8 Bệnh Da đầu Thường Gặp: Cách Nhận Biết Và điều Trị Dứt điểm

cac benh ve da dau

Các bệnh da đầu thường gặp

Khi thấy da đầu ngứa ngáy, bong tróc, nhờn rít, viêm da, thì rất có thể bạn đang đối mặt với một trong những bệnh lý về da đầu sau đây:

1. Bệnh viêm nang tóc (viêm chân tóc)

Viêm nang tóc là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở chân tóc. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào có lông, râu, tóc nhưng thường là ở da đầu hay cằm (ở đàn ông), nách, vùng lông mu. Viêm nang tóc sẽ tạo ra những chấm đỏ quanh chân tóc gây ngứa hoặc đau rát. (1)

Nguyên nhân là do da quá nhờn, do cạo râu, do đổ mồ hôi quá nhiều làm tắc nghẽn các nang lông như: đội mũ quá kín làm bí bách da đầu trong suốt thời gian dài, da đầu nóng ẩm và vệ sinh kém… Điều này dễ đưa đến bội nhiễm vi trùng hay vi nấm. Viêm nang tóc có thể gây tổn thương cho nang tóc, gây rụng tóc vĩnh viễn. Viêm nang tóc sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong trường hợp nhẹ, một số trường hợp nặng sẽ phải dùng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn.

2. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã gồm 2 loại là viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và viêm da tiết bã ở người lớn, thường gặp ở người lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân của tình trạng này chưa xác định rõ, viêm da tiết bã nhờn có màu vàng, nhờn rít trên da đầu và lớp da bên dưới có màu đỏ. Trường hợp bệnh nhẹ, da đầu chỉ xuất hiện thành từng cụm trên da đầu, nếu nặng có thể nổi vảy và mẩn đỏ lan toả. Bệnh có thể gây ngứa hoặc không.

Tuy nhiên, đây không phải là bệnh nhiễm trùng. Bệnh thường gặp ở người nhiễm HIV rất nặng. Đối với viêm da tiết bã, cần dùng các loại dầu kháng nấm hoặc sát trùng nhẹ và sử dụng kem hoặc gel bôi steroid nhẹ để điều trị, song lưu ý, bệnh thường có xu hướng tái phát. (2)

benh da dau

Viêm da tiết bã nhờn có màu vàng, nhờn rít trên da đầu và lớp da bên dưới có màu đỏ

3. Bệnh gàu

Gàu là bệnh về da đầu khá phổ biến, và được xem là tình trạng sinh lý bình thường khi lớp da đầu bị bong tróc, tạo thành những vảy nhỏ li ti. Các tế bào này sẽ thay thế bằng các tế bào da đầu mới khác, thời gian tế bào bong tróc chỉ tồn tại trong 2-3 tuần. Bệnh gàu tuy không ảnh hưởng đến sức khoẻ, không lây nhiễm, nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, gây phiền toái, mất tự tin trong cuộc sống.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra gàu trên da đầu như: Ít gội đầu, các tế bào chết và dầu không được loại bỏ thường xuyên, hoặc có thể da đầu bị nhạy cảm, kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc. Ngoài ra, do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, thời tiết hanh khô cũng là điều kiện tốt giúp gàu sinh sôi.

Bệnh không có cách chữa trị mà có thể kiểm soát bằng cách thường xuyên gội đầu, có thể dùng các loại dầu gội chuyên trị gàu. Gàu sẽ biến mất sau một vài tuần.

4. Nấm da đầu

Nấm da đầu do một số loại nấm gây ra tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy, và làm rụng tóc. Bệnh gây tổn thương trên da đầu, và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm da đầu, vảy nến, bong tróc… Nguyên nhân gây nấm ở da đầu thường là do chăm sóc tóc chưa đúng cách và thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh như: lười gội đầu, để tóc ẩm ướt để đi ngủ, giường gối không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc tiếp xúc với động vật mà không rửa tay kỹ…

Với trường hợp nhẹ, bệnh chỉ cần gội đầu hàng ngày với dầu gội chống nấm hoặc dầu gội pha với Sulfide để loại bỏ nấm. Trường hợp nặng, người bệnh phải cắt hết vùng tóc, dùng nước diệt nấm bội tại vùng bị nấm hoặc có thể kết hợp với kháng sinh toàn thân giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Không nên cào mạnh vùng da bị nấm vì có thể bội nhiễm vi khuẩn.

5. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh viêm da đặc trưng do sự gia tăng tốc độ luân chuyển tế bào da. Bệnh xuất hiện dưới dạng mảng dày trên da đầu, có màu hồng và được phủ bởi các vảy bạc. Các mảng da tổn thương dọc theo chân tóc, từ trán đến hai bên da đầu và gây ngứa. Khi vảy dày lên có nguy cơ trầy xước quá mức ảnh hưởng đến nang lông và sẽ gây rụng tóc. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, cần thăm khám để có phương pháp điều trị như dùng kem bôi đặc trị, sử dụng tia laser hoặc uống thuốc từ sớm để tránh da đầu bị tổn thương quá nhiều.

benh ve da dau

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da đầu do hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu

6. Bệnh á sừng

Á sừng được xem là bệnh viêm da cơ địa, có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những người thường xuyên với môi trường ô nhiễm, khói bụi… là đối tượng có nguy cơ cao. Bệnh gây ra tình trạng bong tróc, ngứa ngáy và tạo vảy, y như gàu trên da đầu. Song, bệnh á sừng thường lây lan xuống trán, mặt, gáy và thậm chí có thể lây lan ra toàn thân. Bệnh á sừng gây tổn thương da đầu khiến nang tóc bị tổn thương, làm tóc dễ gãy rụng.

Triệu chứng của bệnh á sừng khá giống với bệnh vảy nến da dầu nên dễ bị nhầm lẫn. Tốt nhất, khi thấy da đầu có biểu hiện bất thường thì cần thăm khám để kiểm tra và điều trị đúng hướng từ sớm. Bệnh thường điều trị bằng thuốc kết hợp với kem bôi. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa các loại hoá mỹ phẩm như xà phòng, chất tẩy rửa, khói thuốc, xăng dầu… là những yếu tố sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

7. Hắc lào

Bệnh hắc lào trên da đầu là bệnh nhiễm nấm, tạo nên những vết tròn trên da hình thành các cụm mụn mủ, viêm hạch bạch huyết và làm rụng tóc, ngứa ngáy bị dị ứng da đầu. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan sang nhiều điểm khác trên da đầu. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em. Đây là bệnh truyền nhiễm, có tính lây lan khi dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, chăn gối, tiếp xúc nơi đông người, môi trường ẩm ướt là điều kiện tốt cho bệnh lây lan. Tuy nhiên, hắc lào xuất hiện trên da đầu thường khó phát hiện và điều trị khó khăn hơn các vị trí khác trên cơ thể. Khi thấy da có tình trạng ngứa ngáy thì nên thăm khám, tư vấn và kê đơn thuốc, liều dùng thường kéo dài 2-3 tháng.

8. Chốc lở

Đây là bệnh nhiễm trùng da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Bệnh do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây nên. Khi da bị tổn thương, trầy xước, vi khuẩn sẽ thâm nhập ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, kể cả da đầu gây ra các bệnh lý về da đầu. Đặc biệt, thường những loại vi khuẩn này có tính chất lây lan do tiếp xúc qua da, hay những vật dụng có giọt bắn của người bệnh.

Bệnh chốc lở xuất hiện vết loét đỏ trên da vỡ ra, để lại lớp vỏ màu vàng nâu. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra các mụn nước lớn, chứa đầy chất lỏng vỡ ra và để lại vết loét. Những vết loét và mụn nước này thường ngứa và có thể đau. Bệnh có tính chất lây lan nên người bệnh cần tránh xa nơi đông người, rửa tay thường xuyên và dùng băng kín để che vết loét lại. Bệnh thường điều trị bằng kem, thuốc hoặc tiêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Các bệnh về da đầu có nguy hiểm không?

Nhìn chung đa số các bệnh về da đầu có tính chất lành tính, và gần như không ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, đây là những bệnh lý về da gây ra những khó chịu, phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, và tâm lý, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bị dị ứng da đầu có những mảng lốm đốm trên da đầu, mái tóc trở nên mỏng yếu, không còn vẻ bồng bềnh, hấp dẫn…

Cách điều trị bệnh da đầu hiệu quả

 Để điều trị các bệnh về da đầu hiệu quả, cần xác định rõ bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị các bệnh lý về da đầu thường có những cách chủ yếu sau đây:

1. Điều trị các bệnh da đầu bằng phương pháp dân gian

  • Dùng vỏ bưởi

Tinh dầu từ vỏ bưởi có chứa nhiều dưỡng chất như pectin, naringin (một loại glucozid), và nhiều vitamin A và C… không chỉ có công dụng nuôi tóc chắc khỏe, kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc mà giúp da đầu “thải độc”, làm sạch vi khuẩn, chất bã nhờn nhờ có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch da đầu hiệu quả . Điều này giúp loại bỏ gàu, nhờn bết, nấm trên da đầu, giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh về tóc và da đầu.

