7 Tác Dụng Bất Ngờ Của Cây Tầm Bóp Mọc Dại ở Việt Nam - Hello Bacsi

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, đây là một loại cây thân thảo thuộc họ cà (Solanaceae), tên thường gọi ở Việt Nam là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Mặc dù mọc dại và rất phổ biến nhưng ít ai biết rõ tác dụng của cây tầm bóp. 

Nhận biết cây tầm bóp

  • Thân thảo, cao khoảng 50-90cm, nhiều cành mọc rủ xuống là chủ yếu
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, màu xanh lục, chia thùy hoặc không
  • Hoa mọc đơn độc, có màu trắng nhụy vàng, 5 cánh. Đài hoa có lông mịn bao phủ, hình chuông. Một số bông có chấm tím ở phần gốc
  • Quả mọng hình tròn, nhẵn nhụi; khi nhỏ màu xanh, chín đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả có lớp đài bao bọc, khi bóp vỡ sẽ tạo tiếng kêu lốp bốp. Hạt nhiều và nhỏ, hình thận. Mùa quả quanh năm.

Bộ phận dùng của rau tầm bóp

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Rau tầm bóp được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hoạch, bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô tích trữ dùng dần.

Vậy tác dụng của cây tầm bóp là gì? Hãy cùng xem qua 6 công dụng tuyệt vời sau đây nhé.

Thành phần chính của tầm bóp

cây tầm bóp có tác dụng gì

Thành phần hóa thực vật trong cây quyết định tác dụng của cây tầm bóp. Theo nhiều nghiên cứu, trong cây tầm bóp có chứa:

  • Nước,
  • Đạm,
  • Đường,
  • Chất béo,
  • Chất xơ
  • Khoáng chất
  • Các thành phần hoạt chất bao gồm axit phenolic, flavonoid, vitamin C, vitamin A, alkaloid và steroid…

Cây tầm bóp có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu đờm, chỉ khái… quả tính bình, chua nhẹ; quy kinh tâm, bàng quang. Loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho nhiều đàm, tiểu đường, mụn nhọt…

Về tác dụng của rau tầm bóp trong Y học hiện đại như sau:

1. Phòng chống bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu

Cây tầm bóp chứa một lượng lớn vitamin C và axit phenolic, phytosterol giúp loại bỏ các gốc tự do làm giảm cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh được các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Đây cũng là đáp án cho câu hỏi uống cây tầm bóp có tác dụng gì.

Bạn có thể xay lá tầm bóp với nước sau đó lọc lấy phần nước để uống như một loại nước ép bổ dưỡng. Bạn cũng có thể xào rau tầm bóp với các loại hải sản, thịt heo, bò tùy thích.

cây tầm bóp có tác dụng gì

2. Tác dụng của cây tầm bóp – Hỗ trợ điều trị ung thư

Uống cây tầm bóp phơi khô có tác dụng gì thì khoa học đã tìm ra nhiều chất chống oxy hóa từ flavonoid có trong cây tầm bóp, cùng với sự có mặt của vitamin C, beta-caroten sẽ có lợi trong điều trị   một số bệnh ung thư.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc chữa ung thư từ cây tầm bóp kết hợp với cây xạ đen sau đây:

  • Chuẩn bị 30g tầm bóp khô, 40g cây xạ đen.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm đun sôi với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 700ml
  • Chia ra uống trong ngày.

3. Quả tầm bóp có tác dụng gì? Giúp sáng mắt

Quả tầm bóp có thể giúp bạn bổ sung nhu cầu vitamin A hàng ngày. Vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn được khỏe mạnh, ngăn ngừa giảm thị lực.

4. Tác dụng cây tầm bóp giúp điều trị viêm nhiễm, cảm sốt

Cảm sốt và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn ít bị các triệu chứng trên, hãy ăn một lượng rau tầm bóp để cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày. 

Ở một vài nơi trên thế giới, công dụng của cây tầm bóp còn có thể kể đến như:

  • Điều trị sốt rét, viêm da, khớp, viêm ruột nhờ tác dụng kháng viêm thông qua việc điều chỉnh một loạt con đường phản ứng viêm liên quan đến sự hiện diện của Phytosterol.
  • Chiết xuất Physalis trong thực nghiệm cho thấy hoạt động kháng khuẩn nên có lẽ đã được người xưa sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm như: đau họng, ho đàm, đinh nhọt…

tác dụng của cây tầm bóp

5. Tác dụng của cây tầm bóp hỗ trợ điều trị tiểu đường

Không phải không có lý do mà dân gian dùng tầm bóp để điều trị bệnh đái tháo đường. Các nhà khoa học đã khám phá ra vai trò ổn định đường huyết của dịch chiết cây này. Đây sẽ là tiềm năng trong tương lai về việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

6. Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương

Cây tầm bóp có tác dụng gì?

  • Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Dịch chiết của lá tầm bóp cũng đã được chứng minh giúp tăng cường các tế bào bạch cầu lympho trong cơ thể.
  • Physalis trong thực nghiệm có hiệu quả ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư ở người (ruột kết, phổi, gan, thanh quản và bạch cầu). Chúng cũng được cho là có một số tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
  • Vitamin C có trong cây tầm bóp cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Tác dụng của cây tầm bóp

  1. Phòng chống bệnh tim mạch, giảm mỡ máu
  2. Hỗ trợ điều tị ung thư
  3. Giúp sáng mắt
  4. Điều trị viêm, cảm sốt
  5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  6. Làm lành vết thương

Cần lưu ý gì khi sử dụng cây tầm bóp trong điều trị và phòng ngừa bệnh?

Tác dụng của cây tầm bóp với sức khỏe là không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng cây tầm bóp như một loại “tiên dược” một cách vô tội vạ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi dùng cây tầm bóp bạn nên lưu ý:

  • Tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với cây lu lu đực một loại cây chứa độc tố solanin. Lu lu đực là cũng là loại cây có quả tròn như quả cà nhưng mỏng hơn tầm bóp. Cây này có độc khi dùng tươi. Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả có màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Vì vậy, bạn cần lưu ý quan sát kỹ để tránh nhầm lẫn.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng cây tầm bóp và các sản phẩm từ tầm bóp.
  • Tác hại của cây tầm bóp là có thể gây dị ứng với một số người. Nếu trong quá trình sử dụng bạn quan sát thấy triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ,… thì hãy lập tức đi khám bác sĩ.
  • Thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp nếu bạn đang dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác. Chúng có thể gây tương tác với nhau, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

  1. Tránh nhầm với lu lu đực
  2. Thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú, đang dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác
  3. Chống chỉ định cho người dị ứng

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của cây tầm bóp đối với sức khỏe, từ đó có thể sử dụng thảo dược này hiệu quả nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Tầm Bóp Leo