7 Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Và Quan Trọng Cần Nắm Vững - Ứng Tuyển
Có thể bạn quan tâm
Nguyên tắc kế toán tập hợp những quy định mang tính chuẩn mực trong ngành kế toán. Đây là những nguyên tắc buộc bạn phải ghi nhớ và tuân theo nếu muốn làm việc và phát triển trong ngành kế toán. Bài viết dưới đây tổng hợp 7 nguyên tắc cơ bản nhất và quan trọng trong ngành kế toán, cùng theo dõi bài viết nhé!
Có thể bạn chưa biết: Kế toán là gì
I. Nguyên tắc kế toán là gì?
Nguyên tắc kế toán có nghĩa là những hướng dẫn cơ bản, quy định và chuẩn mực chung mà nhân viên ngành kế toán phải thực hiện và áp dụng vào trong công việc. Các nguyên tắc này không chỉ dành cho nhân viên kế toán mà ngay cả các tổ chức, doanh nghiệp đều phải thực hiện trong suốt quá trình thực hiện công việc kế toán, báo cáo tài chính. Các nguyên tắc kế toán cơ bản luôn không ngừng được cải tiến nhằm phù hợp với thời thế và đem lại những hiệu quả, lợi ích tốt nhất cho người thực hiện và tuân theo.
Tìm việc làm, tuyển dụng Kế toán có thể bạn quan tâm:
- Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh
- Nhân viên Kế Toán Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh
- Nhân viên Kế Toán Nhà Thuốc An Khang
II. Tìm hiểu 7 nguyên tắc kế toán cơ bản
1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Accruals
Nguyên tắc cơ sở dồn tích là nguyên tắc ghi chép thu chi vào sổ kế toán trong doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức phải ghi chép tất cả các việc liên quan đến tài chính của doanh nghiệp như tài sản, doanh thu, nguồn vốn, nợ nần, tiền thuế, các chi phí phát sinh thêm,... vào sổ kế toán ngay khi những việc tài chính này phát sinh. Việc sử dụng nguyên tắc này sẽ giúp việc báo cáo tài chính sẽ rõ ràng và dễ dàng nhận xét tình hình tài chính của cơ quan ngay tại thời điểm đó hoặc thời điểm quá khứ.
Ví dụ dễ hiểu là nếu như một doanh nghiệp được yêu cầu phải đóng số thuế là 15 triệu đồng vào tháng 9 nhưng phải đến tháng 10 doanh nghiệp đó mới thực hiện. Thì kế toán của doanh nghiệp đó vẫn phải liệt kê khoản chi đó vào mục của tháng 9.
2. Nguyên tắc giá gốc - Historical cost
Nguyên tắc gốc là nguyên tắc bắt buộc kế toán phải thực hiện việc ghi nhận tất cả tài sản của doanh nghiệp đó theo giá gốc. Giá gốc ở đây là số tiền mà doanh nghiệp phải chi để có được sản phẩm, tài sản đó và được tính dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương số tiền đã chi. Kế toán không có quyền được điều chỉnh giá gốc của tài sản, trừ trường hợp có quy định cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.
Lấy ví dụ đơn giản là một doanh nghiệp mua một chiếc máy tính với giá 18 triệu đồng vào tháng 5/2021. Đến cuối tháng 1/2022 thì chiếc máy tính này lại được bán trên thị trường với mức giá là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, kế toán vẫn phải ghi nhận chiếc máy tính đó với giá tại thời điểm mua là 18 triệu đồng.
3. Nguyên tắc hoạt động liên tục - Going concern
Nguyên tắc kế toán thứ 3 mà bạn cần biết đó chính là nguyên tắc hoạt động liên tục. Nguyên tắc hoạt động liên tục có nghĩa là việc các kế toán lập các bài báo cáo tài chính phải dựa trên việc giả sử rằng cơ quan đó phải luôn hoạt động từ hiện tại cho đến tương lai gần. Nguyên tắc này buộc các nhân viên kế toán không được lập thêm quá nhiều các khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập không được thấp hơn các khoản chi của cơ quan. Nhân viên kế toán chỉ được báo cáo lượng doanh thu khi đã có bằng chứng chắc chắn để chứng minh và phải báo cáo dựa trên giá gốc chứ không phải giá thị trường. Ví dụ khi làm báo cáo tài chính của cơ quan, nhân viên kế toán phải làm báo cáo từ thời điểm hiện tại là tháng 1/2022 cho đến tương lai gần là tháng 6/2022.
4. Nguyên tắc nhất quán - Consistency
Nguyên tắc nhất quán là nguyên tắc thống nhất các chính sách kế toán và phương pháp kế toán trong một kỳ kế toán. Trong một kỳ đó, nếu có xảy ra sự thay đổi nào trong chính sách kế toán hay phương pháp kế toán thì những thay đổi đó phải được ghi rõ trong phần thuyết minh báo cáo và phải giải thích rõ lý do thay đổi.