Cách làm: Có thể dùng vỏ bưởi tươi và khô đều được. Dùng vỏ bưởi rửa sạch rồi nấu với nước sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp, để nước nguội và gội đầu. Lưu ý, vừa gội đầu vừa massage da đầu nhẹ nhàng, thực hiện 2-3 lần mỗi tuần, giúp da đầu được thư giãn, loại bỏ những triệu chứng ngứa ngáy hay các mầm bệnh đang trú ẩn trên da đầu.

di ung da dau

Vỏ bưởi giúp cải thiện các bệnh da đầu và chăm sóc tóc chắc khỏe

  • Sử dụng bồ kết

Đây là nguyên liệu quen thuộc trong phương pháp chăm sóc da đầu lâu đời của chị em phụ nữ. Quả bồ kết có chứa hoạt chất saponin, nên có khả năng tính kháng khuẩn, kháng viêm, diệt tận gốc các vi khuẩn gây nấm da đầu, ngăn ngừa quá trình hình thành nấm trên da đầu. Vì vậy, dùng quả bồ kết để gội đầu không chỉ làm làm sạch da đầu, loại bỏ gàu, làm mượt tóc mà còn giúp trị nấm,các loại bệnh về da đầu và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.

Cách làm: Sử dụng bồ kết nguyên trái, phơi khô, nướng thơm và cho nước nấu sôi, vớt bã, dùng nước để gội đầu. Dùng nước bồ kết pha với chút nước lạnh và dùng để gội. Có thể kết hợp bồ kết với một số thảo dược khác như hương nhu, chanh, sả giúp tóc thêm bóng mượt, sạch gàu, chống oxy hoá, nhiễm khuẩn, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Lưu ý, khi chọn bồ kết nên chọn quả lành lặn, không bị sâu bệnh và không nướng cháy sẽ làm mất công dụng của bồ kết. Nên duy trì gội đầu bồ kết đều đặn 3-4 lần/ tuần để đạt được hiệu quả.

  • Sử dụng muối biển

Sử dụng muối biển để trị các bệnh trên da đầu được xem là biện pháp đơn giản mang lại hiệu quả tận gốc được nhiều người tin dùng. Muối có tính kháng khuẩn, vì vậy có thể giúp làm sạch da đầu, vi khuẩn, hay nấm mốc bám trên da đầu.

Cách làm: Dùng 3 thìa muối hoà tan trong nước, rồi dùng dung dịch muối loãng để gội đầu. Trong quá trình gội đầu nên kết hợp với massage nhẹ nhàng để làm sạch kỹ càng da đầu. Sau đó, xả tóc lại với nước thường và làm khô tóc như bình thường. Ngoài ra, có thể sử dụng chai nước muối sinh Nacl 0.9% để gội đầu. Nên duy trì thực hiện 3-4 lần mỗi tuần để đạt được kết quả.

2. Điều trị các bệnh về da đầu bằng Tây y 

Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp dân gian ở những trường hợp nhẹ, với những trường hợp nặng cần phải sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Tuỳ các bệnh lý về da đầu cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp, có thể kết hợp thuốc thoa bên ngoài và thuốc uống. Với một số trường hợp bệnh nấm da đầu nhẹ, thông thường sẽ sử dụng các loại thuốc bôi như: Clotrimazol, Ketoconazol, Miconazol, Fluconazole, Naftifine…Nếu nặng hơn thì có thể kết hợp với uống.

Tuy nhiên, lưu ý khi sử dụng đường uống các loại thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, đau bụng. Thuốc nên dùng trong bữa ăn nhiều chất béo để cơ thể hấp thụ tốt hơn. Trường hợp bệnh nặng nếu nấm da đầu xuất hiện bội nhiễm, cần bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ kết hợp với kháng sinh toàn thân nếu cần thiết. Việc sử dụng thuốc gì và liều lượng ra sao cần theo chỉ định của bác sĩ.

di ung da dau

Điều trị các bệnh da đầu bằng thuốc cần tham vấn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

3. Điều trị các bệnh về da đầu bằng Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây và các phương pháp dân gian giúp trị các bệnh về da đầu, thì sử dụng các bài thuốc Đông y an toàn, ít tốn kém hơn nên được nhiều người quan tâm.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Xuyên văn, tân di, đàn hương, công đinh hương, linh lăng thảo với số lượng bằng nhau.

Cách làm: Cho tất cả những nguyên liệu này nấu với 3 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Để nước nguội và thì dùng để gội đầu. Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần giúp tóc làm sạch tóc, loại bỏ vi nấm, cải thiện da đầu khỏe mạnh, giúp giảm tổn thương da đầu.

Bài thuốc 2 

Nguyên liệu: Linh địa, ngưu hội, ké mần trầu, khương hoàng với số lượng như nhau

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu ở trên vào nồi, chế khoảng 1 lít nước sắc cho đến khi cô đặc lại. Sau đó, hàng ngày lấy thuốc này thoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng cho thuốc thấm vào da đầu để da không bị kích ứng. Bài thuốc này giúp chống nấm, chống viêm và làm lành nhanh các vết thương do nấm.

