7P Trong Marketing Là Gì? Hiểu Rõ Về Mô Hình Marketing Mix
Có thể bạn quan tâm
Mục lục [Ẩn]
- 7P trong marketing là gì?
- 1. Product - Sản phẩm
- 2. Price - Giá
- 3. Place - Điểm phân phối
- 4. Promotion - Xúc tiến bán hàng
- 5. People - Con người
- 6. Process
- 7. Physical Evidence - Bằng chứng hữu hình
- Lời kết
7P trong marketing là một thuật ngữ mở rộng từ 4P. Ngoài Product, Price, Place, Promotion thì có thêm People, Physical Evidence và Process. Đây là những yếu tố mà dân marketing bắt buộc phải nằm lòng để giúp doanh nghiệp xác định đúng khách hàng và thị trường mục tiêu. Vậy nên nếu là một người mới tiếp xúc với marketing và muốn tìm hiểu từ những thuật ngữ đơn giản nhất. Hãy đọc kỹ về 7P trong marketing được trình bày chi tiết ở bài viết sau đây.
7P trong marketing là gì?
7P trong marketing là một từ được viết tắt từ 7 cụm từ khác nhau. Cụ thể
- Product: Sản phẩm
- Price: Giá
- Place: Điểm phân phối
- Promotion: Xúc tiến bán hàng
- People: Con người
- Process: Quy trình
- Physical Evidence: Bằng chứng hữu hình
Mục tiêu khi xây dựng mô hình 7P chính là chiến lược marketing mix. Nghĩa là tạo ra nhiều yếu tố khác nhau để doanh nghiệp có thể kết hợp các yếu tố đó khi bán hàng sao cho bán đúng sản phẩm, đúng giá, phân phối đúng nơi, đúng thời điểm cho đúng khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Marketing là gì? Doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không có marketing?
Chi tiết về ý nghĩa của từng P sẽ được hiểu như sau
1. Product - Sản phẩm
Product có nghĩa là sản phẩm, nó có thể là sản phẩm hữu hình dưới dạng hàng hóa hoặc vô hình dưới dạng dịch vụ. Trong marketing mix mục tiêu của doanh nghiệp là phải tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ.
Để làm được điều đó, người làm marketing cần nghiên cứu kỹ về thị trường, khách hàng mục tiêu và vòng đời của sản phẩm. Vòng đời của 1 sản phẩm gồm 4 giai đoạn như sau.
- Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm ra thị trường
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng. Thị trường và khách hàng biết đến và bắt đầu sử dụng sản phẩm.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn trưởng thành. Đây là thời điểm sản phẩm được đón nhận nhiều nhất, có nhiều người mua nhất.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn thoái trào. Thời điểm này sản phẩm đã bão hòa với thị trường, ít được đón nhận và phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế.
Một sản phẩm bắt buộc trải qua 4 giai đoạn này khi ra thị trường. Tùy vào chất lượng của sản phẩm và thời gian của mỗi giai đoạn sẽ nhanh hay chậm. Mục tiêu của người làm marketing là kéo dài giai đoạn trưởng thành của sản phẩm và cải tiến sản phẩm sau khi thoái trào.
Xem thêm: Trade marketing là gì? Tổng hợp kiến thức về Trade marketing
2. Price - Giá
P thứ hai của 7P trong marketing là Price. Nó có nghĩa là giá - số tiền người mua phải trả để sở hữu sản phẩm. Người làm marketing cần nghiên cứu kỹ chi phí tạo ra sản phẩm và mức sẵn sàng chi trả của khách hàng mục tiêu. Giá sản phẩm không thể quá thấp hoặc quá cao. Giá thấp sẽ khiến khách hàng lầm tưởng đây là sản phẩm kém chất lượng, giá cao sẽ khiến khách hàng đắn đo khi so sánh với lợi ích thực mà sản phẩm đem lại.
