Mô Hình Marketing 7P Là Gì? Chiến Lược Marketing Mix 7P - HEDIMA
Có thể bạn quan tâm
Mô hình marketing 7P đang là chiến lược được nhiều doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa, được phát triển trên mô hình marketing 4P nổi tiếng, mô hình quảng cáo này cụ thể và bao quát hơn, giúp doanh nghiệp có thể định vị chính xác thương hiệu trên thị trường.
Table of Contents
- 1. Mô hình marketing 7P là gì?
- 2. 7 yếu tố tạo nên mô hình marketing 7P
- 2.1. Product (sản phẩm)
- 2.2. Price (giải pháp giá trị, chi phí)
- 2.3. Place (phân phối và bán hàng)
- 2.4. Promotion (quảng bá thương hiệu)
- 2.5. People (nhân sự, cổ đông, khách hàng)
- 2.6. Process (quy trình cung ứng, chuyên nghiệp hóa)
- 2.7. Physical evidence (điều kiện cơ sở vật chất)
- 3. 6 bước của mô hình marketing 7P
- Tạm kết
1. Mô hình marketing 7P là gì?
Mô hình marketing 7P là một chiến thuật hữu ích giúp các doanh nghiệp có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình và tiếp cận gần hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng. Mô hình marketing 7P được phát triển từ mô hình 4P kinh điển với những sự thay đổi để phù hợp hơn với thị trường thời điểm hiện tại.
Việc áp dụng hiệu quả và chính xác mô hình marketing 7P sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nhanh chóng thích ứng và thay đổi phù hợp với tác động môi trường xung quanh.
2. 7 yếu tố tạo nên mô hình marketing 7P
2.1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là yếu tố được xếp đầu tiên, bởi nó quyết định trực tiếp đến sự lựa chọn của khách hàng. Không ai sẽ lựa chọn sản phẩm mà mình không cần hoặc không đáp ứng nhu cầu về tính năng.
Sản phẩm trong mô hình marketing 7P có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa. Do đó, phải đảm bảo được sản phẩm sau khi thiết kế và sản xuất ra, cần đáp ứng đúng nhu cầu và theo kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường.
Trong quá trình phát triển sản phẩm, marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm mà họ đang tạo ra, với 4 giai đoạn chính:
Điều quan trọng là phải không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu khi nó chuẩn bị bước qua giai đoạn thoái trào.
2.2. Price (giải pháp giá trị, chi phí)
Giá cả trong mô hình marketing 7P là một thành phần không thể thiếu, vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty.
Mức giá đặt ra cần cân bằng để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khác. Chính sách về giá luôn giúp định hình nhận thức về sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng. Khi họ so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh, nếu giá thấp hơn họ thường cho rằng sản phẩm chất lượng kém hơn. Tuy nhiên, nếu giá quá cao sẽ khiến chi phí vượt xa lợi ích trong mắt khách hàng.
Khi đặt giá cho sản phẩm, các marketer nên xem xét giá trị cảm nhận mà sản phẩm cung cấp. Dựa trên chiến lược Market – Skimming – Định một mức giá sản phẩm thật cao khi tung ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa. Với 3 chiến lược chính:
- Giá thâm nhập thị trường (Market Penetration Price)
- Thị Trường trượt giá (Skimming price)
- Giá trung tính
2.3. Place (phân phối và bán hàng)
Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách tiện lợi, hiệu quả nhất và ngược lại. Quá trình này được gọi là chiến lược phân phối hai chiều. Ngoài ra, còn một số chiến lược khác như: phân phối chuyên sâu, độc quyền, chọn lọc và nhượng quyền.
Để phát triển chiến lược phân phối của mình, các marketer cần trả lời các câu hỏi về 3 vấn đề chính:
- Địa điểm bán – Khách hàng tìm thấy dịch vụ/ sản phẩm ở đâu? Những loại cửa hàng nào khách hàng tiềm năng thường đi đến?
- Cách thâm nhập – Làm thế nào để truy cập các kênh phân phối khác nhau?
- Chiến lược bán hàng – Cần một lực lượng bán hàng hùng hậu hay không? Có cần tham dự hội chợ thương mại? Hay có nên xây dựng kênh bán hàng online?
2.4. Promotion (quảng bá thương hiệu)
Quảng bá thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hay đưa ra lời hứa với khách hàng một cách sáng tạo. Quảng cáo thường được thực hiện thông qua nhiều phương thức truyền thông khác nhau: TVC, radio, print media, facebook hay trên internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
Hiện nay, hầu hết các nguồn lực marketing đều tập trung vào quảng cáo trực tuyến. Để tạo được chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào để gửi thông điệp marketing cho các khách hàng tiềm năng của bạn?