Cách chăm sóc, phòng ngừa các bệnh về da đầu

Các bệnh về da đầu xuất hiện có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Có thể do thói quen xấu, vệ sinh kém, môi trường sống không đảm bảo, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, lây nhiễm vi nấm từ động vật. Nếu do yếu tố chủ quan thì cần thay đổi. Bên cạnh đó, cần có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về da đầu như sau:

1. Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với sức khỏe toàn thân, mà còn cả da đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nếu cơ thể thiếu hụt một trong nhóm dưỡng chất như sắt, vitamin… có thể gây rụng tóc, làm tóc xơ rối và các bệnh về tóc và da đầu. Đặc biệt, chú ý ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Nhóm thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa… Các chất này giúp tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật, nhiễm trùng. Ngoài ra, cần hạn chế các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê… là những yếu tố khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.

cac loai benh ve da dau

Cần chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất giúp cơ thể và da đầu khỏe mạnh

2. Hạn chế dùng quá nhiều hóa chất lên da đầu

Việc dùng dầu gội chứa độ tẩy gàu cao, thường xuyên dùng gel vuốt tóc, thuốc nhuộm tóc quá nhiều sẽ làm tổn thương da đầu. Khi bị các bệnh về tóc và da đầu nên hạn chế sử dụng các hoá chất, không sử dụng dầu gội và dầu xả có nhiều hoá chất tạo bọt, nhiều mùi, chất tạo màu bắt mắt. Nên thay thế bằng các loại dầu gội có tính chất dịu nhẹ, và có tham khảo một số dầu gội đặc trị cho da đầu. Lưu ý, nên gội đầu bằng nước ấm, kết hợp với massage nhẹ nhàng để loại bỏ gàu, lớp vảy bong tróc. Luôn sấy khô tóc khi đi mưa về và trước khi đi ngủ, không nên đội mũ quá chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh trên da đầu.

3. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và cả sức khoẻ da đầu, việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cho quá trình phục hồi của da đầu diễn ra nhanh hơn. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ khiến da đầu khô nứt, gây khó khăn trong việc điều trị, đồng thời kéo theo những cơn ngứa ngáy dai dẳng và liên tục. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung 2-3 lít nước (tùy theo cân nặng và hoạt động của mỗi người). Có thể sử dụng thêm các loại nước trái cây giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

4. Tránh những tác nhân gây hại

Bên cạnh các biện pháp ăn uống, bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài, để giúp da đầu khỏe mạnh, thì cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như: khăn lau mặt, lược chải tóc, mũ đội đầu, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, nên giặt chăn màn thường xuyên để diệt vi nấm. Khi có dấu hiệu bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, ngăn ngừa quá trình tổn thương da đầu.

Song song đó, mọi người nên chủ động bổ sung các tinh chất từ thiên nhiên đã được nghiên cứu khoa học chứng minh an toàn và hiệu quả. Hiện nay, đang có sản phẩm kết hợp cân bằng thần kinh nội tiết và bổ sung vitamin cùng các tinh chất quý khác giúp ổn định độ ẩm cho da đầu, kích hoạt tế bào mầm tóc phát triển những sợi tóc phát triển khỏe đẹp. Bằng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử và công nghệ chiết xuất hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công sản phẩm Qik Hair.

cac benh ly ve da dau va cach dieu tri qik hair

Qik Hair phát triển thành 2 công thức chuyên biệt: CLI-α dành cho nam và CLI-β dành cho nữ giúp da đầu khỏe mạnh, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, tóc mọc nhanh và chắc khỏe

Với thành phần 100% tinh chất thiên nhiên, Qik Hair phát triển thành 2 công thức chuyên biệt: CLI-α dành cho nam và CLI-β dành cho nữ giúp tăng cường dinh dưỡng cho tóc, cân bằng thần kinh nội tiết, giảm tác động của các yếu tố gây hại (căng thẳng, stress, môi ,trường ô nhiễm, hóa chất làm tóc…), giúp da đầu khỏe mạnh, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, tóc mọc nhanh và chắc khỏe.

banner dat hang qik hair pc
qikhair-dsk
banner dat hang qik hair mb
qikhair-dsk

Ngoài yếu tố các bệnh về da đầu, thì rụng tóc còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như: mất cân bằng nội tiết tố, tuổi tác, ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là vitamin, thường xuyên thức khuya, stress, lạm dụng hoá chất, hoá mỹ phẩm để chăm sóc tóc và làm đẹp, điều trị phóng xạ trên da đầu… Vì vậy, cần có biện pháp nuôi dưỡng tóc từ bên trong để có thể chăm sóc “môi trường” sống của tóc một cách hoàn hảo nhất.

Từ khóa » Các Bệnh Lý Về Da đầu