Để dễ hình dung hơn, ta lấy ví dụ ở một doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp A làm phương pháp được sử dụng trong kỳ kế toán này thì trong suốt quá trình ký đó, nhân viên kế toán chỉ được sử dụng đúng phương pháp A mà thôi.
5. Nguyên tắc phù hợp - Matching concept
Nguyên tắc phù hợp là nguyên tắc yêu cầu kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Nói dễ hiểu hơn là khi nhân viên kế toán ghi nhận một khoản doanh thu thì phải lập tức ghi nhận một khoản chi phí có mục đích liên quan đến doanh thu đã được ghi nhận trước đó. Chi phí liên quan đến doanh thu thường là các chi phí của kỳ tạo ra doanh thu hoặc các chi phí phải trả liên quan đến chi phí của kỳ đó.
Ví dụ khi nhân viên kế toán của công ty X ghi nhận khoản doanh thu của việc buôn bán sản phẩm giày dép ra thị trường trong kỳ vừa rồi thì còn phải ghi thêm khoản chi phí có liên quan đến số sản phẩm giày dép được bán đó.
6. Nguyên tắc thận trọng - Frudence concept
Nguyên tắc cơ bản thứ 6 trong kế toán chính là nguyên tắc thận trọng. Đây là nguyên tắc buộc kế toán phải luôn có và đưa ra được các phán đoán, sau đó thận trọng xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để lập các kế hoạch, phương pháp kế toán trong trường hợp không có sự chắc chắn.
Kế toán phải hết sức lưu ý khi lập các khoản dự phòng không quá lớn, các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu thập, không được đánh giá thấp các giá trị của khoản nợ và khoản chi, chỉ được ghi nhận doanh thu khi có bằng chứng chắc chắn, khi có bằng chứng phát sinh chi phí mới được ghi nhận các khoản chi phí phát sinh. Phương pháp thận trọng chính là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro về mặt tài chính.
Để dễ hiểu hơn, ta lấy ví dụ về một xưởng may vừa xuất được một lô áo thun với trị giá là 20 triệu đồng. Nhân viên kế toán phải ngay lập tức tạo một khoản dự phòng có trị giá bằng với trị giá lô áo thun nhằm đề phòng sản phẩm bị trả về do một vấn đề nào đó.
7. Nguyên tắc trọng yếu - Materiality concept
Và nguyên tắc cuối cùng trong 7 nguyên tắc cơ bản trong kế toán mà các kế toán viên cần nắm vững chính là nguyên tắc trọng yếu. Nguyên tắc trọng yếu chính là nguyên tắc mô tả hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin có yếu tố quan trọng của nhân viên kế toán. Vì mang tính chất quan trọng nên chắc chắn nếu thiếu hoặc sai lệch các thông tin này sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Ví dụ như trong báo cáo của nhà hàng X, những mục có cùng nội dung sẽ được gộp chung vào một mục lớn như chi phí nguyên liệu, tiền lương nhân viên, chi phí phát sinh,... sẽ được gộp vào mục lớn là Chi tiêu của nhà hàng.
Xem thêm:
- Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
- Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
- Tìm hiểu mức lương kế toán và những yếu tố giúp deal lương cao hơn
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ nội dung của 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà bạn cần biết nếu muốn theo đuổi công việc kế toán. Rất mong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về những nguyên tắc cơ bản khi làm kế toán, nếu có góp ý hoặc câu hỏi hãy để lại chúng ở phần bình luận và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Từ khóa » Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán Ngân Hàng
-
7 Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản, Ai Làm Kế Toán Cũng Cần Nắm Vững
-
Nguyên Tắc Thận Trọng (Conservatism Principle) Là Gì? - VietnamBiz
-
Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán – Nội Dung Và Cách Thức đánh ...
-
Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán Từ Các Góc Nhìn
-
Những Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản áp Dụng Trong Ngân Hàng
-
Các Nguyên Tắc Kế Toán Theo Chuẩn Mực Có Ví Dụ
-
Kế Toán Ngân Hàng Là Gì? Nguyên Tắc Và Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân ...
-
Nguyên Tắc Thận Trọng Là Gì? Ví Dụ Về Nguyên Tắc ...
-
7 Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản (có Ví Dụ) Bạn Cần Biết
-
7 Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Mà Kế Toán Nhà Hàng Cần Biết - IPOS
-
[PDF] CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CÓ TRÁCH NHIỆM
-
Trình Bày Các Tóm Lược Các Nguyên Tắc Kế Toán , Cho Ví Dụ Việc Vận ...
-
7 Nguyên Tắc Lập Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200