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá sản phẩm?
- Tiếp cận đối tượng tiềm năng và người mua thông qua TVC hay social media sẽ tốt hơn?
- Chiến lược quảng bá của đối thủ là gì?
2.5. People (nhân sự, cổ đông, khách hàng)
Nhân viên của công ty rất quan trọng trong hoạt động marketing vì mỗi cá nhân sẽ là người tạo nên thương hiệu chung của doanh nghiệp, cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gây dựng mỗi ngày.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu cho công ty. Thái độ của mỗi nhân viên sẽ quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Do vậy, mọi nhân viên dù ở bộ phận hỗ trợ, dịch vụ khách hàng, copywriter hay lập trình viên,.. đều cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
2.6. Process (quy trình cung ứng, chuyên nghiệp hóa)
Process là một trong những yếu tố quan trọng của mô hình marketing 7P. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ ra ngoài thị trường. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp hay công ty cần áp dụng được 3 quy trình về công nghệ, điện tử và các hoạt động trực tiếp, gián tiếp với đối tượng khách hàng của mình. Thực hiện tốt quy trình này giúp giảm thiểu được sai sót, phối hợp hiệu quả cung ứng và thu về những phản hồi tốt từ khách hàng.
3 quy trình về công nghệ, điện tử và các hoạt động trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng đến việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ trong marketing 7P:
Đồng thời, quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian nhanh chóng và đúng với thỏa thuận sẽ nâng cao giá trị thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong mắt khách hàng. Hơn thế nữa, khách hàng sẽ giới thiệu dịch vụ của bạn với nhiều người hơn.
2.7. Physical evidence (điều kiện cơ sở vật chất)
Sản phẩm trong dịch vụ là vô hình, nhưng nó cần được kết hơp với các yếu tố hữu hình để tạo nên chất lượng, thương hiệu và trải nghiệm người dùng tốt.
Điều kiện về cơ sở vật chất ảnh hưởng khá nhiều đến uy tín và cách đánh giá về chất lượng dịch vụ có tốt hay không. Cơ sở vật chất có thể là không gian tiếp đón khách hàng, các trang thiết bị phục vụ, giấy tờ, chứng nhận liên quan,… Điều này không những giúp khách hàng an tâm và tin tưởng hơn, mà còn là bộ mặt để đánh giá về doanh nghiệp.
Physical evidence là một trong những yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng, tạo cảm nhận tốt khi sử dụng dịch vụ.
3. 6 bước của mô hình marketing 7P
Tạm kết
Được kết hợp giữa mô hình truyền thống và những yếu tố mới hiện đại, mô hình marketing 7P nhanh chóng thể hiện được vai trò của mình. Các doanh nghiệp có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng. Đồng thời, xây dựng chiến lược cạnh tranh với đối thủ.
Tài liệu tham khảo
- https://margroup.edu.vn/mo-hinh-marketing-mix/
- https://marketingmix.co.uk/
- https://marketingmix.co.uk/marketing-mix-7ps/
Từ khóa » Chiến Lược 7p Trong Marketing
-
7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P 2022 - GTV SEO
-
7P Trong Marketing Là Gì? Chiến Lược, Quy Trình Triển Khai
-
7P Trong Marketing - Mô Hình Marketing Mix Cho Dịch Vụ
-
Marketing Mix 7P Là Gì? Mô Hình 7 Yếu Tố Và Case Study Hiệu Quả ...
-
7P Là Gì? Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Doanh Nghiệp
-
7P Trong Marketing Là Gì? Hiểu Rõ Về Mô Hình Marketing Mix
-
7P Trong Marketing Là Gì? Áp Dụng Mô Hình 7P Marketing Mix 2021
-
Cách Lập Chiến Lược 7P Trong Marketing Du Lịch Hiệu Quả
-
Chiến Lược 7P Trong Marketing
-
7P Trong Marketing Mix Là Gì? Áp Dụng Mô Hình 7P Tại Doanh Nghiệp
-
7P Trong Marketing Là Gì? Phân Tích Mô Hình 7P Marketing & Ví Dụ
-
7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P Năm 2022
-
Marketing Mix 7p Là Gì? Cách áp Dụng Chiến Lược 7P Trong ...
-
Khái Quát Mô Hình Và Chiến Lược 7P Marketing - Brands Vietnam