7p Trong Marketing - Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả - Dessite
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược marketing mix là một công cụ đắc lực trong việc xây dựng chiến lược marketing. Có lẽ bạn cũng biết mô hình 4P là bản rút gọn của mô hình 7p trong marketing. Nó được đánh giá là Top 3 mô hình marketing truyền thống dựa theo thống kê của Smart Insights. Sau đây hãy cùng tìm hiểu kỹ về mô hình 7p này nhé!
7p trong marketing là gì?
7p là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Chuyên gia marketing E.Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing 4P vào những năm 1960. Thuật ngữ này sau đó đã được mở rộng thành marketing 7P và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều trường đại học về kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp về chiến lược marketing mix cơ bản.
Cơ sở hình thành mô hình 7p
Chúng ta gọi thời đại marketing là giai đoạn bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 khi mô hình kinh doanh chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường và sau này nói chính xác hơn là định hướng khách hàng (chính xác hơn nữa là khách hàng tiêu dùng). Lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh này hình thành một loạt các khái niệm và định nghĩa mới giúp chiến lược marketing mix thực sự trở thành một môn khoa học ứng dụng hiệu quả.
Trong những thập kỷ gần đây, những doanh nghiệp thành công và bền vững đều là doanh nghiệp định hướng marketing (gọi là marketing-oriented company), khác với hai thế lực doanh nghiệp khác là “doanh nghiệp thành công nhờ chính sách nhà nước” và “doanh nghiệp thành công dựa vào nguồn tài nguyên”.
Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ nhận thức của quản trị doanh nghiệp từ mô hình “5 thế lực” của Michael Porter lấy doanh nghiệp làm chủ thể, sang mô hình “4P” lấy “khách hàng” làm trọng tâm mà Philip Kotler đã đúc kết. Các phép toán vĩ mô càng ngày càng trở nên rắc rối và khó hiểu dựa theo sự tăng trưởng mức độ phức tạp của nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự chuyển đổi trong nghiên cứu tâm lý từ quan điểm tâm sinh lý cá nhân (Pavlov và Sigmund Freud) sang tâm lý nhân văn mang tính cộng đồng của Abraham Maslow.
Sự hiểu biết của chúng ta về con người dưới góc độ tâm lý và nhu cầu mặc dù vẫn còn nhiều bí ẩn nhưng rất nhiều quy tắc ứng xử mang tính cộng đồng đã được ghi nhận dưới sự phân tích thống kê. Tuy nhiên tương lai là một bí ẩn lớn nhất mà càng ngày nhà doanh nghiệp càng không thể chủ quan. Cả Michael Porter và các học giả marketing ngày nay đều có chung quan điểm rằng chiến lược đúng là đi tìm “con đường riêng” cho mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn bí ẩn của con người.
Có ít người thừa nhận marketing ở cấp độ triết học. Họ cho rằng tiếp thị là những trò rẻ tiền và khuyến dụ con người làm những việc mà người ta không mong muốn. Chúng tôi muốn cảnh báo với cộng đồng rằng marketing là một ngành học thuật đã được nâng tầm triết lý, trong đó Brand Marketing là một đỉnh cao. Bản thân marketing không tự xác lập sứ mệnh cho mình mà con người là động lực hình thành sứ mệnh của khoa học tiếp thị (hiểu theo nghĩa rộng).
Ngày nay lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng marketing, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự phát triển của loài người. Marketing giúp hình thành sản phẩm hay cách thức để thỏa mãn nhu cầu của con người, không những thế xây dựng chiến lược marketing còn giúp con người nhận ra những khát vọng để thúc đẩy họ vươn lên, giúp họ nhận rõ bản thân mình với những người xung quanh, giữa sản phẩm này với sản phẩm khác.
Bởi vậy quý vị hẳn sẽ không ngạc nhiên khi Al Ries (học giả nghiên cứu marketing nổi tiếng Mỹ, thế hệ tiếp nối Philip Kotler) so sánh sự tiến bộ của brand và các chiến lược marketing song hành với thuyết tiến hóa của Darwin trong nhận thức của con người về thế giới vật chất, mối quan hệ trao đổi giữa các cá thể trong cộng đồng và việc xác lập vị thế cá nhân trong cộng đồng.
|
Phân tích cụ thể mô hình 7p trong marketing
Mô hình 7p được phát triển từ 4P này và được định nghĩa như sau:
1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là một mặt hàng được xây dựng hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định. Sản phẩm trong marketing 7P có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa.
Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn thiết kế và sản xuất ra phải đáp ứng đúng nhu cầu và đuổi kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn hướng tới. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà họ đang tạo ra.
Một sản phẩm có vòng đời nhất định gồm 4 giai đoạn:
-
- Giai đoạn giới thiệu (introduction)
- Giai đoạn tăng trưởng (growth)
- Giai đoạn trưởng thành (maturity)
- Giai đoạn thoái trào (decline)
Điều quan trọng là bạn phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu khi nó đạt đến thời gian thuộc giai đoạn thoái trào. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tạo ra các sản phẩm có sự kết hợp. Bạn có thể mở rộng sản phẩm hiện tại bằng cách đa dạng hóa hoặc tăng độ sâu của dòng sản phẩm.
Nói chung, các nhà tiếp thị phải tự đặt ra câu hỏi nên làm trong product mix là gì để cung cấp một sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Để phát triển sản phẩm phù hợp bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
-
- Khách hàng muốn gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm?
- Họ sẽ sử dụng nó như thế nào?
- Khách hàng sẽ sử dụng nó ở đâu?
- Những tính năng nào sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
- Có bất kỳ tính năng cần thiết nào mà bạn đã bỏ lỡ?
- Bạn có đang tạo ra các tính năng mà khách hàng không cần?
- Tên sản phẩm là gì? Nó có hấp dẫn không?
- Kích cỡ và màu sắc sản phẩm có thu hút?
- Sản phẩm bạn khác với các sản phẩm của đối thủ như thế nào?
- Vẻ ngoài (bao bì) sản phẩm có bắt mắt không?
2. Price (Giá cả)
Price – Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả để sử dụng nó. Giá sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên định nghĩa Marketing Mix. Giá cả trong mô hình marketing 7p cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược marketing vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty bạn.
Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm. Nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi cho mình thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp. Chính sách về giá cả luôn giúp định hình nhận thức về sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng. Luôn nhớ rằng giá thấp thường có nghĩa là sản phẩm chất lượng kém hơn khi họ so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên nếu giá quá cao sẽ khiến chi phí vượt xa lợi ích trong mắt khách hàng. Và do đó họ sẽ coi trọng tiền của họ hơn sản phẩm của bạn. Hãy cân nhắc kiểm tra giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra giá cả phù hợp. Khi đặt giá cho sản phẩm các marketers nên xem xét giá trị cảm nhận mà sản phẩm cung cấp.
|
3. Place (Địa điểm)
Place là địa điểm hay kênh phân phối – một phần quan trọng của định nghĩa Marketing Mix. Bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng. Điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết sâu sắc về thị trường. Từ đó, bạn sẽ tìm được các kênh phân phối mà chúng có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn.
Có nhiều chiến lược phân phối bao gồm:
-
- Phân phối chuyên sâu
- Phân phối độc quyền
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Nhượng quyền
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên trả lời trong việc phát triển chiến lược phân phối của mình:
-
- Khách hàng tìm thấy dịch vụ hoặc sản phẩm ở đâu?
- Những loại cửa hàng nào khách hàng tiềm năng thường đi đến? Họ mua sắm trong một trung tâm, một cửa hàng thông thường, trong siêu thị, hay online?
- Làm thế nào để bạn truy cập các kênh phân phối khác nhau?
- Chiến lược marketing phân phối của bạn khác với đối thủ như thế nào?
- Bạn có cần một lực lượng bán hàng hùng hậu?
- Bạn có cần tham dự hội chợ thương mại?
- Hay bạn có nên xây dựng kênh bán hàng online?
4. Promotion (Quảng bá)
Quảng bá – Promotion là một thành phần rất quan trọng của marketing vì nó có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu và bán hàng. Quảng bá trong 7P bao gồm các yếu tố khác nhau như:
-
- Tổ chức về bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Quảng cáo, khuyến mãi
- Xúc tiến bán hàng
Quảng cáo thường bao gồm các phương thức truyền thông được trả tiền như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, print media hay quảng cáo trên internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn. Trong thời đại ngày nay, hầu hết các nguồn lực marketing đều tập trung vào quảng cáo trực tuyến. Quan hệ công chúng (Public Relation) là giao tiếp với khách hàng và thường không được trả tiền. Nó bao gồm thông cáo báo chí, triển lãm, thỏa thuận tài trợ, hội thảo, hội nghị và sự kiện.
