biến đổi khí hậu toàn cầu đang góp sức làm sa mạc hóa trở nên nghiêm trọng
  • Vì sao hàng loạt con lợn rừng hoang dã quý hiếm chết trong rừng Pù Mát?
  • Hà Nội chỉ đạo công an vào cuộc điều tra cháy rừng tại huyện Sóc Sơn
  • Gia Lai thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để tái sinh rừng

Trên Facebook

ThienNhien.Net

2 ngày trước

ThienNhien.Net Ô nhiễm không khí bủa vây đô thị: Đã đến lúc cần "bắt tay" hành động trách nhiệm ... Xem thêmThu nhỏ

Ô nhiễm không khí bủa vây đô thị: Đã đến lúc cần "bắt tay" hành động trách nhiệm

www.vietnamplus.vn

Theo Bộ Tài nguyên v​à Môi trường, côn... Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

4 ngày trước

ThienNhien.Net SẮC LÁ NÊN THƠ!Có ai từng nghĩ rằng giữa lòng Việt Nam lại ẩn chứa một góc trời Âu với cánh rừng phong rực rỡ? Vào mỗi độ cuối đông đầu xuân, rừng phong hương Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị lại khoác lên mình tấm áo mới như làm tỉnh thức cả một vùng thiên nhiên hữu tình nơi đây. Cánh rừng phong trải dài ven hồ thủy điện Rào Quán. Cây phong hương hay còn được người dân địa phương gọi là cây sau sau đã gắn bó với mảnh đất này từ bao đời. Sắc lá của rừng cây vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp trên nền trời xanh. Ban đầu là những nét chấm phá màu vàng tươi rồi lá phong dần chuyển sang cam rực rỡ, cuối cùng là đỏ thắm như ngọn lửa. Vào ngày nắng đẹp, những tia nắng chiếu rọi xuyên qua tán lá tạo nên những vệt sáng lung linh khiến khung cảnh trở nên huyền ảo hơn bao giờ hết. Đến với rừng phong hương Hướng Hoá, bạn sẽ có cơ hội được hòa mình vào thiên nhiên khi đi thuyền trên hồ, len lỏi qua những cánh rừng phong ngập nước. Hoặc bạn cũng có thể chọn cho mình một góc nhỏ để cắm trại, tận hưởng không khí trong lành và ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống đẹp nên thơ.Nguồn: Heritage - Inflight Magazine of Vietnam Airlines#ThienNhienNet #PanNature ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

6 ngày trước

ThienNhien.Net TRÊN NHỮNG ĐỒI CHÈ XANH MƯỚTCứ mỗi độ cuối năm, Mộc Châu lại trở lên sống động khi những đồi chè xanh mướt tràn trề nhựa sống vào vụ thu hoạch. Huyện Mộc Châu có tổng diện tích chè gần 3.000ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 25.000 tấn/năm. Giống chè chủ yếu tại đây là Shan Tuyết, chiếm tới 2.500ha trên diện tích của 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Loại chè ngon nhất tại Mộc Châu là chè Ô Long, thường được canh tác tại xã Tân Lập với độ cao 1.000m so với mực nước biển. Được đưa về trồng thành công tại Mộc Châu trong khoảng 20 năm, 80% sản lượng giống chè này được xuất khẩu đi thị trường Ấn Độ và Đài Loan. Ngoài chè Shan Tuyết và Ô Long, Mộc Châu cũng nổi tiếng với những dòng chè quý từ các cây chè cổ thụ khác.Tôi đến Mộc Châu vào những ngày đầu đông. Trong không gian bao la và thoáng đãng, các luống chè như những nét vẽ phóng khoáng, uốn lượn, nhịp nhàng dọc theo sườn đồi. Điểm bắt đầu là nơi tôi đứng nhưng kết thúc tưởng như chạy thẳng tới chín tầng mây. Khi các luống chè ăm ắp những búp non chờ hái, thì mùa vui của nông trường chè Mộc Châu cũng bắt đầu. Giữa nông trường, con đường đất màu vàng sẫm nổi bật là lối dẫn chính vào những khu đồi khác nhau. Sau tiếng kẻng, hàng trăm công nhân ùa ra di chuyển tới những luống chè. Họ đi thành hàng dài như những đốm màu rực rỡ, nhịp nhàng len lỏi.Công nhân ở đây chủ yếu là người dân bản địa có tuổi đời trong nghề hái chè khá lâu, thường là trên 10 năm. Phụ nữ phụ trách việc hái còn đàn ông có nhiệm vụ thu gom và đóng gói. Những đôi bàn tay thoăn thoắt hái chè mềm mại, lành nghề như đang biểu diễn điệu múa điêu luyện. Nhịp độ làm việc nhanh chóng để kịp tiến độ thu hoạch, thường mỗi đợt hái kéo dài khoảng 15 ngày là hết các khu vực. Đến với mùa vui trên nông trường chè Mộc Châu, bạn dễ sa vào vài cuộc tán gẫu vui vẻ với những người lao động hồn hậu. Tiếng gọi nhau í ới của thương lái, tiếng xe công nông lên dốc chở chè đã thu hoạch… Âm thanh cuộc sống tan vào gió, len theo những sườn đồi. Cuối thu đầu đông cũng là khoảng thời gian lý tưởng để du khách có thể ung dung ngắm nhìn quang cảnh thu hái chè và cảm nhận nhịp sống nơi đây. Bạn cũng sẽ có cơ hội được nghe kể về sự tích của đồi chè trái tim hay tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của những công nhân chân chất, gắn bó với nông trường gần như cả đời.Nguồn: Heritage - Inflight Magazine of Vietnam Airlines ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