Có một chiến lược giá rất hay được dùng trong marketing là chiến lược giá lướt ván hay còn gọi là market skimming. Khi đó vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bán với giá rất cao để khẳng định chất lượng và thương hiệu. Sau đó giá sẽ giảm dần theo thời gian để mang về doanh thu tối đa.
Apple là một doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá này khi làm marketing rất tốt. Bất kỳ sản phẩm nào của Apple khi ra mắt đều có giá rất cao để người dùng săn đón. Một số người mua thời điểm đầu để khẳng định đẳng cấp, một số người lại mua vào giai đoạn sản phẩm bão hòa để có giá rẻ hơn. Và dù là mua kiểu nào thì Iphone vẫn sẽ bán được hàng.
Giá bán sản phẩm cũng có 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Giá thâm nhập thị trường (thường là rất cao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so với đối thủ)
- Giai đoạn 2: Trượt giá (giai đoạn giá giảm)
- Giai đoạn 3: Giá trung bình (giá ổn định, không tăng cũng không giảm)
3. Place - Điểm phân phối
Điểm phân phối trong marketing thể hiện cho địa điểm mà sản phẩm được bày bán. Tùy vào giá mà sản phẩm sẽ được phân phối ở những nơi khác nhau. Cùng là sản phẩm tiêu dùng nhưng những mặt hàng giá rẻ sẽ được bán được tạp hóa, cửa hàng. Tuy nhiên những sản phẩm giá cao lại được bán ở siêu thị hoặc những trung tâm thương mại lớn.
Chọn được đúng địa điểm phân phối, doanh nghiệp vừa bán được hàng vừa khẳng định được vị thế thương hiệu.
Có 4 chiến lược phân phối bao gồm
- Phân phối chuyên sâu: Phân phối những sản phẩm giá thấp với số lượng lớn. Ví dụ như kẹo cao su, kẹo mút,..
- Phân phối chọn lọc: Sản phẩm chỉ được bán ở một số địa điểm nhất định
- Phân phối độc quyền: Sản phẩm được bán với giá cao và chỉ bán ở một địa điểm duy nhất. Ví dụ như ô tô
- Phân phối nhượng quyền: Sản phẩm được doanh nghiệp giao cho bên thứ ba phân phối với mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như đại lý bán hàng.
Chi tiết về phân phối mọi người đọc thêm ở bài viết: Kênh phân phối là gì? Kiến thức quan trọng về kênh phân phối
4. Promotion - Xúc tiến bán hàng
Promotion là một thuật ngữ bao hàm các hoạt động quảng bá khác nhau cốt để sản phẩm tiếp cận được với khách hàng và bán được hàng. Có 3 hoạt động hay gặp khi quảng bá sản phẩm như sau.
- Quảng cáo: là việc doanh nghiệp chi tiền cho các nền tảng quảng cáo để sản phẩm xuất hiện trước mặt khách hàng mục tiêu. Có thể là biển quảng cáo truyền thống, facebook ads, google ads, youtube ads, zalo ads,...
- Quan hệ công chúng (PR): nó bao gồm các hoạt động triển lãm, hội thảo, dùng thử sản phẩm, kết hợp với người nổi tiếng, KOL,...Mục đích là để sản phẩm kết nối được với khách hàng và lắng nghe được ý kiến của khách hàng về trải nghiệm dùng sản phẩm.
- Quảng cáo truyền miệng: là việc kích thích khách hàng bàn luận và giới thiệu sản phẩm. Khách hàng cũ sẽ giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới.
Trong mô hình marketing mix truyền thống thường chỉ có 4P như trên, tuy nhiên với mô hình 7P trong marketing chúng ta có thêm các khía cạnh như sau.
5. People - Con người
Yếu tố con người trong marketing là nhắc đến nhân sự của doanh nghiệp. Marketer sẽ cần xây dựng chiến lược để hoàn thiện về cả năng lực và thái độ của nhân viên. Bởi đây là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ là tiếng nói của doanh nghiệp và đại diện cho thương hiệu. Một nhân sự tốt cần có đầy đủ kiến thức về sản phẩm và công ty, thái độ với khách hàng tận tình, cởi mở và chuyên nghiệp.