Marketing truyền miệng (word of mouth) cũng là một loại hình quảng cáo sản phẩm. Truyền miệng là một cách truyền đạt về lợi ích sản phẩm thông qua sự hài lòng của các khách hàng và các cá nhân. Nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng trong public relation và truyền miệng. Việc truyền miệng có thể xảy ra thông qua internet.
Để tạo được chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
-
- Làm thế nào để có thể gửi thông điệp theo như kế hoạch marketing đã đề ra đến với các khách hàng tiềm năng của bạn?
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá sản phẩm?
- Bạn sẽ tiếp cận đối tượng tiềm năng và người mua của bạn thông qua quảng cáo truyền hình chứ?
- Có tốt hay không nếu sử dụng các social media trong việc quảng bá sản phẩm?
- Chiến lược quảng bá của đối thủ là gì?
- Sự kết hợp giữa các chiến lược quảng bá và cách bạn tiến hành quảng cáo sẽ phụ thuộc vào ngân sách của bạn, thông điệp bạn muốn truyền đạt và thị trường mục tiêu của bạn.
|
5. People (Con người)
People – Con người bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.
Đối với yếu tố con người, nghiên cứu kỹ lưỡng là điều rất quan trọng để khám phá liệu có đủ số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn đang có nhu cầu cho một số loại sản phẩm và dịch vụ nhất định hay không.
Nhân viên của công ty rất quan trọng trong việc marketing. Họ là những người cung cấp dịch vụ. Điều quan trọng và bạn phải tuyển dụng và đào tạo đúng người dù đó là người thuộc bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, copywriter, lập trình viên,… Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo tốt sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tìm thấy những khách hàng thực sự tin tưởng vào các sản phẩm, khả năng cao là các nhân viên của bạn đã thực hiện công việc tốt nhất có thể. Ngoài ra, những nhân viên tốt, cởi mở sẽ phản hồi trung thực về doanh nghiệp và đưa ra những suy nghĩ về đam mê của riêng họ. Từ đó họ cũng góp phần mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Đây là một bí mật, lợi ích của việc cạnh tranh nội bộ trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.
6. Process (Quy trình)
Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để giảm thiểu chi phí. Giảm thiểu ở đây có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối và các quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả. Tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể đến sau để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
|
7. Physical Evidence
Vì đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng doanh nghiệp cần có các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ đã cung cấp.
Ngoài ra physical evidence trong 7p marketing cũng liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường. Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương hiệu.
Ví dụ: Khi bạn nghĩ về thức ăn nhanh thì bạn sẽ nghĩ đến McDonalds. Khi bạn nghĩ về thể thao, cái tên Nike và Adidas xuất hiện trong đầu. Bạn ngay lập tức biết chính xác sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường vì đây là người dẫn đầu thị trường và đã thiết lập một bằng chứng vật lý cũng như bằng chứng tâm lý trong marketing của họ. Họ đã thao túng nhận thức người tiêu dùng tốt đến mức các thương hiệu của họ xuất hiện đầu tiên khi một cá nhân được yêu cầu đọc tên một thương hiệu trong lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp của họ.
Cách áp dụng hiệu quả mô hình 7p trong Marketing Mix?
Các công ty sử dụng mô hình marketing 7p mix để đặt mục tiêu, đưa ra phân tích SWOT và các phân tích đối thủ. Nó là một khung sườn thực tiễn trong việc đánh giá việc kinh doanh hiện tại qua cách tiếp cận hợp lý.
Hãy tự hỏi và trả lời thử những câu hỏi sau:
-
- Products/Services (Sản phẩm/Dịch vụ): Làm thế nào bạn có thể phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của mình?
- Prices (Giá bán): Làm thế nào để thay đổi mô hình giá cả?
- Places (Điểm bán): Lựa chọn phân phối mới đến khách hàng để họ trải nghiệm sản phẩm của bạn là gì? (Ví dụ: online, tại cửa hàng, điện thoại,…)
- Promotion (Truyền thông): Làm thế nào chúng ta có thể thêm vào hoặc thay thế sự kết hợp của các kênh truyền thông online?
- Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế): Làm thế nào để chúng ta đảm bảo những trải nghiệm của khách hàng? (Ví dụ: nhân viên được huấn luyện kỹ lưỡng, trình duyệt website đẹp, những tòa nhà bắt mắt,..)