1 tuần trước

ThienNhien.Net 🌱 NGÀY ĐẤT THẾ GIỚI 5/12/2024: Caring for Soils: Measure, Monitor, Manage 🌍🌏Ngày Đất Thế giới 5/12 (World Soil Day - WSD) là dịp kỷ niệm thường niên nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đất đối với sự sống và kêu gọi hành động quản lý bền vững tài nguyên quý giá này. ✨ Chủ đề Ngày Đất Thế Giới 2024 : Caring for Soils: Measure, Monitor, Manage được Liên hợp quốc đưa ra nhấn mạnh vai trò của dữ liệu đất chính xác trong việc ra quyết định quản lý đất bền vững, đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.💧Đất là nơi sản sinh hơn 95% lương thực, cung cấp 15/18 nguyên tố hóa học thiết yếu cho thực vật. 🌾Đất còn là lá chắn tự nhiên giúp lọc nước, lưu trữ carbon, và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người đang đẩy đất vào nguy cơ thoái hóa trầm trọng. Xói mòn làm giảm khả năng giữ nước, cạn kiệt dưỡng chất trong thực phẩm, và làm mất cân bằng hệ sinh thái. 🔑 Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ "Đất Mẹ"?. Đó là: 🌿Áp dụng quản lý đất bền vững: sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế hóa chất, và bảo vệ tầng đất mặt.🌿Khuyến khích nông nghiệp tái tạo để cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng khả năng giữ nước.🌿Tăng cường hợp tác giữa các bên: từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân, cùng bảo vệ tài nguyên đất vì một tương lai bền vững.----🔍 Lịch sử ra đời của Ngày Đất Thế Giới:🌿Năm 2002: Liên minh Khoa học Đất Quốc tế (IUSS) đề xuất cần có một ngày quốc tế dành riêng để tôn vinh vai trò của Đất.🌿Năm 2013: Hội nghị của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) chính thức ủng hộ Ngày Đất Thế Giới và đề nghị Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận.🌿Ngày 5/12/2014: Lần đầu tiên, WSD được tổ chức trên toàn cầu với chủ đề nâng cao nhận thức về đất.#WorldSoilDay #ProtectOurSoil #SustainableDevelopment #PanNature ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

ThienNhien.Net

1 tuần trước

ThienNhien.Net Thu hoạch mùa màng trên khắp thế giới!Ảnh: Sưu tầm ... Xem thêmThu nhỏ

Photo

Xem trên Facebook · Chia sẻ

Share on Facebook Share on Twitter Share on Linked In Share by Email

Trên YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=hXH3ulZGzSo

Chủ đề nổi bật

BBĐVHD biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu BĐKH bảo vệ môi trường Bảo vệ rừng bệnh truyền nhiễm cháy rừng corona Covid-19 cơ hội việc làm Dịch bệnh Hà Nội Hạn hán Hổ Khai thác khoáng sản khoáng sản khu công nghiệp lũ lụt Mê Kông Mưa bão Mưa lũ Mỹ Nghệ An ngà voi phá rừng plastic Quảng Nam rác thải nhựa SARS-CoV-2 sạt lở thiên tai Thủy điện Trung Quốc Trung Quốc vaccine xả thải Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường ô nhiễm ĐBSCL ĐVHD đa dạng sinh học đại dịch động vật hoang dã Giấy phép số 243/GP-TTĐT do Cục PT, TH và TTĐT cấp ngày 11/10/2024 Trụ sở: NV31, Khu đô thị Trung Văn, p. Trung Văn, q. Nam Từ Liêm, Hà Nội ĐT: 024 3556-4001 Fax: 024 3556-8941 Email: bbt@nature.org.vn Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Chịu trách nhiệm xuất bản: Trịnh Lê Nguyên Phụ trách biên tập: Phan Bích Hường Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn. Facebook Linkedin Mail Spotify Website © Trung tâm Con người và Thiên nhiên - 2024 MORE STORIES

Dẫn nước về bản

Chim chích gọi bầy

Xin cứu môi trường!

Loài thực vật có bộ gen lớn nhất

Rắn Lục Xanh

Bướm Sussex Emerald quý hiếm

G-29DEB5NF3T

Từ khóa » Các Giống Cò