Một doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng con người sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với đối thủ. Từ đó được khách hàng tin tưởng nhiều hơn.
6. Process
P thứ 6 trong 7P là Process. Nó đại diện cho quy trình vận hành của doanh nghiệp từ lúc nghiên cứu sản phẩm, sản xuất sản phẩm và bán sản phẩm. Quy trình càng tinh gọn thì chi phí bỏ ra càng ít, sản phẩm bán được giá càng tối ưu và càng bán được nhiều hàng.
Ví dụ thay vì tính toán sổ sách truyền thống thì chuyển sang phần mềm quản lý bán hàng. Khi đó chỉ cần 1 nhân sự phụ trách quản lý bán hàng, các báo cáo cũng chi tiết hơn, chi phí cho việc bán hàng cũng được giảm thiểu hơn.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất
7. Physical Evidence - Bằng chứng hữu hình
Physical Evidence trong 7P được hiểu là những yếu tố do con người hoặc tự nhiên tạo ra để mang đến cảm xúc tích cực cho khách hàng. Khi đó dịch vụ sẽ dễ dàng được khách hàng yêu thích hơn.
Ví dụ một quán cafe có không gian đẹp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, một doanh nghiệp có chính sách chăm sóc khách hàng tốt sẽ được yêu thích hơn.
Có hai yếu tố tạo nên Physical Evidence là yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo.
- Yếu tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, biển, núi, sông suối, danh lam thắng cảnh,..
- Yếu tố nhân tạo bao gồm cảnh quan không gian, ánh sáng, màu sắc văn phòng, bố cục sắp xếp sản phẩm,...
Mục tiêu khi xây dựng các bằng chứng hữu hình là để tạo dấu ấn thương hiệu với khách hàng. Họ sẽ nhớ đến doanh nghiệp với các đặc điểm liên quan và có thiện cảm với sản phẩm, dịch vụ hơn.
Lời kết
Nhân Hòa đã giải nghĩa chi tiết về 7P trong marketing. Đây là những yếu tố quan trọng khi làm marketing mix. Mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp, mỗi mục tiêu lại có cách kết hợp các P khác nhau. Vì thế bạn cần hiểu rõ cả 7P để vận dụng hiệu quả nhất khi quảng bá thương hiệu hoặc bán hàng. Chúc bạn áp dụng thành công.
Quý khách hàng quan tâm đến các dịch vụ mua tên miền, hosting, thuê máy chủ, ssl giá rẻ, email theo tên miền, vps… của Nhân Hòa xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ + được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Trân Trọng!
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.Facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
Từ khóa » Chiến Lược 7p Trong Marketing
-
7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P 2022 - GTV SEO
-
7P Trong Marketing Là Gì? Chiến Lược, Quy Trình Triển Khai
-
7P Trong Marketing - Mô Hình Marketing Mix Cho Dịch Vụ
-
Marketing Mix 7P Là Gì? Mô Hình 7 Yếu Tố Và Case Study Hiệu Quả ...
-
7P Là Gì? Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Doanh Nghiệp
-
7P Trong Marketing Là Gì? Áp Dụng Mô Hình 7P Marketing Mix 2021
-
Cách Lập Chiến Lược 7P Trong Marketing Du Lịch Hiệu Quả
-
Chiến Lược 7P Trong Marketing
-
7P Trong Marketing Mix Là Gì? Áp Dụng Mô Hình 7P Tại Doanh Nghiệp
-
7P Trong Marketing Là Gì? Phân Tích Mô Hình 7P Marketing & Ví Dụ
-
7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P Năm 2022
-
Mô Hình Marketing 7P Là Gì? Chiến Lược Marketing Mix 7P - HEDIMA
-
Marketing Mix 7p Là Gì? Cách áp Dụng Chiến Lược 7P Trong ...
-
Khái Quát Mô Hình Và Chiến Lược 7P Marketing - Brands Vietnam