7 "tác Dụng Phụ" Vô Cùng đáng Sợ Của đậu Phụ - SOHA
Có thể bạn quan tâm
Không thể phủ nhận tác dụng tốt của đậu phụ cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành nói chung. Tuy nhiên, do ngộ nhận đậu phụ là thực phẩm tốt và vô hại nên nhiều người sử dụng rất vô độ. Thực tế, thực phẩm dù tốt đến đâu cũng có mặt trái. Và đậu phụ cũng vậy. Nếu bạn sử dụng đậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành triền miên từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác thì bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng phụ mà đậu phụ có thể gây ra:
Gây thiếu i-ốt
Đậu phụ có chứa chất saponins mà theo các nhà nghiên cứu, nếu chất này được hấp thu vào cơ thể một lượng lớn, chúng sẽ đào thải lượng iốt trong cơ thể, dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu i-ốt.
Gây cứng động mạch
Protein trong đậu phụ dưới tác dụng của các chất xúc tác, enzym trong dạ dày sẽ dễ dàng bị chuyển hóa. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn các chất protein và không hấp thụ hết nó sẽ trở nên dư thừa, làm tăng lượng cholesterol trong máu gây xơ cứng động mạch.
Phá vỡ nội tiết tố nam và giảm lượng tinh trùng ở nam giới
Đậu nành có chứa isoflavone, một hợp chất làm tăng lượng estrogen trong cơ thể.
Nếu bạn là nam giới, tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành bao gồm cả đậu phụ có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone sinh sản.
Thêm nữa, theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay thì mức tiêu thụ các sản phẩm từ đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đi đáng kể.
Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên: mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.
Làm tăng nguy cơ ung thư
Nếu trong đậu phụ chứa các chất bảo quản không lành mạnh và có ảnh hưởng đến nội tiết tố nên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Gây ra các vấn đề về tuyến giáp
Những người có vấn đề ở tuyến giáp không nên ăn nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm đậu nành khác vì nó tác động không nhỏ đến sự cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Gây khó tiêu
Protein trong đậu phụ khi được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
Gây suy chức năng thận
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đậu phụ có hàm lượng nhỏ chất Nitơ, với những ai thận yếu hoặc người cao tuổi khi ăn nhiều đậu phụ đồng nghĩa với việc lượng Nitơ nạp vào cơ thể cũng tăng theo, gây áp lực lên thận khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc thải Nitơ.
Hiện tượng này nếu xảy ra lâu ngày và việc phải thường xuyên làm việc quá sức sẽ khiến thận của bạn suy yếu.
Không những thế, theo khảo sát trên thị trường, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ còn sử dụng thạch cao công nghiệp trong sản xuất.
Thạch cao công nghiệp là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì…
Khoa học đã chứng minh, nếu dùng lâu ngày các sản phẩm có chứa thạch cao, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Về lâu dài, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Bên cạnh thạch cao công nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ còn sử dụng các chất như canxi sunfat (CaSO4) hoặc canxi clorua (CaCl2), là những chất mà cơ thể có thể hấp thu theo đường máu.
Nếu dùng với tỷ lệ cao, cơ thể hấp thu không hết, canxi sẽ được thải ra theo đường tiểu, lâu ngày có thể vôi hóa, gây nên bệnh sỏi thận.
Riêng với đậu phụ non, để tạo độ mềm mịn, người sản xuất cho thêm gelatine vào nước đậu nành. Gelatine được trích từ da và xương của động vật (lợn, bò, dê, cừu, cá…).
Nếu công nghệ không tốt, nguyên liệu chế biến gelatine không đảm bảo vệ sinh, người dùng sản phẩm gelatine sẽ có nguy cơ bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm từ động vật.
Với những công bố nói trên, có thể thấy việc sử dụng đậu phụ thường xuyên trong chế biến món ăn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe người dùng.
Lượng dùng bao nhiêu là đủ?
Đậu phụ nhìn chung tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Người già, người bị thận, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh gout, xơ vừa động mạch… càng nên hạn chế ăn đậu phụ. Chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 gram.
Cách làm trắng da bằng chanh tươi hiệu quả hơn kem trộn | Bí quyết để nhanh khỏi viêm họng không cần uống thuốc | Cảnh báo những loại hải sản có độc tố cao gây chết người |
Từ khóa » đậu Phụ Trắng Có Tác Dụng Gì
-
Tác Dụng Của đậu Phụ Tốt Cho Sức Khỏe Của Bạn Thế Nào?
-
11 Lợi ích Tuyệt Vời Của đậu Phụ - Báo Thanh Niên
-
Ăn đậu Phụ Có Tốt Không? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Lợi Và Hại Khi Sử Dụng đậu Phụ - Báo Lao Động
-
10 Tác Dụng Của đậu Phụ Thuyết Phục Bạn ăn Nhiều Hơn - Cao Gắm
-
Đậu Hũ, 'thần Dược' Của Cuộc Sống - Điện Máy XANH
-
Các Thành Phần Dinh Dưỡng Của đậu Phụ - Vinmec
-
Đậu Hũ Là Gì? Thành Phần, Lợi ích Và Nguy Cơ Bạn Cần Phải Biết Rõ
-
Đậu Phụ Bao Nhiêu Calo? Lợi ích Khi ăn đậu Phụ - Toshiko
-
Đậu Phụ Có Lợi ích Và Tác Hại Gì đối Với Sức Khỏe? - Dinh Dưỡng - Zing
-
Những Công Dụng Của đậu Hũ Non Mà Không Phải Ai Cũng Biết
-
Đậu Hũ Lợi ích Của Đậu Hũ - Thực Phẩm Đồng Xanh
-
Ăn đậu Phụ Có Yếu Sinh Lý Không? Nam Giới Cần Lưu ý Gì Khi Sử Dụng?
-
Bạn Có Biết Đậu Phụ Tốt Cho Người Tập Thể Hình Như Thế Nào?
-
Nam Giới ăn Nhiều đậu Phụ Có Yếu Sinh Lý Không? - Giải đáp Thắc Mắc
-
8 Tác Dụng Của đậu Phụ đối Với Sức Khỏe Và Các Món ăn Ngon Từ ...
-
Ăn đậu Phụ Có Tốt Không? Những Tác Dụng Và Tác Hại Của đậu Phụ