- People (Con người): Nhân viên của bạn là ai và họ còn thiếu những kỹ năng gì?
- Process (Quy trình): Làm thế nào bạn có thể cải thiện quy trình sản xuất để tạo được lợi nhuận cao nhất?
|
Tại sao bạn nên lựa chọn Dessite để phát triển mô hình 7p trong marketing?
Những ưu thế nổi bật của Dessite so với những đơn vị khác trên thị trường để cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ digital marketing chất lượng.
Website chuẩn SEO, tăng tốc bán hàng
-
- Hỗ trợ tối ưu cho SEO giúp Website của bạn dễ dàng được tìm kiếm trên các search engine.
- Hỗ trợ tải toàn bộ dữ liệu từ website cũ, giữ nguyên link cũ tránh lỗi 404.
- Dễ dàng lựa chọn thuộc tính sản phẩm.
Dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí
-
- Giao diện thân thiện, thao tác nhanh chóng
- Miễn phí khởi tạo.
- Không giới hạn băng thông, dung lượng.
- Server tốc độ cao.
Công cụ Marketing mạnh mẽ
-
- Tự động gửi email, SMS khi có đơn hàng.
- Hỗ trợ SMS Marketing và Email Marketing.
- Tích hợp Google Analytics, Webmaster Tools.
- Đồng thời Tích hợp Google Feed, Google Shopping, Facebook Feed, …
- Tích hợp chat Facebook Messenger và chat zalo
- Dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả bán hàng, dựa trên hành vi của khách hàng truy cập website.
- Tăng hiệu quả chuyển đổi quảng cáo.
Tích hợp đa dạng
-
- Tích hợp các cổng thanh toán online: Bảo Kim, OnePay, VNPay, 1Pay, Alepay, VTCPay.
- Tích hợp cổng vận chuyển, giúp tính cước và tra cước lịch trình vận đơn tự động.
- Cho phép khách hàng tự lựa chọn dịch vụ vận chuyển.
- Tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng giúp hiển thị số tồn sản phẩm.
- Đồng bộ các chương trình khuyến mãi như chiết khấu, tích điểm, quà tặng… giữa online và offline.
Cung cấp chứng chỉ bảo mật
-
- Cung cấp hàng rào bảo mật là HTTPS và SSL, gIúp mã hoá dữ liệu website của bạn theo tiêu chuẩn quốc tế,
- Mọi thông tin khách hàng của bạn sẽ tránh được mọi nguy cơ tấn công của virus, hacker, giúp đảm bảo 100% cho các giao dịch của khách hàng.
Hỗ trợ hiển thị website đa ngôn ngữ
-
- Cài đặt website hiển thị trên nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Hỗ trợ khách hàng tự dịch nội dung.
- Hỗ trợ dịch tự động.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Thiết Kế Web – Dessite.vn muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu có bất cứ câu hỏi cũng như thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này thì bạn đừng ngần ngại để lại bình luận phía bên dưới hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Từ khóa » Chiến Lược 7p
-
7P Trong Marketing Là Gì? Chiến Lược, Quy Trình Triển Khai
-
7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P 2022 - GTV SEO
-
Marketing Mix 7P Là Gì? Mô Hình 7 Yếu Tố Và Case Study Hiệu Quả ...
-
7P Trong Marketing - Mô Hình Marketing Mix Cho Dịch Vụ
-
7P Là Gì? Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Doanh Nghiệp
-
Mô Hình Marketing 7P Là Gì? Chiến Lược Marketing Mix 7P - HEDIMA
-
Khái Quát Mô Hình Và Chiến Lược 7P Marketing - Brands Vietnam
-
7P Trong Marketing Là Gì? Áp Dụng Mô Hình 7P Marketing Mix 2021
-
Chiến Lược 7P Trong Marketing
-
7P Trong Marketing Mix Là Gì? Áp Dụng Mô Hình 7P Tại Doanh Nghiệp
-
Marketing Mix 7P Là Gì? Cách ứng Dụng 7P Trong Xây Dựng Chiến ...
-
Cách Lập Chiến Lược 7P Trong Marketing Du Lịch Hiệu Quả
-
7P Trong Marketing Là Gì? CASE STUDY Marketing Mix 7p 2022
-
7P Trong Marketing Là Gì? Hiểu Rõ Về Mô Hình Marketing Mix